Tích hợp văn hóa Đông - Tây với lí tưởng XHCN - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Tích hợp Văn hoá Đông - Tây với lí tưởng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở truyền thống văn hoá dân tộc, phải kể đến anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969)...

Điều đó được thể hiện ở tính cộng đồng sâu sắc. Ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, nhưng Người vẫn giữ nguyên tình cảm quê hương, gia tộc, giọng quê xứ Nghệ, xa quê hơn nửa thế kỉ khi về lại vẫn nhớ và nhận ra người bạn thường cùng câu cá thuở ấu thơ… Suốt cuộc đời, Người luôn thể hiện lối sống hài hòa, giản dị, trọng tình, kính già mến trẻ, quý trọng phụ nữ, chung thủy với bạn bè, chan hoà với thiên nhiên và rất yêu thơ ca… Hồ Chí Minh mang dấu ấn cả Nho - Phật - Đạo, xuất thân từ một gia đình nho giáo nên Người đã học hỏi ở Nho giáo quan niệm về vai trò quan trọng của giáo dục cải tạo con người. Chúng ta bắt gặp không ít ở bài nói, viết của Người có trích dẫn hoặc vận dụng câu nói của Khổng Tử. Tinh thần nhân ái từ bi của Phật giáo. Lối sống coi nhẹ hình thức của Lão giáo. Đó là cách ăn - mặc - ở. Người bộc lộ ước mơ rất Việt Nam và rất Lão Trang: “Sau khi hoàn thành trách nhiệm… Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với danh lợi...”1.

Cuộc sống thanh đạm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội ở nhà sàn trong vườn cây, bên ao cá là sự hiện thực hóa một phần ước muốn đó. Người luôn bộc lộ khuynh hướng tư duy tổng hợp và trực giác. Người rất thích tóm gọn phép ứng xử trong một vài từ: Đường lối đoàn kết, cách sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Độc lập tự do hạnh phúc… Kết hợp nhuần nhuyễn lối tư duy tổng hợp của truyền thống văn hoá nông nghiệp phương Đông với phương pháp tư duy phân tích dựa trên lí tính của văn hoá truyền thống phương Tây. Phối hợp cả lối sống cộng đồng coi trọng tập thể của truyền thống Việt Nam với lối sống phương Tây, coi trọng cá nhân con người. Thể hiện qua phong cách điều tra tỉ mỉ và cách trình bày, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục trong hàng loạt bài phóng sự, bút chiến, tiểu phẩm, truyện kí của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu và tiên phong trong việc trọng dụng nhân tài, trí thức cho công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội,v.v... Hồ Chí Minh còn là người Việt Nam đầu tiên tiến lên một mức xa hơn là tích hợp các giá trị Văn hoá Đông - Tây với tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lênin để giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói với một nhà báo: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước chúng tôi. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.2

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tầm nhìn rộng lớn, đề ra và giải quyết nhiều vấn đề vượt trước thời đại. Người đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc, được Đại hội đồng UNESCO họp năm 1990 quyết định công nhận là: “Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá”. Người thấu hiểu vai trò của trí thức, nên từ năm 1946, Người đã trân trọng mời trí thức Việt kiều về xây dựng đất nước.

Ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, trong bộn bề công việc, Người vẫn chú trọng đến phát triển nền giáo dục toàn dân. Theo Người “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “dốt cũng là một thứ giặc”. Ngày 4/10/1945, Người phát động phong trào Bình dân học vụ. Ba năm sau đó, vào ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi Thi đua ái quốc trước quốc dân, đồng bào, Người đã chỉ rõ “ Mục đích của Thi đua ái quốc là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Từ năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động “Tết trồng cây”. Thực chất là trồng cây gây rừng để bảo vệ môi sinh và giữ cân bằng sinh thái.

Trên tinh thần dung hợp truyền thống, trong Sách lược vắn tắt của Đảng 1930, Nguyễn Ái Quốc đã đề ra đường lối đoàn kết rộng rãi toàn dân và xác định: “Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi về phía vô sản giai cấp”. Chính nhờ có đường lối này mà Người đã tập hợp, thu hút được nhiều nhân sĩ, trí thức lớn cùng toàn dân vượt qua hiểm nguy của thời điểm “Vận mệnh dân tộc ngàn cân treo sợi tóc” để rồi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945), sau đó Người cùng với toàn Đảng lãnh đạo Nhân dân ta đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chấn động thế giới và đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Khả năng tích hợp ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là một đặc điểm rõ rệt mà nhiều báo chí thế giới đã nêu. Tóm lược về sự tích hợp Văn hoá Đông - Tây ở con người Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo Asahi Nhật Bản viết: “Điều làm cho Cụ Hồ trở thành một lãnh tụ quần chúng tuyệt vời là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN”3.

Nghị quyết UNESCO ghi rõ: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và… thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”4.

1. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr.161-162.

2. “Hồ Chí Minh truyện”, Trương Niệm Thức dịch, Nxb Tam Liên, Thượng Hải, tháng 6/1949

3. CAND.COM/ Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

4. Tại khoá họp từ ngày 20/10/1987 đến ngày 20/11/1987, UNESCO ra Nghị quyết “Về việc kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Nguyễn Hoài Sơn - Nguyễn Bá Thuyết

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.
Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Tin khác

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.
Xem thêm
Phiên bản di động