Thấy bị “trói” sao chưa tìm cách “mở”?!

Kỳ họp Quốc hội lần này, qua các buổi chất vấn và trả lời chất vấn được truyền hình trực tiếp, củ tri cả nước nói chung và những người cao tuổi nói riêng hài lòng những nội dung chất vấn rộng mở sát với thực tế của đời sống xã hội; và phần trả lời cũng thẳng thắn, đa số đáp ứng được thắc mắc của cử tri. Đặc biệt phần tranh luận khá cởi mở, người hỏi “đeo bám” đến cùng, hơi tiếc là bị thiếu thời gian theo quy định.
Thấy bị “trói” sao chưa tìm cách “mở”?!

Đại biểu Quốc hội chất vấn

Ảnh: Thư viện Quốc hội

Thấy bị “trói” sao chưa tìm cách “mở”?!

Các đại biểu Quốc hội trao đổi bên lề họp Quốc hội

Ảnh: Thư viện Quốc hội

Hậu chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường, có nhiều người cao tuổi bàn luận, trao đổi cũng khá “nóng” về nhiều vấn đề, trong đó có việc của các cơ quan tố tụng: Thấy bị “trói” sao chưa tìm cách “mở”?! Đó là do không rút được hồ sơ ở Tòa, nên tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm, Giám đốc thẩm (GĐT) của TAND Tối cao và VKSND Tối cao còn thấp, không đạt chỉ tiêu QH giao?

Trong phiên chất vấn ngày 6/11, nhiều đại biểu cũng chất vấn việc tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị tái thẩm, GĐT của TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao còn thấp, không đạt chỉ tiêu QH giao.

Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí khẳng định “Nếu hồ sơ viện rút được, chúng tôi có thể đạt tỉ lệ theo yêu cầu của QH. Nhưng có những hồ sơ chúng tôi đề nghị rút nhiều lần vẫn không rút được thì chúng tôi cũng phải chấp nhận”.

Không đồng tình, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng nếu lấy lý do không rút được hồ sơ nên tỉ lệ giải quyết đơn kháng nghị tái thẩm, GĐT thấp là “chưa thấy hết trách nhiệm của viện”.

Trả lời, ông Trí nói hồ sơ nằm tại tòa, tòa không cho rút thì không làm được. “Tôi không có quyền to hơn chánh án, nên không thể nói trách nhiệm hay không trách nhiệm chỗ này” - ông Trí nói. Và ông Trí cũng thẳng thắn viện dẫn rằng, quá trình thụ lý giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, tái thẩm, theo thông tư liên tịch giữa tòa và viện (đã có thời tiền nhiệm) là có ưu tiên cho tòa được rút hồ sơ.

Tuy nhiên, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng, việc không chuyển được hồ sơ không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị GĐT, tái thẩm cao hay thấp.

Và ông Bình cho biết năm 2020, ngành Tòa án nhận được 435 đơn yêu cầu chuyển hồ sơ của VKS. Phần lớn yêu cầu này tòa đã chuyển hồ sơ theo đúng quy định. Thừa nhận có một số chưa chuyển được hồ sơ nhưng ông Bình đặt vấn đề: “Nếu tòa án chuyển hết 435 yêu cầu này thì tình hình có được cải thiện hay không, vì 435 yêu cầu so với con số hơn 16.000 đơn yêu cầu GĐT là con số rất nhỏ, không đáng kể”. Trả lời câu hỏi vì sao một số trường hợp tòa án không chuyển được hồ sơ theo yêu cầu của VKS, ông Bình cho biết theo quy định, việc giải quyết đơn của dân phải trên cơ sở hồ sơ gốc, không được sử dụng hồ sơ phôtô. Trong khi đó, mỗi bản án chỉ có một bộ hồ sơ gốc nhưng có tám cơ quan giải quyết đơn GĐT (TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao; TAND Cấp cao, Viện KSND Cấp cao ở ba nơi là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh).

“Nếu hồ sơ Viện KSND Tối cao yêu cầu đang được Viện KSND Cấp cao thụ lý thì buộc phải chờ VKSND Cấp cao thụ lý xong mới có hồ sơ chuyển cho Viện KSND Tối cao. Thực tế cũng có một số trường hợp các tòa án không chuyển kịp hồ sơ, chúng tôi sẽ có kiểm điểm và có chấn chỉnh”, Chánh án TAND Tối cao cho hay.

Như vậy, nguyên nhân của việc “chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội giao” đã được thẳng thắn chỉ rõ. Nếu việc có thỏa thuận liên tịch mà làm chậm giải quyết nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của cử tri, thì phải điều chỉnh; và truy nguyên quy định “mỗi bản án chỉ có một bộ hồ sơ gốc, nhưng có tám cơ quan giải quyết yêu cầu phải có bản gốc”, đang là vấn đề đặt ra. Sao đã thấy bị “trói” sao chưa tìm cách “mở”?

Gia Tuệ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giàu nghèo tuổi già

Giàu nghèo tuổi già

Nói đến giàu nghèo, người ta sẽ nghĩ, giàu là tiền bạc nhiều, đi xe đẹp, ở nhà sang, cuộc sống sung sướng, đầy đủ. Còn nghèo, thì tiền bạc thiếu thốn, đói ăn, đói mặc, ở nhà lá, nhà thuê, cuộc sống chật vật, khốn khó, lam lũ suốt ngày đêm.
Thời gian còn lại

Thời gian còn lại

Có ai đó từng nói: “Tuổi tác chỉ là một con số”, câu nói này không hẳn là sai, bởi ở một góc độ nào đó ta có thể trì hoãn được tác động của thời gian nhưng cuối cùng ai rồi cũng già đi, vậy nên hãy yêu bản thân nhiều hơn, sống thoải mái hơn.
Đừng đợi

Đừng đợi

Trong cuộc sống, vì đợi mà nhiều người lãng phí cả đời.
Đừng để mất mới nuối tiếc

Đừng để mất mới nuối tiếc

Chúng ta, ai cũng bị cuộc đời va đập mà sinh ra thay tính, đổi nết. Đời người, có muôn vàn ngã rẽ, nhưng cũng có những lúc phân vân không biết đi đâu, về đâu.
Lo cho mình

Lo cho mình

Có không ít người khi bước sang tuổi già đã tích lũy cho bản thân một số tài sản đáng kể, vì thế họ không lo tiền bạc, chỉ cần tận hưởng những tháng ngày còn lại của cuộc đời. Nhưng một số khác lại không được như thế, nhất là những NCT ở nông thôn, họ phải bươn chải để sống từng ngày.

Tin khác

Lòng tham

Lòng tham
Tham lam không phải là bản chất của con người. Người xưa có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người lúc mới sinh ra, thuần khiết như tờ giấy trắng, trái tim nhân hậu, thiện lương. Lòng tham lớn dần lên theo năm tháng, qua những bể dâu mà mỗi người gặp phải.

Tuổi già, độ chín của đời người

Tuổi già, độ chín của đời người
Đời người khi bước vào tuổi già đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống. Rất nhiều người có được sự giàu sang và địa vị, nhưng cuối đời khi nằm trên giường bệnh mới thở than: “Tôi tiếc là không dành nhiều thời gian cho bản thân, và gia đình”; hay “Tôi hối hận đã không kiểm soát được hành vi của chính mình”.

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo
Dưới ánh nắng len lỏi qua nhưng tán cây chiều tàn, thấp thoáng bóng dáng gầy gò lưng cong, bà Nguyễn Thị Ba, 76 tuổi, men từng con hẻm nhỏ ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bán từng tờ vé số. Ít ai biết rằng, người phụ nữ tảo tần ấy còn là một bà giáo thầm lặng, gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.

Vợ chồng già

Vợ chồng già
Cả đời ta làm lụng vất vả để lo cho gia đình và nuôi dạy con cái khôn lớn, thời gian vút qua, ngoảnh lại tuổi đã xế chiều, nhìn qua, nhìn lại, giờ chỉ còn vợ chồng già trong ngôi nhà sớm tối bên nhau.

Hãy luôn nở nụ cười để cuộc đời vui hơn

Hãy luôn nở nụ cười để cuộc đời vui hơn
Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.

Hội NCT Việt Nam nỗ lực triển khai hiệu quả Kết luận 58 của Ban Bí thư

Hội NCT Việt Nam nỗ lực triển khai hiệu quả Kết luận 58 của Ban Bí thư
Thực hiện Kết luận 58/TW ngày 23/6/2023 (Kết luận 58) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức và hoạt động của Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam; Ban Thường vụ Trung ương Hội đã phối hợp triển khai đến các địa phương và có văn bản chỉ đạo Hội NCT các cấp phối hợp, tham mưu với cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Hãy yêu lấy mình

Hãy yêu lấy mình
Trong cuộc sống, “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không ai giống ai, nhà có kinh tế khá giả, thì sống theo kiểu người có tiền; nhà nghèo khó, thì sống theo kiểu người ít tiền.

Những bài học cuộc đời

Những bài học cuộc đời
Cho đến giờ, câu chê miệt, nhận định: "Đồ nhà quê", "Quê mùa", "Quê thế"... vẫn là ranh giới phân biệt những lớp người trong xã hội qua dáng vẻ, ăn mặc, tập quán. Thực tế, đa số người thành phố đều gốc gác từ tỉnh lẻ, nông thôn.

Về người đời

Về người đời
Sống ở đời, không tranh giành mới là từ bi, không tranh cãi là trí tuệ, không dục vọng mới là thanh tịnh, biết tha thứ là khoan dung, biết đủ là giàu nhất. Hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, đó là niềm hạnh phúc.

Bàn về chữ thọ

Bàn về chữ thọ
Trong Hán Nôm, chữ Thọ được viết như sau: 壽 nghĩa là sống lâu. Chiết tự ra, chữ Thọ được ghép bởi các bộ: sĩ 士, chữ công , chữ nhị 二, chữ khẩu 口 và chữ thốn 寸.

Cuộc sống tự do của tuổi già

Cuộc sống tự do của tuổi già
Chúng ta, ai cũng có tuổi thơ, tuổi thanh xuân, có thời trung niên và đến lão niên. Cuộc đời có nhiều giai đoạn, lúc hồn nhiên vô tư, sôi nổi, lúc chín chắn, nghiêm túc, lúc trầm mặc, hoài niệm. Tuổi già là ở đoạn cuối của cuộc đời, lúc này ta mới thấu rõ hơn về nhân tình thế thái.

Muốn thảnh thơi lúc tuổi già

Muốn thảnh thơi lúc tuổi già
Nếu muốn tuổi già được sống thảnh thơi, chớ quên lưu lại “4 đường lui” cho bản thân.

Hút thử... nguy thật!

Hút thử... nguy thật!
Anh bạn tôi có cháu trai là Minh đang học cuối bậc THCS. Một hôm, đi làm về, anh thấy Minh cùng với mấy bạn đang phì phèo khói thuốc.

Niềm vui tuổi già

Niềm vui tuổi già
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều chuyện tác động đến bộ não của chúng ta, dù là vô tình hay cố ý cũng mang đến nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Chuyện vui vẻ thì ít, chuyện bực mình thì nhiều...

Nỗi buồn của tuổi già

Nỗi buồn của tuổi già
Việc con cái hiếu thuận với ba mẹ tưởng như “đề tài” quá cũ nhưng vẫn là vấn đề càn phải bàn trong đời sống hiện nay.
Xem thêm
Bình Thuận: Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 11 bị can là cựu lãnh đạo các sở, ngành

Bình Thuận: Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và 11 bị can là cựu lãnh đạo các sở, ngành

Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án KĐT du lịch biển Phan Thiết do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi
Tìm thấy nạn nhân cuối cùng bị mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Tìm thấy nạn nhân cuối cùng bị mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Sáng 27/4, Công an và các lực lượng chức năng đã tìm kiếm được nạn nhân cuối cùng bị mất tích do chìm thuyền tại sông Chanh thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Hàng nghìn người dự khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024

Hàng nghìn người dự khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024

Đông đảo người dân và du khách đã tham dự chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) năm 2024.
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký quyết định về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Phiên bản di động