Kỉ niệm 153 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2023):

V.I.Lênin với tầm nhìn đổi mới và sáng tạo

Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Tầm nhìn đổi mới và sáng tạo của V.I.Lênin thể hiện rõ nhất từ việc Người lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau đó là sự thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu xóa bỏ chế độ người bóc lột người...
Trong bài “Gửi nông dân nghèo” được viết năm 1903, V.I.Lênin khẳng định, phương sách duy nhất để làm cho Nhân dân lao động hết cùng khổ, là thay đổi từ dưới lên trên, chế độ hiện nay trên toàn quốc và lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đầu thế kỉ XX, nước Nga đã chuyển lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc nhưng lại mang nhiều tàn tích của chế độ phong kiến. Về nông nghiệp, 30.000 địa chủ chiếm 70 triệu đề-xi-a-tin (1 đề-xi-a-tin = 1,09 ha) và bản thân Nga hoàng và gia đình, họ hàng chiếm đến 7 triệu đề-xi-a-tin. Trong khi đó, nông dân Nga chiếm 4/5 dân số nhưng 65% số hộ ở nông thôn là bần nông, không có ruộng đất. Về công nghiệp, vào năm 1913, dù là một đất nước chiếm 1/6 diện tích thế giới nhưng tổng sản lượng công nghiệp của nước Nga chỉ chiếm 4% tổng sản lượng công nghiệp thế giới và đứng thứ 5 thế giới, sau các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức. Hầu như tất cả các ngành công nghiệp chủ yếu của Nga nằm trong tay tư bản nước ngoài và ngay từ năm 1890 tư bản nước ngoài chiếm tới 47% vốn đầu tư ở Nga. Công nhân ở Nga chiếm 10% dân số, năm 1913 là 12 triệu, trong đó 3,1 triệu là công nhân đại công nghiệp nhưng bị giới chủ bóc lột nặng nề nên đời sống hết sức cực khổ.

V.I.Lênin với tầm nhìn đổi mới và sáng tạo

Ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. V.I.Lênin nhấn mạnh cuộc cách mạng này đã “mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa”2.

Ngày 8/11/1917, V.I.Lênin được Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết. Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần III đã thông qua “Tuyên ngôn về quyền lợi Nhân dân lao động và bị bóc lột” khẳng định nước Nga là một nước xã hội chủ nghĩa với mục tiêu xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Đối với giai cấp công nhân và nền công nghiệp, vào ngày 14/11/1917, V.I.Lênin đã kí “Điều lệ về chế độ kiểm soát của công nhân”. Theo đó, công nhân được quyền kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp đến giao thông, vận tải và xí nghiệp, hợp tác. Vào ngày 28/6/1918, Sắc lệnh quốc hữu hoá toàn bộ nền đại công nghiệp được ban hành. Tới đầu tháng 9/1918 đã có hơn 3.000 xí nghiệp công nghiệp được quốc hữu hoá. Trong “Sáng kiến vĩ đại” được viết năm 1919, V.I.Lênin nhận định: “Chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là năng suất lao động cao hơn (so với năng suất lao động dưới chế độ tư bản) của những công nhân tự nguyện tự giác, liên hợp với nhau, sử dụng kĩ thuật hiện đại”3.

Coi trọng việc nâng cao năng suất lao động, V.I.Lênin khẳng định: “Xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ mới... Chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại hẳn và sẽ bị đánh bại hẳn vì chủ nghĩa xã hội tạo ra năng suất lao động mới cao hơn nhiều”4. Trong “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” được viết năm 1918, V.I.Lênin cho rằng, phải nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng Nhân dân; nâng cao tinh thần kỉ luật, kĩ năng lao động, tính khéo léo của người lao động. Bên cạnh đó, V.I.Lênin nhấn mạnh về việc thi đua trong lao động và sản xuất. Trong bài “Tổ chức thi đua như thế nào” được viết năm 1918, V.I.Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội không những không dập tắt thi đua, mà trái lại, lần đầu tiên đã tạo ra khả năng áp dụng thi đua một cách thật sự rộng rãi, với một quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả năng thu hút thật sự đa số Nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài năng Nhân dân sẵn có cả một nguồn vô tận, những tài năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén, bóp nghẹt mất hàng nghìn hàng triệu. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi chính phủ xã hội chủ nghĩa đang cầm quyền, là phải tổ chức thi đua”5.

Năm 1920, Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia Điện khí hóa toàn Nga (GOELRO). V.I.Lênin đưa ra một khẳng định nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc... Chỉ khi nào nước ta đã điện khí hóa, chỉ khi nào công nghiệp, nông nghiệp và vận tải đã đứng vững trên cơ sở kĩ thuật của đại công nghiệp hiện đại, thì lúc đó, chúng ta mới có thể đạt được thắng lợi hoàn toàn”6. V.I.Lênin cũng khẳng định: “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp”7. Theo V.I.Lênin: “Việc đặt nền móng cho sự thực hiện kế hoạch điện khí hóa vĩ đại là cái sẽ cho phép chúng ta khôi phục nền đại công nghiệp và ngành vận tải trên một quy mô và một cơ sở kĩ thuật khiến có thể hoàn toàn và vĩnh viễn chiến thắng nạn đói kém, cảnh nghèo cùng”8.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của V.I.Lênin, nước Nga Xô viết là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào Ngày Quốc tế Lao động (1/5). Nước Nga Xô viết cũng đã quy định số giờ làm việc là 8 tiếng mỗi ngày cũng như nhiều phúc lợi xã hội khác cho người lao động.

Để nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Nội chiến và can thiệp của 14 nước tư bản chủ nghĩa, tại Đại hội Đảng Cộng sản (Bolshevik) Nga lần thứ X (1921), V.I.Lênin đề ra “Chính sách kinh tế mới” (NEP) để thay thế “Chính sách cộng sản thời chiến” đã không còn phù hợp. Với nông nghiệp, nhà nước thay thế việc trung thu lương thực bằng việc đóng thuế lương thực. Sau khi nộp thuế, nông dân có toàn quyền mang lương thực dư thừa trao đổi trên thị trường. Với công nghiệp, trả lại cho chủ cũ những xí nghiệp nhỏ đã bị nhà nước tịch thu trước đó. Cho phép các nhà tư bản trong nước và nước ngoài mở các nhà máy và xí nghiệp. Với thương nghiệp, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi. Với tài chính tiền tệ, mở lại Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó là việc cải cách tiền lương, ban hành chế độ tiền thưởng. “Từ nước Nga của Chính sách Kinh tế mới sẽ nảy sinh nước Nga xã hội chủ nghĩa”9 - V.I.Lênin nhận định. Kết quả, năm 1921, vụ thuế lương thực đầu tiên đạt 90%. Từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực - thực phẩm.

Đến năm 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập. V.I.Lênin được bầu làm Chủ tịch Hội đồng dân uỷ Liên Xô. Đánh giá về V.I.Lênin, Alexandra Kolontai (1872-1952), nhà ngoại giao nổi tiếng của Liên Xô khẳng định: “Có những cá nhân - hiếm thấy trong lịch sử loài người - là sản phẩm của một chuyển biến lớn lao đã chín muồi, đã tô đẹp cho cả một thời đại. Trong số những người vĩ đại về tinh thần và ý chí đó là Vlađimia Ilích Lênin... Như ở một tiêu điểm, Người đã tập hợp vào trong mình tất cả những cái gì của Cách mạng là nghị lực, là hùng mạnh, không ủy mị trong phá bỏ cái cũ và rất kiên quyết trong xây dựng cái mới”10.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 289

2 V.I. Lênin: Toàn tập, tập 44, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.184-185

3 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 39, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 25

4 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 25

5 V.I. Lênin: Toàn tập, tập 35, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 234

6 V.I. Lênin: Toàn tập, tập 26, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 57

7 V.I. Lênin: Toàn tập, tập 44, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva , 1978, tr. 11

8 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 43, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 266

9 V.I. Lênin: Toàn tập, tập 44, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 358

10 Dẫn theo Ths. Trần Hà Uyên, “Học tập và noi theo tấm gương của V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày 22/4/2011.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật

Tin khác

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 2: Rào cản trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 1: Những rào cản trong tổ chức lại bộ máy

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế nước ta đã có nhiều thành tựu.

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lí tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn
Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại
Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình
Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động