Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Nghiên cứu - Trao đổi 14/05/2025 14:55
Trong Thư gửi cán bộ ngành Y tế nhân ngày 27/2/1955, Bác nêu ba nội dung hết sức quan trọng của ngành y tế, đó là: Phải thật thà đoàn kết; Thương yêu người bệnh; Xây dựng nền y học nước nhà.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960) khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là mục tiêu cao quý của các ngành y tế và thể dục thể thao dưới chế độ ta” .
Vào đêm giao thừa Tết Tân Sửu 1961, Bác đến thăm và chúc Tết gia đình Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam - bác sĩ Hồ Đắc Di (1900-1984) và gia đình Thứ trưởng Bộ Y tế - bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982). Bác sĩ Hồ Đắc Di nhớ lại: “Bác dạy Lương y phải như từ mẫu... Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, dân tộc, đại chúng!”.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 21/3/1960. |
Bác sĩ Tôn Thất Tùng cho biết: “Năm 1962, tôi được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động… Nghĩ lại, nếu quả tôi đóng góp chút gì về khoa học, chính là nhờ tôi biết học và hành bài học đoàn kết của Bác Hồ. Tôi hiểu rằng sự nghiệp khoa học bao giờ cũng là sự nghiệp tập thể. Người làm công tác khoa học, phải học cách phối hợp, phối hợp rất tài tình các binh chủng khác nhau, như Bác Hồ đã tập hợp trí, dũng của dân ta, đưa dân ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Ngày 25/10/2023, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Với quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, Chỉ thị hướng tới mục tiêu: Phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở; nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở.
Nhân dịp kỉ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết với tiêu đề “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”; đã đánh giá: “Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam mở rộng diện bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện, đến nay đã đạt mức 93,35% (năm 1993 mới chỉ là 5,4%); đồng thời tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kì 2021-2030, tầm nhìn 2050 mở ra hướng đi mới trong phát triển hệ thống y tế quốc gia. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030: Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kì; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Tầm nhìn đến năm 2050: Mạng lưới cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương đủ năng lực đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân tương đương với nước phát triển, thu nhập cao. Tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô của các cơ sở y tế, mở rộng mạng lưới bệnh viện chuyên khoa ung bướu, tim mạch, sản/sản nhi, lão khoa, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, truyền nhiễm, sức khỏe tâm thần. Hình thành một số cơ sở y tế hiện đại ngang tầm quốc tế. Xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao. Phấn đấu đạt 45 giường bệnh, 10.000 dân, 35 bác sĩ, 10.000 dân, từ 4 đến 5 dược sĩ, 10.000 dân, 90 điều dưỡng, 10.000 dân; tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 25% tổng số giường bệnh.
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1987/QĐ-BYT về kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025. Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng đang triển khai tiêm vắc xin phòng 11 bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm gồm: Viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae týp b, sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do vi rút rota.
Bộ Y tế cũng phấn đấu năm 2025, không có ca vi rút bại liệt hoang dại, 100% huyện đạt tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh, tỉ lệ mắc sởi dưới 5/100.000 người; tỉ lệ mắc bạch hầu dưới 0,1/100.000 người...
Từ năm 2023, lần đầu tiên tại Việt Nam, trẻ đến độ tuổi đi học sẽ được rà soát tiền sử tiêm chủng, nếu chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi sẽ được tiêm bù liều, giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh. Năm 2025, chương trình sẽ triển khai trên toàn quốc.
Trước đó, nước ta đã chủ động sản xuất được nhiều loại vắc xin phòng bệnh. Nước ta đã sản xuất thành công kháng sinh Pénicilline (1950), vắc xin phòng bệnh đậu mùa (1961), vắc xin Sabin phòng bại liệt (1961), vắc xin phòng cúm mùa 4 type (2021)... Vắc xin tả uống của Việt Nam phát triển từ công nghệ được Thụy Điển chuyển giao và Việt Nam cũng là quốc gia nghiên cứu, sản xuất được vắc xin này từ sớm. Năm 2000-2001,Việt Nam tiếp tục chuyển giao miễn phí công nghệ này cho Viện Vắc xin Hàn Quốc; và từ đó một công ty của Ấn Độ đã có bản quyền sản xuất vắc xin tả uống xuất khẩu khắp thế giới.
Nước ta đã thanh toán thành công các dịch bệnh nguy hiểm: Đậu mùa (1978), bại liệt (2000), dịch hạch (2002), uốn ván sơ sinh (2005). Nước ta là một trong những nước khống chế thành công dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng). Nước ta cũng ngăn chặn thành công những bệnh truyền nhiễm mới nổi: Cúm A/H7N9 (Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus cúm A/H7N9 lây từ gia cầm sang người), Ebola (Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra), MERS-CoV (Hội chứng hô hấp Trung Đông - một bệnh hô hấp cấp tính nặng do coronavirus MERS gây ra). Dịch bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam cũng tiếp tục được kiểm soát. Việt Nam cùng với Anh, Đức, Thụy Sỹ là 4 quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới.