Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nghiên cứu - Trao đổi 11/04/2025 14:16
Ngày 7/6/1911, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân lên đất Pháp. Người chứng kiến ở nước Pháp cũng có những người đói rách nghèo khổ như ở xứ sở của mình. Người nói với một người bạn: “Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của nước họ trước khi đi “khai hoá” chúng ta?” . Sau đó, trên cuộc hành trình đi đến các nước tư bản tiên tiến nhất lúc bấy giờ là Pháp, Mỹ, Anh, Đức… và nhiều nước thuộc địa trên thế giới đến đâu, Người cũng thấy cảnh khổ cực của người dân dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị.
Trên Báo L’Humanité (Nhân đạo) ra ngày 25/7/1922, trong thư gửi toàn quyền Đông Dương Albert Sarrau, Người phê phán và châm biếm về hạnh phúc giả dối của thực dân Pháp khi thực hiện chính sách cai trị đối với nước ta và các nước thuộc địa. Người viết: “Dưới quyền cai trị của ngài, dân An Nam đã được hưởng phồn vinh thật sự và hạnh phúc thật sự, hạnh phúc được thấy nhan nhản khắp trong nước, những ty rượu và ty thuốc phiện, những thứ đó song song với những sự bắn giết hàng loạt, nhà tù, nền dân chủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh hiện đại, đã làm cho người An Nam tiến bộ nhất châu Á và sung sướng nhất trần đời”.
![]() |
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Người nhận định sâu sắc, toàn diện về Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 rằng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới” . Bởi vậy, Người nhấn mạnh: “Chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc” .
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã đập tan xiềng xích của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào chế độ quân chủ phong kiến thối nát trên đất nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội” . Do đó, Người khẳng định: “Đó là một cuộc thay đổi cực kì to lớn trong lịch sử của nước ta” .
Trong một buổi nói chuyện với đồng bào trước khi sang thăm Pháp (30/5/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân” .
Muốn cho Nhân dân ấm no và hạnh phúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người nói một cách giản dị, dễ hiểu: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc thì chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho Nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một cuộc đời hạnh phúc”, “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho Nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” và “Chế độ cộng sản là ai cũng no ấm, sung sướng, tự do; ai cũng thông thái và có đạo đức. Đó là một xã hội tốt đẹp vẻ vang” . Do đó, khi miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng đời sống no ấm và hạnh phúc cho Nhân dân” .
Bởi vậy, sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta tiếp tục giương cao hơn nữa ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa là tiến bộ, khoa học và nhân văn. Cho nên, phấn đấu cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cũng chính là phấn đấu cho con người có được cuộc sống ngày càng hạnh phúc.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã nêu rõ những đặc trưng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta xây dựng. Đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và Nhân dân ta trong những thập kỉ tới. Thực hiện thắng lợi Cương lĩnh này, đất nước ta nhất định trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc.
Trong bài “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (4/8/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng chỉ rõ: “Chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với truyền thống tốt đẹp, khí phách và tinh hoa của dân tộc, không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; với bản lĩnh, kiên định lí tưởng cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; được Nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ, công cuộc đổi mới đất nước nhất định giành thắng lợi to lớn, Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no, đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, hùng cường, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra và di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cũng là ước vọng của toàn dân tộc “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”...”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Tốc độ tăng GDP năm 2024 đạt 7,09%, nâng quy mô GDP nền kinh tế lên mức 11.512 ngàn tỉ đồng, tương đương khoảng 476 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD/người, tăng 377 USD so với năm 2023. Trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 786,3 tỉ USD, tăng 15,4% so với năm trước.
Hiện nay, đất nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu là kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.