Người đàn bà hát trên bục giảng

Giọng ca mượt mà, êm ái cất lên với giai điệu thuộc các thể loại: Chèo, Chầu văn, Quan họ... Nếu không được giới thiệu, không biết trước thì tôi đã nghĩ bà là một nghệ sĩ dòng nhạc dân gian. Thế nhưng không phải vậy, bà nguyên là giảng viên đại học, một nhà nghiên cứu văn học dân gian từng có nhiều công trình khoa học được công bố. Đó là PGS.TS Trần Thị Trâm, nguyên giảng viên bộ môn Văn học dân gian, thuộc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền...

Trong căn phòng khách gọn gàng, xinh xắn tại khu tập thể Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, câu chuyện giữa tôi với bà diễn ra tự nhiên, thoải mái đúng với đề xuất của tôi, tâm tình về chuyện đời, chuyện nghề, cùng những trăn trở, khúc mắc trong cuộc sống. Theo lời kể của bà, quê quán của bà ở Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam. “Tôi ngày xưa học Khoa Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, khóa 1973 - 1977. Năm 1977 tôi ra trường, đáng lẽ vào Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, nhưng Trường Quản lí giáo dục cần đội ngũ giảng viên trẻ, ai thi đỗ đạt thủ khoa được chọn. Có 10 người của 10 khoa được chọn, trong đó có tôi, được đào tạo cán bộ giảng dạy của Trường Cán bộ quản lí”, bà Trâm kể.

Về đó một thời gian bà có tên trong danh sách được cử đi nghiên cứu sinh, nhưng sau thời gian ôn thi, họ thấy bà chưa hết tập sự, nên không cho đi. Bà cười: “Không được đi nghiên cứu sinh, nên ở lại lấy chồng sinh con. Tôi được cử đi học 2 năm về tâm lí giáo dục, để giảng dạy cho các cán bộ quản lí. Điều này rất khó cho những người trẻ tuổi như tôi”. Bà Trâm cho biết, học xong 2 năm về tâm lí giáo dục, bà được cử làm trợ lí cho Hiệu trưởng, nhưng trên thực tế thì được cử việc gì làm tốt việc đó. Rồi bà được mời về Xuân Hòa dạy đại học, nhưng gia đình không đồng ý, nên được giới thiệu sang Trường Tuyên huấn Trung ương, tiền thân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. “Đơn giản như vậy đó, tôi về đó giảng dạy, rồi thấy gắn bó với môi trường này, chắc mình có chút khí chất nào đó của người làm báo”, bà Trâm cười.

PGS.TS Trần Thị Trâm
PGS.TS Trần Thị Trâm

Bà Trâm giảng dạy ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ năm 1983 đến năm 2016 nghỉ hưu, với chuyên ngành Văn học dân gian. Bà Trâm bảo, hơn 33 năm dạy học ở đó, bà hiểu rằng Văn học dân gian có tầm quan trọng như thế nào đối với nghiệp vụ báo chí. “Tôi không dạy Văn học dân gian như truyền thống, mà theo quan niệm “văn dụng học”, nghĩa là ứng dụng văn học dân gian vào nghề nghiệp, cụ thể ở đây là nghề báo. Bà tâm sự: “Tôi dạy Văn học dân gian và sau này là Văn học mạng, không có gì là sâu sắc cho lắm, nhưng mình có cái nhanh nhạy của người làm báo”. Bà Trâm từng làm đề tài cấp Bộ mang tiêu đề: “Khai thác vận dụng Văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí”, rất công phu và nghiêm túc, được ghi nhận có giá trị ứng dụng cao.

Bà Trâm từng dạy chuyên đề cấp cao học về mối quan hệ giữa Văn học và báo chí, trong đó có nội dung vai trò của Văn học với sự phát triển của báo chí, ngược lại vai trò của báo chí với sự phát triển của Văn học, sau đó là sự vận dụng Văn học khi tạo lập tác phẩm báo chí. Bà cho biết, cách làm của bà chủ yếu khơi gợi, nhằm cho học viên phát triển tư duy sáng tạo. Theo bà, giữa Văn học và báo chí có mối quan hệ giao thoa rất hấp dẫn, Văn làm cho báo sang trọng lên và sâu sắc hơn rất nhiều. Bà cho rằng, nếu vận dụng được nhiều thành ngữ, tục ngữ vào tác phẩm báo chí thì tuyệt vời.

Công trình “Văn học dân gian Việt Nam sau 1986” .
Công trình “Văn học dân gian Việt Nam sau 1986” .

Bà cho rằng, một trong những đặc trưng của Văn học dân gian là nghệ thuật biểu diễn, trong đó phần diễn xướng là rất quan trọng. Câu chuyện đang “ngon trớn” thì một làn điệu chèo cất lên da diết, mượt mà: Qua đình ngả nón í i ây mấy trông í i ì đình. Ngả nón í i trông í i ì đình... Rồi cũng nội dung đó được chuyển sang làn điệu dân ca quan họ: Qua đình ngả nói í mấy trông ới ơ ới ơ đình, là em ngả nón bên trông đình. Ấy mấy em là em đi í í ngang qua. Bà Trâm cười nói: “Khi giảng dạy, tôi thường hát minh họa cho học viên nghe các làn điệu dân ca, với suy nghĩ khi giảng dạy phải gắn với thực tế. Tôi hài hước nhiều lắm, nhưng những gì dung tục thì mình phải hết sức tiết chế”.

Năm 2008, bà được bình chọn là một trong 10 phụ nữ tài năng sáng tạo của toàn quốc, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh. Bà nói, khi giảng dạy, bà rất nhiệt huyết và hóa thân. “Cái gì muốn hay thì phải say mê mới có sáng tạo. Từ nghiên cứu Văn học dân gian cổ truyền, tôi mới nghĩ đến Văn học dân gian đương đại. Mình cứ nghe và ghi chép lại, làm như vậy mấy chục năm mới ra được cuốn sách nhan đề “Văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986”. Cuốn sách này của tôi là tư duy mới về Văn học dân gian. Từ Văn học dân gian cổ truyền, có sự so sánh giữa tương đồng và khác biệt. Bao giờ cũng phải so sánh thế mới ra vấn đề, mới ra được cái khác biệt của Văn học dân gian đương đại. Văn học dân gian đương đại phát triển mạnh lắm, mỗi giai đoạn lại có cái khác nhau, cũng phải chịu khó, nhưng làm xong thấy thú vị. Trong đó tôi viết cả về văn hóa đại chúng”, bà Trâm tâm sự.

Bà khoe, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 năm nay bà được in một bài, có nhan đề: “Hồ Xuân Hương - kì nữ, kì tài”. Bà cho hay, bà viết bài này khác với nhiều người, nên phù hợp với đối tượng là các em học sinh. Câu chuyện của chúng tôi lại lái sang hướng giảng dạy Văn học trong các trường phổ thông hiện nay, mà theo bà, hiện dạy Văn khác xưa, là có thể loại giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Tiếp xúc với bà, cảm nhận rõ nét nhất, bà là người phụ nữ vui vẻ, hòa đồng và cũng rất thẳng thắn. Theo bà, trí thức Việt Nam đương đại cơ bản là trí thức bình dân. Bà phân định có hai loại trí thức, một là tinh hoa và một là bình dân, trong đó trí thức tinh hoa là những người học ra học, nghiên cứu ra nghiên cứu và có thái độ chỉn chu trong cuộc sống, không xô bồ đại chúng. Bà bảo, thời đại này trí thức tinh hoa hiếm lắm. “Tôi cũng thuộc tuýp trí thức bình dân, mà không chỉ là bình dân ở nguồn gốc xuất xứ. Tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành Phó Giáo sư, mà chỉ đam mê nghiên cứu rồi công bố các công trình, rồi cái gì đến nó cứ đến”, bà Trâm cười nói.

Chia tay bà sau một cuộc trao đổi rất vui vẻ và tự nhiên, chúc bà luôn mạnh khỏe và tiếp tục đam mê nghiên cứu, để cho ra đời những công trình có giá trị.

Hoàng Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bão đến

Bão đến

- Chào chú Hai! Chú dọn dẹp chưa xong hả chú?
Gốm đen cổ khắc khoải đợi hồi sinh

Gốm đen cổ khắc khoải đợi hồi sinh

Chấp chới bên bờ quên lãng, cả làng gốm đen nổi tiếng khắp cao nguyên giờ chỉ mong ngóng tay người. Ở đó, may mắn thay vẫn còn có một vài nghệ nhân cố sức giữ nghề để chờ một ngày làng gốm hồi sinh…
Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Đến Di sản Thành nhà Hồ, du khách sẽ có dịp khám phá các sản phẩm du lịch hấp dẫn và được miễn vé tham quan nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).

Tin khác

Khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây

Khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây
Hằng năm từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi trở thành một phần của văn hóa sông nước gắn liền với đời sống của người dân miền Tây. Do đó, khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi miền Tây cũng là trải nghiệm được nhiều du khách lựa chọn...

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu
Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam
Vừa qua, Dự án Trạm Zừng Tâm của nhóm sinh viên trẻ nhiệt huyết với bảo vệ môi trường đã thành công thu hút hơn 1.000.000 lượt quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội, khuyến khích nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm Rừng già tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Ngày hội thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc

Ngày hội thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đồng bào Khmer, tỉnh Kiên Giang, diễn ra từ ngày 13-16/11/2024, tại huyện Gò Quao là một sự kiện quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer.

Vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyên thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 17/11, khu phố 1, phường Xuân An, TP Phan Thiết đã tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đến dự có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận,lãnh đạo MTTQ TP Phan Thiết, lãnh đạo phường, các đoàn thể và đông đảo bà con trong khu phố.

Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào
Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.

Độc đáo kiến trúc di sản nhà rường Huế

Độc đáo kiến trúc di sản nhà rường Huế
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ và hiện đại, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại của văn hóa, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới…

Tổ chức cuộc thi Trình diễn thời trang áo dài truyền thống

Tổ chức cuộc thi Trình diễn thời trang áo dài truyền thống
Phường Bình Hưng Hòa B vừa tổ chức thi Trình diễn thời trang áo dài truyền thống. Cuộc thi diễn ra rất sôi động và ý nghĩa, nhằm gây quỹ hỗ trợ các giáo viên, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hưởng ứng Tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2024.

Sức lan tỏa từ cuộc thi ‘Rực rỡ Cố đô’

Sức lan tỏa từ cuộc thi ‘Rực rỡ Cố đô’
Dự kiến ngày 23/11 tới, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ sẽ tổng kết tương tác trên truyền thông và chấm giải cuộc thi “Rực rỡ Cố đô”.

Triển lãm "Tôi vẽ Hà Nội" và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Triển lãm "Tôi vẽ Hà Nội" và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại
Từ ngày 20 đến 28/11/2024, tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội, 93 Đinh Tiên Hoàng Hoàn Kiếm, Hà Nội, diễn ra triển lãm màu nước “Tôi vẽ Hà Nội”. Đây là một sự kiện đặc biệt dành cho những họa sĩ hầu hết đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô. Triển lãm được tổ chức bởi CLB Tôi vẽ, với mục đích tôn vinh vẻ đẹp của Hà Nội qua những nét vẽ độc đáo và tâm huyết của 18 họa sĩ không chuyên từ 15 đến hơn 60 tuổi.

Giữ cho Măng Đen đẹp mãi thuở ban đầu

Giữ cho Măng Đen đẹp mãi thuở ban đầu
Măng Đen được coi là Đà Lạt thu nhỏ ở Bắc Tây Nguyên, với những điều kiện về khí hậu, văn hóa bản địa cũng như ẩm thực và nhiều nét độc đáo thiên nhiên. Nhưng bài học về đô thị hóa Đà Lạt đang là bài toán để giữ cho Măng Đen vẹn nguyên vẻ hấp dẫn vốn có...

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca lần thứ VI năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca lần thứ VI năm 2024
Chiều 14/11, tại TP. Thủ Đức, Trung tâm Văn hoá TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca TP. Hồ Chí Minh lần thứ VI năm 2024, với chủ đề “Hòa nhịp đam mê”. Sau Lễ khai mạc là phần dự thi của 11 đội Bảng A, Bảng B và Bảng C sẽ thi từ ngày 30/11 và 1/12.

Một trải nghiệm tuyệt vời của giáo viên, học sinh Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội

Một trải nghiệm tuyệt vời của giáo viên, học sinh Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội
Sáng 13/11, khu vực sân đình Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội nhộn nhịp người ra vào, tiếng cười nói rộn ràng, sôi động cả không gian. Hôm nay, tại đây diễn ra cuộc giao lưu văn hóa truyền thống giữa CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) phường Khương Đình với gần 50 cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội.

Bình Liêu sạch, đẹp, mộng mơ

Bình Liêu sạch, đẹp, mộng mơ
Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Phần lớn là địa hình núi cao hùng vĩ, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đặc sắc và tuyệt đẹp.
Xem thêm
Gốm đen cổ khắc khoải đợi hồi sinh

Gốm đen cổ khắc khoải đợi hồi sinh

Chấp chới bên bờ quên lãng, cả làng gốm đen nổi tiếng khắp cao nguyên giờ chỉ mong ngóng tay người. Ở đó, may mắn thay vẫn còn có một vài nghệ nhân cố sức giữ nghề để chờ một ngày làng gốm hồi sinh…
Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).
Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách ở Thành nhà Hồ

Đến Di sản Thành nhà Hồ, du khách sẽ có dịp khám phá các sản phẩm du lịch hấp dẫn và được miễn vé tham quan nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành đi
Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến giới trẻ Việt Nam

Vừa qua, dự án Trạm Zừng Tâm của nhóm sinh viên trẻ nhiệt huyết với bảo vệ môi trường đã thành công thu hút hơn 1.000.000 lượt quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội, khuyến khích nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm Rừn
SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

Giải chạy cộng đồng thường niên “SeABank Run For The Future 2024” (SeARun 2024) do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức sẽ khởi tranh từ ngày 08/11 - 30/11/2024 trên nền tảng trực tuyến qua ứng dụng UpRace. Không chỉ là sân chơi
T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đôn
Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Runner bị ung thư máu phá kỉ lục cá nhân full marathon tại VPIM 2024

Từ những ngày đầu “chạy thở không ra hơi” sau nhiều đợt hóa trị và ghép tế bào gốc để điều trị căn bệnh ung thư máu, sau 3 năm, Vũ Việt Thành đã hoàn thành đường đua FM của VPIM 2024 với thành tích 3 giờ 45 phút. Thành có lẽ là một vận động viên điển hình
Bão đến

Bão đến

- Chào chú Hai! Chú dọn dẹp chưa xong hả chú?
Thời gian vẫn ngọt ngào

Thời gian vẫn ngọt ngào

Hương từ sân bay vừa trở về Hà Nội, đi qua hồ Hoàn Kiếm, thời tiết đầu mùa Đông trời đã se lạnh. Hương nhìn lên hai bên đường trải dài những cây hoa sữa, những chùm bông to trông như đĩa xôi cốm tỏa hương thơm mát dịu, Hương vừa đi vừa ngắm.
Anh hai sữa

Anh hai sữa

Ba kính yêu! Mãi đến tuổi dậy thì con mới biết, Hà chỉ là ông anh hai sữa của mình. Thoạt đầu khi biết rõ, chúng con không phải là anh em song sinh. Con hụt hẫng, không chịu tin đó là sự thực.
Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

Chơi cờ tướng giúp NCT bồi dưỡng trí tuệ, suy nghĩ linh hoạt

CLB Cờ tướng Bạch Liên, Hội NCT phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vừa tổ chức Giải thi đấu Cờ tướng chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024. Tham dự có các ông:
Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Nghệ sĩ cao tuổi vẫn “cháy” hết mình với những bài ca cách mạng

Tối 9/10 tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Đoàn Nghệ thuật 19/5, trực thuộc Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp Công đoàn Viên chức Việt Nam; Công đoàn Bộ Ngoại giao; Học viện Ngoại giao tổ chức Chương trình giao lưu Nghệ thuật: “Sáng mãi với thời gian”, n
Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

Ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” ra mắt chào mừng Ngày truyền thống Luật sư

ca khúc “Tự hào nghề Luật sư” được Nhạc sĩ Bá Thường ra mắt để tôn vinh những đóng góp của nghề Luật sư, đồng thời khơi dậy niềm tự hào trong cộng đồng luật sư.
Phiên bản di động