Sức mạnh của đoàn kết và nhân ái

Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định “đoàn kết” là giá trị cốt lõi và “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

Quan điểm này một lần nữa được thể hiện rất rõ trong bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số cá nhân và các phe nhóm”.

Sức mạnh của đoàn kết và nhân ái
Phiên tham luận tại hội trường sáng 27/1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: TTXVN

Đoàn kết dân tộc là sức mạnh

Trong bài phát biểu tại Hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đoàn kết là một truyền thống và bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”; “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết!”.

Đó cũng là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, là động lực to lớn tạo nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Người đã khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!”.

Đoàn kết là một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là bài học lịch sử vô giá trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tinh thần đoàn kết cũng được thể hiện rất rõ, cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết, quyết tâm cao, các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức do đại dịch COVID-19, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, theo đúng tinh thần "tiền hô hậu ủng," "nhất hô bá ứng," "trên dưới đồng lòng", "dọc ngang thông suốt."

Càng trong khó khăn, gian khổ, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái càng phải được khơi dậy, phát huy. Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có lời kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19; đồng thời khẳng định chủ trương nhất quán và nhân văn của Đảng, Nhà nước Việt Nam, luôn quan tâm, coi trọng việc chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết.

Cũng trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, chúng ta được thấy một Việt Nam quả cảm, phát huy sức mạnh tổng hợp với những phẩm chất, đức tính tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, bao dung, sự chia sẻ bằng những hành động, việc làm thiết thực, có nghĩa có tình. Nhiều câu chuyện cảm động về tinh thần đại đoàn kết, nghĩa cử cao đẹp của đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, đã kịp thời hỗ trợ, động viên đồng bào nơi tâm dịch và công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói chung.

Hàng vạn y, bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội, nhà báo, tình nguyện viên; nhiều mô hình hoạt động hiệu quả như Tổ COVID cộng đồng, Tổ thiện nguyện… làm việc ngày đêm, không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm để phòng, chống dịch, giành giật sự sống cho người bệnh. Nhiều tấm gương làm việc đến kiệt sức, có người đã hy sinh vì nhiệm vụ. Nhiều doanh trại quân đội được trưng dụng, nhiều cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng vào rừng nhường lại nơi ăn, chốn ở để có điều kiện tốt hơn, phục vụ công tác cách ly, điều trị cho nhân dân.

Cùng với lực lượng tuyến đầu, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, doanh nhân, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, đóng góp, ủng hộ kinh phí, vật tư, trang thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ngày công,… với giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng. Đông đảo các tầng lớp nhân dân đã sẵn sàng sẻ chia, hỗ trợ, chuyển thực phẩm, nhu yếu phẩm miễn phí cho người dân vùng dịch. Nhiều bếp ăn từ thiện mọc lên ở khắp nơi, lan tỏa tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân Việt Nam. Nhiều ý tưởng sáng tạo, việc làm tốt như: Siêu thị "0 đồng", chuyến xe "0 đồng", ATM gạo, ATM oxy, địa phương ít khó khăn hỗ trợ địa phương khó khăn, địa phương ngoài vùng dịch giúp đỡ địa phương trong vùng dịch, khu ngoài phong tỏa giúp đỡ khu phong tỏa, nơi không cách ly hỗ trợ địa bàn cách ly... chung tay góp sức cùng với Đảng và Nhà nước bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nhiều bà con kiều bào đã gửi vật tư y tế, lương thực, thực phẩm, tiền mặt, trao đổi kinh nghiệm phòng, chống dịch, tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch, thể hiện tinh thần tương trợ lẫn nhau và truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trọn nghĩa đồng bào

Nằm trong vùng thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, bão lũ, nước ta là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn. Mỗi cơn bão, lũ đi qua làm nhiều nhà cửa, tài sản bị cuốn trôi, số hộ nghèo đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn, nhiều hộ thoát nghèo nay có thể tái nghèo. Chính trong lúc khó khăn, hoạn nạn này, có nhiều câu chuyện thắm đượm tình người giữa mùa mưa lũ khiến cộng đồng ngợi ca, nể phục. Xuất phát từ tình nghĩa đồng bào “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, những hành động nhân ái mang ý nghĩa lớn của các cá nhân, tổ chức đã có sức lan tỏa, giúp người dân vượt qua hậu quả của bão lũ.

Với truyền thống, đạo lý “Thương người như thể thương thân”, chung sức đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, những năm qua Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hết sức quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Thông qua Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội với tinh thần “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, các ngành; đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài; các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp; các nhà hảo tâm; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam đã ủng hộ giúp đỡ người nghèo vươn lên, trở thành phong trào sâu rộng trong toàn xã hội. Công tác vận động ủng hộ, giúp đỡ người nghèo đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng và sửa chữa hơn hàng triệu căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; hàng triệu hộ nghèo được hỗ trợ về vốn và tư liệu sản xuất; hàng chục ngàn công trình dân sinh được sửa chữa...

Trước những diễn biến phức tạp do xung đột vũ trang ở Ukraine, ảnh hưởng tới người dân Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại đây. Ngay từ rất sớm, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định một trong những quan tâm hàng đầu và dành ưu tiên cao nhất là bảo đảm an ninh và an toàn về tính mạng, tài sản, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công dân và pháp nhân Việt Nam ở Ukraine và các nơi có liên quan. Điều đó khẳng định tinh thần nhân đạo, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo hộ công dân, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, mọi người Việt dù xa quê vẫn luôn là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc, Việt Nam còn tích cực xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế với các nước trên thế giới, nhằm giữ vững ổn định, hòa bình để phát triển. Trong bài phát biểu: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc" tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Bài học về xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân như lời căn dặn của Bác Hồ: "Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng". Đường lối đối ngoại đúng đắn, giương cao ngọn cờ chính nghĩa và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách cụ thể đã góp phần tạo ra sự đồng thuận cao của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đoàn kết của toàn dân tộc và sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của bạn bè quốc tế”.

Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có "quan hệ đặc biệt," 17 nước "đối tác chiến lược" và 13 nước "đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng...

Có thể thấy rõ, trong khó khăn tinh thần yêu nước thương nòi, kết nối cộng đồng, tình yêu thương chia sẻ của người Việt Nam càng tỏa sáng và trở thành một trong những giá trị văn hóa nổi bật làm nên sức mạnh, giá trị, uy tín Việt Nam trên thế giới. Và chúng ta vững tin đất nước sẽ vượt qua thách thức để tiếp tục thực hiện thành công những mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Đoàn kết, kỉ cương, đổi mới để phát triển Đoàn kết, kỉ cương, đổi mới để phát triển

Từ ngày 29 đến 31/12, tại Thủ đô Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam trang trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc ...

Văn hóa - điểm tựa, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc Văn hóa - điểm tựa, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc

Ðúng 75 năm sau ngày Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), vừa qua Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai ...

Theo Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.
Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Tin khác

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.
Xem thêm
Phiên bản di động