Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ

Chắc hẳn người cao tuổi chúng ta đều thấm thía sự thành đạt của một đời người không chỉ là thành công trong sự nghiệp, đạt đến đỉnh cao về quyền lực, sung túc về vật chất; mà quan trọng hơn là con cháu ngoan hiền, có sức khỏe, tự biết cải thiện cảnh giới của bản thân. Một trong cải thiện cảnh giới bản thân là vượt qua tuổi tác mà cách nghĩ của Bác Hồ là một tấm gương để chúng ta có thể học tập, noi theo.

Người cao tuổi - theo cách nói của người xưa là phụ lão, đúng là “bóng xế non Đoài” nhưng không phải lớp người thừa, bỏ đi. Tháng 6/1941, ngay khi mới về nước chưa lâu, Bác Hồ đã khẳng định: “Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì… Phụ lão hô, Nhân dân hưởng ứng; phụ lão làm, Nhân dân làm theo” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, 2011, tập 3, tr. 232). Đảng ta cũng luôn coi phụ lão là rường cột của nhà và của nước. Quan điểm đó không chỉ là một đạo lí “uống nước nhớ nguồn” mà còn là một đánh giá khoa học, một truyền thống Diên Hồng quý báu của dân tộc.

* * *

Với Bác Hồ, sống là để phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Trong Di chúc, Bác viết: Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ, nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân được bao lâu nữa? Đây là một quan niệm rất mới, rất tích cực khi coi mỗi tuổi của đời người, không kể cao hay thấp, đều là tuổi xuân, tuổi cống hiến. Khi đã quan niệm được như vậy, lô-gich tất yếu sẽ đúng là: Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu phụ lão và thiếu nhi đến chào mừng Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, tháng 3/1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu phụ lão và thiếu nhi đến chào mừng Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, tháng 3/1951.

Trong cuộc đời, không ai không có lúc lâm cảnh khó khăn, khốn cùng. Bị tù đày, lâm vào cảnh khốn cùng, với tâm hồn lớn, suy nghĩ lớn, Bác Hồ của chúng ta đã vượt lên hoàn cảnh để vui hưởng niềm vui cuộc sống và thiên nhiên mang lại, để tinh thần tự do bẻ gãy mọi gông xiềng: Mặc dù bị trói chân tay/ Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng/ Vui say ai cấm ta đừng/ Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu. (Trên đường - Nhật kí trong tù).

Năm 1949, giữa núi rừng Việt Bắc, Văn phòng Phủ Chủ tịch, Văn phòng Trung ương và cơ quan kháng chiến muốn tổ chức mừng thọ Hồ Chủ tịch vào tuổi 60, theo cách tính tuổi của dân gian, Bác cảm ơn và chối khéo.

Vì nước chưa nên nghĩ tới nhà/ Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già/ Chờ cho kháng chiến thành công đã/ Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta.

Năm 1950, tròn 60 tuổi từ chỗ “chưa già”, Bác chuyển sang “còn xuân”, không những thế là “còn xuân chán”, tức là còn nhiều lắm: Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán/ So với ông Bành vẫn thiếu niên/ Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe/ Trần mà như thế kém gì tiên.

Nếu lắng lại một chút, ta thấy Bác Hồ rất đời, rất thiết thực, rất nhân văn và khoa học khi Bác Hồ với thiếu nhi thì “Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”; với “các cụ” thì đời xuân có được chỉ cần ba thứ “Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe”. Có một ẩn ý là bớt tham vọng, trở về những điều thực chất, “vi đạo nhật tổn” - hành đạo, đắc đạo là một ngày biết bớt đi những thứ rườm rà, không thực chất như Lão tử từng nói.

Một điều thú vị nữa là, khi đọc bài thơ Thất cửu, khi 60 tuổi, Bác phê phán những ai chưa đến 50 tuổi đã than già; 63 tuổi, Bác tự coi chính là lúc khang cường, khỏe mạnh cả về sức vóc lẫn tinh thần. Mỗi về sau, sức xuân, khí xuân trong người Bác, thơ Bác như càng tăng lên. Bài thơ này được đồng chí Xuân Thủy dịch: Chưa năm mươi đã kêu già/ Sáu ba mình vẫn nghĩ là đương trai/ Sống quen thanh đạm nhẹ người/ Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.

* * *

Ngày Xuân, noi theo Bác không phải để làm gì cho Bác mà trước hết là chính cho ta. Tuổi cao, sống vui bên con cháu, sống với sức sống của mùa Xuân là điều có thể với mọi lứa tuổi.

Nhà văn Mỹ Ernest Hemingway (1899 - 1961), Giải thưởng Nobel văn học, tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như “Ông già và biển cả”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Giã từ vũ khí”… có một câu mà tôi thường coi như một lời khuyên hữu ích để làm theo: “Chẳng có gì cao quý trong việc ưu việt hơn người khác; sự cao quý thực sự nằm ở việc vượt lên chính bản thân mình (There is nothing noble in being superior to your fellow man; true nobility is being superior to your former self).

Ông còn nói: “Mỗi ngày lo lắng một ít thì suốt một đời bạn sẽ đánh mất một vài năm. Nếu có chuyện bất ổn, hãy sửa chữa nó nếu có thể. Nhưng hãy rèn luyện mình đừng lo lắng: Lo lắng chẳng bao giờ thay đổi được bất cứ điều gì”. Còn nhà văn Anh Charles Dickens (1812-1870) thì nói: “Trái tim đang yêu là sự thông thái chân thực nhất”.

Chúc những mùa Xuân trở nên bất tận trong sự ung dung, khỏe mạnh và thông thái.

TS Nguyễn Sĩ Đại

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...
Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.
Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tin khác

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân
Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”
Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới
Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Xem thêm
Phiên bản di động