Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Theo văn bằng gia phả của nhà đền cùng tư liệu của các nhà nghiên cứu sử học nước ta còn lưu lại, đền thờ được vua Đinh Bộ Lĩnh xây cất bằng chất liệu gỗ vào khoảng năm 968 - sau khi ông dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi vua, tự xưng là Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Tràng An địa linh nhân kiệt sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thuộc vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Dân thường gọi là Đền Nội Lâm (Đền ở trong rừng).
Đền đá cổ thời Trần ở khu danh thắng Tràng An, Ninh Bình.
Đền đá cổ thời Trần ở khu danh thắng Tràng An, Ninh Bình.

Đền Nội Lâm thờ Đức Thánh Quý Minh Đại vương và phu nhân của Ngài là Hoàng phi Quý nương với mong muốn nương nhờ uy danh của Đức Thánh để trấn trạch theo 4 hướng huyết mạch Đông-Tây-Nam-Bắc bảo vệ vùng đất Cố đô. Đức Thánh Quý Minh Đại vương là một trong 3 anh em đều có công giúp Vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) chống giặc ngoại xâm, chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, mang lại ấm no hạnh phúc cho muôn dân và đều được dân phong Thánh, phong Thần là Đức Tản Viên Sơn Thánh (một trong tứ vị Thánh bất tử theo truyền thuyết của dân tộc ta) và Đức Thánh Cao Sơn Đại vương. Đức Thánh Quý Minh Đại vương được Vua Hùng Duệ vương giao trấn ải vùng đất Sơn Nam và được các triều vua qua nhiều triều đại sắc phong Thượng Đẳng Thần, được dân khắp nơi dựng miếu, đền thờ phụng.

Đến đời Trần, ngôi đền đã bị đổ nát theo thời gian nên vào khoảng năm 1228, vua Trần Thái Tông cho xây dựng lại hoàn toàn bằng chất liệu đá xanh nguyên khối lấy từ Núi Nhị ở tỉnh Thanh Hóa để có chỗ tiếp tục phụng thờ Đức Thánh Quý Minh Đại vương, tạo điều kiện cho dân trong vùng thực hiện các hoạt động tín ngưỡng trong những năm tháng nhà Trần lui về hành cung Vũ Lâm ở xã Ninh Hải chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt. Trải qua gần 800 năm, ngôi đền vẫn còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay nên đền có tên gọi là Đền Trần hoặc gọi đầy đủ là Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An.

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Quy mô đền thờ không lớn và có kiến trúc kiểu chữ “Nhị”- chữ Hán. Tòa ngoài (tiền bái) gồm 3 gian, 2 dĩ. Mái nhà uốn vòm cong, bên trong là các phiến đá xanh làm trần. Tòa tiền bái có 2 hàng cột đá còn nguyên bản từ thời xây dựng. Hàng thứ nhất gồm 4 cột đá xanh nguyên khối có kích thước 20x16 cm, cao 1,47m. Mặt ngoài 4 cột đều chạm lộng, chạm thông phong theo tích “Tứ linh” Long-Li-Quy-Phượng. Long (Rồng) đại diện cho quyền lực, quyền uy; Li (Lân) đại diện cho sự may mắn, cát tường; Quy (Rùa) đại diện cho sự trường tồn, vĩnh cửu; Phượng là loài chim hiện còn xuất hiện ở vùng đất này - thể hiện cho sự quyền quý, thanh tao, thoát tục. Ngoài hình Tứ linh còn có hình mây, sóng nước, cá chép hóa Long, sư tử chầu cùng các hình chim muông hoa lá. Những hình chạm rất sắc nét, tinh xảo và đều là hình chạm nổi cao từ 3-10 phân. Hai mặt bên của cột đá chạm khắc các đôi câu đối cũng rất sắc nét, bay bổng có tính nghệ thuật điêu luyện.

Các nhà nghiên cứu sử học nước ta cho rằng, những hình Tứ linh, chim thú cỏ cây hoa lá cùng câu đối chạm khắc trên ban thờ, trên các cột đá, xà ngang, mái hiên, bậc cửa… không chỉ sắc nét mà còn rất thanh thoát, bay bổng và đó chính là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật độc đáo rất đặc sắc thể hiện trình độ điêu luyện của các nghệ nhân dân gian chạm khắc đá thuở ấy.

Tòa hậu cung có ban thờ bằng đá xanh nguyên khối tam cấp, bên trên có hai Long cung, bên trong Long cung đặt tượng Quý Minh Đại vương và phu nhân của Ngài là Hoàng phi Quý nương. Tượng Quý Minh Đại vương ở tư thế ngồi trên bệ, tay phải cầm chùy, tay trái đặt trên đùi. Tượng phu nhân Hoàng phi Quý nương cũng ở tư thế ngồi với gương mặt hiền hậu, tay phải cầm quạt chéo qua bụng, tay trái úp xuống đầu gối. Bên phải Đền Trần có ban thờ lộ thiên thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Lễ hội đền Trần vào ngày 18/3 âm lịch hằng năm. Vào ngày lễ hội, từng đoàn thuyền rước nối đuôi nhau trên sông Sào Khê, đoàn kiệu lễ lộng lẫy nghi trượng rước dài men theo vách núi trong tiếng chiêng, tiếng trống vang lừng và nghi lễ trang nghiêm tại Đền Trần tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Quý Minh Đại vương, cầu mong Đức Thánh phù hộ độ trì cho Quốc thái - Dân an, mùa màng tươi tốt bội thu, muôn dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội cũng nhằm giáo dục sâu sắc truyền thống đấu tranh giữ nước, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ dân tộc Việt Nam đoàn kết đấu tranh bảo vệ từng tấc đất muôn đời ông cha để lại.

Khúc Văn Quý

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động