Đọc sách “Văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986” của PGS.TS Trần Thị Trâm:

Thành công về tư duy và cái nhìn mới

“Văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986” là tựa đề cuốn sách chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn của PGS. TS Trần Thị Trâm. Sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Tác giả là cựu giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nên nghiên cứu của bà nghiêng về thực tế và có chất báo chí nhiều hơn. Khi xuất bản cuốn sách này, PGS.TS Trần Thị Trâm có tư duy và cái nhìn rất mới, tạo nên thành công trên lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian, với tràn ngập chất liệu thực tế cuộc sống…
Cuốn sách chia ra làm hai phần chính: Phần một nhan đề “Văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986”, là phần chuyên luận. Phần hai nhan đề “Một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986 (thành ngữ, tục ngữ, ca dao, truyện cười), là phần sưu tầm, tuyển chọn.

Cuốn sách là một công trình nghiên cứu công phu, có lớp lang và hơi thở cuộc sống. Tại cuộc tọa đàm về tác phẩm, do Hội đồng lí luận phê bình văn học, Hội Nhà văn TP Hà Nội tổ chức mới đây, nhà thơ Nguyễn Thị Mai nhận xét: “Có thể nói, đây là công trình đầu tiên sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian sau năm 1986 một cách nghiêm túc, bài bản, phong phú, độc đáo và phần lí luận được viết khá sâu sắc…”. Nhà văn Phùng Văn Khai thì tỏ ra xúc động: “Không thể nào ngờ một người rất chỉn chu, nghiêm túc từ bề ngoài tới công việc như PGS.TS Trần Thị Trâm lại vô cùng hăm hở viết chuyên luận và sưu tầm, tuyển chọn rất thành công với “Văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986…”. TS Đỗ Anh Vũ thì cho rằng, cuốn sách là: “Một dòng chảy từ quá khứ tới tương lai…”. PGS.TS Vũ Nho khẳng định, đây là cuốn sách độc đáo, do mốc năm 1986 là thời kì đất nước bắt đầu xóa bỏ quan liêu bao cấp, mở cửa kinh tế, là thời điểm có nhiều biến chuyển mạnh, khác biệt rất lớn với các thời kì trước. TS Nguyễn Thị Huệ bày tỏ lòng khâm phục, bởi sự dày công sưu tầm, gom góp, tuyển chọn những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, truyện cười của tác giả. Bên cạnh đó là sự đánh giá khá toàn diện về sự vận động và phát triển của văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986…

PGS.TS Trần Thị Trâm nhận hoa tặng trong buổi tọa đàm về cuốn sách, do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức.
PGS.TS Trần Thị Trâm (thứ 2 bên phải sang) nhận hoa tặng trong buổi tọa đàm về cuốn sách, do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức.

Bản thân PGS.TS Trần Thị Trâm là cựu giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nên cách tiếp cận trong quá trình nghiên cứu của bà theo hướng biến những tư liệu thành giáo trình giảng dạy. Nhà thơ Nguyễn Thị Mai nhận định, phần chuyên luận là những nghiên cứu kĩ lưỡng, từng viết thành giáo trình giảng dạy, nay được bổ sung, phát triển. Phần chuyên luận được tác giả đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu công phu, có sự so sánh đối chiếu đồng đại, lịch đại, luận cứ rõ ràng… làm nên giá trị cần thiết nhất của cuốn sách. Từ thực tiễn, tác giả tìm ra được đặc điểm khác biệt của dòng văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986, đó là về tác giả và công chúng, theo đó tác giả chứng minh: “Sự thay đổi về trình độ của công chúng, sự tăng cường về cơ cấu tri thức trong lực lượng sáng tác, là nguyên nhân chủ yếu tạo nên cho văn học dân gian hiện đại một diện mạo khác biệt so với truyền thống”.

Tại cuốn sách này, tác giả đi sâu phân tích khái niệm folklore, trong đó folk có nghĩa đại chúng, Nhân dân; lore nghĩa là trí tuệ, trí khôn; tổng thể của khái niệm folklore được hiểu là kiến thức, trí tuệ của Nhân dân, của đại chúng. Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm về văn hóa dân gian và cấu trúc của nó, trong đó có văn học dân gian, là những sáng tác mang tính đại chúng và sự phát triển mạnh mẽ văn học dân gian sau năm 1986, là sự phản ánh chân thực tiến trình phát triển của xã hội.

Kết luận cho phần chuyên luận, PGS.TS Trần Thị Trâm khẳng định: “Văn học dân gian Việt Nam sau 1986 đang phát triển mạnh mẽ, tốc độ, phong phú, đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp. Chúng tồn tại dưới hai hình thức: Những tác phẩm độc lập trong đời sống xã hội và rất nhiều mảnh vụn đang hóa thân, rồi tiếp tục tái sinh trong những hình thức văn hóa hiện đại khác: Văn học viết, văn học mạng, báo chí, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Trong những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội mới, so với văn học dân gian cổ truyền, giai đoạn đất nước có chiến tranh (1945 - 1975) và trước thời kì đổi mới (1975 - 1986), văn học dân gian sau 1986 mang những đặc điểm riêng. Đó là sự khác biệt về tác giả và công chúng tiếp nhận, sự thu hẹp về nội dung phản ánh, sự thay đổi về giọng điệu và sự khác biệt về hệ thống thể loại. Từ đầu năm 2020 đến nay, trong điều kiện cả thế giới đang phải trải qua đại dịch Covid-19, diện mạo của văn học có những thay đổi trên các phương diện: Tác giả và công chúng tiếp nhận, nội dung phản ánh, giọng điệu, tốc độ. Nó cũng có những đóng góp không nhỏ và độc đáo cho công cuộc chống dịch và nền văn hóa dân tộc đương thời. Do những ưu thế đặc biệt của mình, dù ở thời đại nào văn học dân gian cũng có vai trò quan trọng, đối với công cuộc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật của đất nước. Trong giai đoạn có tính chất bản lề như hiện nay, văn học dân gian càng trở thành điểm tựa tinh thần, là nội lực của cá tính sáng tạo, giúp mỗi dân tộc tự tin, vững bước đi lên hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại, bởi muốn đi xa phải trở về. Văn học dân gian đang có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của văn học viết, văn học mạng và các loại hình văn hóa khác. Văn học dân gian sau 1896 có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn hóa dân tộc. Cùng với báo chí, văn học dân gian đã có đóng góp to lớn, nếu không muốn nói là đi đầu trong nhiệm vụ khó khăn nhất, là chống tiêu cực, chống lại những hình thức phản văn hóa, để bảo vệ những giá trị truyền thống quý báu, ủng hộ cái mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Là một sân chơi văn hóa dân chủ và hiệu quả, văn học dân gian đã tạo ra được những luồng dư luận, tạo thành những hiệu ứng xã hội lớn, để có thể điều chỉnh hành vi đạo đức của con người”.

Hấp dẫn nhất trong cuốn sách này là phần giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986, gồm: Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, truyện cười. Phần này chứng tỏ tác giả rất kì công và cẩn trọng trong việc thu thập tư liệu. Nói chung, cuốn sách là công trình khoa học khá bổ ích, nhất là dành cho những người hành nghề viết văn, viết báo.

Hoàng Kim

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em… Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm đó không dễ dàng, bởi đâu đó vẫn còn những trẻ em chưa thực sự được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy yêu thương…
Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Bác Hồ, Bác Tôn, tình sâu, nghĩa nặng

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu làm lao công đi tìm đường cứu nước. Một năm sau, cũng tại nơi này, người thợ trẻ Tôn Đức Thắng cũng xuống tàu làm thợ và sang Pháp tìm cách giúp đồng bào mình thoát khỏi kiếp nô lệ, lầm than.
Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Chọn lọc thông tin trong kỉ nguyên số

Mạng xã hội (MXH) là nơi để tìm kiếm thông tin nhanh nhất. Tuy có đủ các loại thông tin nhưng thật giả lẫn lộn, có cả sự bịa đặt hay vu khống. Vấn đề đặt ra là phải hết sức thận trọng khi tiếp nhận thông tin và phải biết chọn lọc thông tin qua MXH...
Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Bác Hồ với việc đọc và học suốt đời

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi cán bộ và Nhân dân đọc sách để nâng cao kiến thức và lí luận cách mạng. Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về việc đọc sách.
Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.

Tin khác

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh
Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”
Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi
80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Xem thêm
Phiên bản di động