Người cao tuổi Việt Nam nêu cao giá trị Văn hoá Hồ Chí Minh:

Sống, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tinh thần vô cùng quý giá. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh với một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là yếu tố đưa dân tộc ta giành được những thắng lợi kì diệu, to lớn trong chiến đấu và xây dựng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự sáng tạo về lí luận cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay, dẫn dắt sự phát triển sáng tạo đường lối đổi mới toàn diện của Đảng.

Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi sâu vào thực tiễn cuộc sống và chiến đấu của dân tộc Việt Nam, kết tinh thành những giá trị văn hoá soi đường cho quốc dân đi và trường tồn cùng dân tộc.

Trong suốt cuộc đời phục vụ Nhân dân, phục vụ đất nước, dù bận trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành cho NCT Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc. Người luôn coi trọng phát huy vai trò và lực lượng của NCT. Những quan điểm nhất quán và hệ thống của Người đối với vị trí xã hội, trách nhiệm và tiềm năng của NCT rất phong phú, thấm đậm truyền thống dân tộc và đi trước thời đại. Đặc biệt, những tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho NCT biểu hiện rất đậm nét bản sắc Văn hoá Việt Nam - Văn hoá Hồ Chí Minh.

Phát huy truyền thống 80 năm của Hội Phụ lão cứu quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo (6/6/1941 - 6/6/2021), lớp NCT Việt Nam và Hội NCT Việt Nam ngày nay, tiếp tục nêu cao những giá trị Văn hoá Hồ Chí Minh, sống, học tập, làm việc và cống hiến cho sự nghiệp đổi mới, ổn định, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Chủ tịch Phạm Thị Hải Chuyền tặng quà chúc Tết cụ Vũ Oanh
Chủ tịch Phạm Thị Hải Chuyền tặng quà chúc Tết cụ Vũ Oanh

Văn hoá Hồ Chí Minh về NCT trước hết là sự khẳng định vai trò, vị thế của NCT, coi NCT là lực lượng quan trọng góp phần tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ.

Trong Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão, tháng 6/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ... "Dẫu rằng tóc đã bạc, mắt đã hoa, tay đã run, chân đã mỏi nhưng một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang, một hành động của phụ lão có ảnh hưởng đến việc giết giặc. Rút guốc mộc để ném vào đầu bọn bạo ngược, vung gậy trúc để đánh vào bọn hung ác. Đối với gia đình, đối với Tổ quốc phụ lão có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, Nhân dân hưởng ứng; phụ lão làm, Nhân dân làm theo. Hô điều nên hô, làm điều nên làm. Người có của xuất của, người có sức dốc sức, góp gió thành bão, tụ hơi thành mây. Đồng bào cả nước ta đang ngẩng cao đầu mà trông chờ các bậc phụ lão"(1).

Văn hoá Hồ Chí Minh là thể hiện lòng kính trọng đối với NCT. Dù là Chủ tịch nước, trong thư chúc thọ cụ Phùng Lục, ở huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (cũ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ... "Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ và trân trọng chúc cụ sống lâu, luôn luôn mạnh khoẻ để kêu gọi các con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến và cứu quốc. Cháu lại kính gửi cụ lời chào thân ái và quyết thắng"(2).

Một vị Chủ tịch nước viết thư cho một người dân bình thường nhưng có tuổi thọ cao mà xưng hô như vậy thì quả là nét đẹp đặc trưng của văn hoá ứng xử xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong đường lối cách mạng dựa vào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương "Vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân"(3), trong đó NCT có vai trò đặc biệt quan trọng. Người nói: ..."Các cấp Đảng bộ, Mặt trận ở các địa phương nên ra sức giúp các cụ phụ lão tổ chức, củng cố và phát triển các đội Bạch đầu quân. Đó cũng là một lực lượng khá to trong công cuộc chống Mỹ cứu nước" (3).

Văn hoá Hồ Chí Minh là sự bác bỏ quan niệm "Lão lai tài tận, lão giả an chi" và phê phán ý nghĩ cho rằng "Thôi mình tuổi hạc ngày càng cao, không bay nhảy gì được nữa! Việc đời để cho con cháu bày trẻ làm. Chúng ta đã gần đất xa trời rồi, không cần hoạt động nữa"(4).

Văn hoá Hồ Chí Minh khẳng định "Xưa nay những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không. Nước ta có những người như Lý Thường Kiệt, càng già càng quắc thước, càng già càng anh hùng"(4).

Văn hoá Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về "Tuổi cao chí càng cao". Cả cuộc đời Hồ Chủ tịch chiến đấu, hi sinh không mệt mỏi vì dân, vì nước, quên cả tuổi già, quên cả bản thân nhưng vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Người không thể thảnh thơi vui thú thanh nhàn; sớm khuya tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao. Và, nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa(3).

Văn hoá Hồ Chí Minh còn là xác định trách nhiệm NCT phải yêu quý, dìu dắt, bồi dưỡng lớp trẻ. Ngay từ năm 1946, nước nhà mới được độc lập, Bác Hồ đã nói với các em học sinh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em" (3). Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người lại nhắc: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

Nói chuyện với các đảng viên lâu năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Các đồng chí già là rất quý, là tấm gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đồng chí trẻ tiến bộ. Như thế đòi hỏi đồng chí già phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là một tiêu chuẩn cho đạo đức cộng sản chủ nghĩa"(3).

Văn hoá Hồ Chí Minh là NCT phải tự mình học tập thường xuyên. Người nói: "Công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt, đảng viên già phải cố gắng mà học". Để chiến thắng kẻ thù có tiềm lực vật chất và vũ khí trang bị hiện đại thì ngoài tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu, còn phải có tri thức nên rất cần chăm lo đến việc nâng cao dân trí.

Suốt cuộc đời tận tụỵ phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm cho Nhân dân ta "Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người cho rằng: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Do đó, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương: "Diệt giặc đói đi đôi với diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm" (5). Chủ tịch Hồ Chí Minh coi dốt nát cũng như là một thứ giặc. Vì vậy, đối với những NCT có thành tích học tập, Người nói: ..."Chẳng những làm kiểu mẫu siêng năng cho con cháu mà còn tỏ ra ý chí hùng mạnh của dân tộc Việt Nam" (3).

Văn hoá Hồ Chí Minh đặt rất cao ý nghĩa của việc xây dựng môi trường sinh thái và nhân văn tốt đẹp. Bản thân Người là một mẫu mực của sự tu dưỡng đạo đức nhân văn, giúp đỡ đồng chí và những người xung quanh tiến bộ trong cuộc sống, trong công việc và ở đâu, hằng ngày Người đều dành thời gian trồng cây, làm vườn, nuôi cá. Người luôn kêu gọi NCT mẫu mực "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người".

Sự nâng cao không ngừng tuổi thọ của con người là một xu thế khách quan xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Ngày nay, sự gia tăng nhanh chóng số người từ 60 tuổi trở lên là một thành tựu quan trọng của loài người. Thế giới đang đứng trước sự chuyển đổi nhân khẩu học chưa từng có. Dự đoán đến năm 2050 số người từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm trên 10% dân số thế giới. Điều đó, được Liên Hợp Quốc gọi là sự già hoá dân số và xem như một xu thế khách quan có tính toàn cầu. Sự chuyển đổi nhân khẩu học nói trên đang buộc tất cả các quốc gia phải mở rộng cơ hội cho NCT thực hiện được tiềm năng của họ, để tham gia đầy đủ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ở nước ta, đến nay số người từ 60 tuổi trở lên đã chiếm trên 10% dân số và nước ta đã bước vào thời kì già hoá dân số với rất nhiều thách thức to lớn. Do đó, trước xu thế già hoá dân số hiện nay cần nhận thức đầy đủ và vận dụng sáng tạo những giá trị Văn hoá Hồ Chí Minh về NCT để chăm sóc và phát huy cao nhất nguồn lực NCT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà Người đã từng chỉ giáo: ..."Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lí quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hạnh phúc của mình nên được hưởng... Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi"(3).

NCT Việt Nam sống, cống hiến theo Văn hoá Hồ Chí Minh, suy cho cùng là sự nêu gương sáng của mình cho con cháu về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất trước khó khăn và kẻ thù của dân tộc, về đạo đức cách mạng, gương mẫu tham gia vào các công việc xã hội tuỳ theo sức lực và khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcn

(1) Thư gửi các vị phụ lão trong cả nước, tháng 6/1941, sách Hội NCT Việt Nam, NXB QĐND, Hà Nội-1996, tr 7-8

(2) Thư gửi cụ Phùng Lục, Báo Cứu quốc, số 933 ngày 20/5/1948

(3) Sách 65 năm ngày truyền thống NCT Việt Nam, Hà Nội, tháng 6/2006

(4) Thư gửi các bậc phụ lão, Hồ Chí Minh toàn tập NXB Chính trị Quốc gia, xuất bản lần thứ 2, Hà Nội, 1995, tập 4 tr 24.

(5) Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Hồ Chí Minh toàn tập NXB Chính trị Quốc gia, xuất bản lần thứ 2, Hà Nội, 1995, tập 4 tr 444.

Vũ Oanh
Cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Chủ tịch Hội NCT Việt Nam (Khoá II)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tận dụng rơm rạ nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường

Tận dụng rơm rạ nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường

Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch lúa thường đốt rơm ngay tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nông dân tận dụng nguồn phế phẩm này để trồng nấm, làm phân bón cùng nhiều hoạt động phục vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường...
Vận sức dân, dụng chính sách hiệu quả để xóa nhà tạm

Vận sức dân, dụng chính sách hiệu quả để xóa nhà tạm

Là địa phương đầu tiên của Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện miền núi Ba Tơ đã có những cách làm hay khi vừa dùng chính sách, vừa vận sức dân để giúp người dân xóa nhà tạm, an cư lạc nghiệp, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn...
Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Hơn chục năm nay, ông Trần Phước Hoàng, ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tự nguyện đắp vá mặt đường bị hư hỏng, để tạo thuận lợi cho người và phương tiện lưu thông, hạn chế các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra…
Lan tỏa trái tim nhân ái

Lan tỏa trái tim nhân ái

Cả thôn Phú Tân, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, ai cũng biết lòng nhân ái của ông Đỗ Văn Các, sinh năm 1945 và vợ là bà Đồng Thị Bình, sinh năm 1948. Hằng năm, hễ đến ngày lễ, Tết, ông bà chuẩn bị quà tặng gia đình chính sách và NCT khó khăn….
Những người bảo vệ môi trường thầm lặng

Những người bảo vệ môi trường thầm lặng

Trong lúc không ít người thiếu ý thức bảo vệ môi trường quanh khu dân cư và nơi công cộng, có những người không ngại vất vả, đang ngày đêm làm công việc thầm lặng nhưng ý nghĩa, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp...

Tin khác

Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn

Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn
Tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Bình Thuận, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao 400 suất quà cho hội viên ở các địa phương: Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình…

Để giảm thiểu tai nạn đường sắt

Để giảm thiểu tai nạn đường sắt
Đã từ lâu, mặc dù mỗi năm trên hệ thống đường sắt nước ta xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT), gây thiệt hại cực kì nghiêm trọng về con người, tài sản. Thế nhưng số vụ TNGT liên quan tới đường sắt vẫn còn đó nhiều điều rất đáng lo ngại.

Nghề làm muối ở Bạc Liêu

Nghề làm muối ở Bạc Liêu
Nếu so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được khai phá muộn màng. Ðến với vùng đất mới, các bậc tiền nhân Bạc Liêu đã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo ra của cải, vật chất. Từ đó, các ngành, nghề truyền thống ở Bạc Liêu lần lượt ra đời, trong đó một số nghề nổi tiếng như: trồng nhãn, đan lát và làm muối...

Bảo tồn làng nghề trăm năm

Bảo tồn làng nghề trăm năm
Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre hình thành nhiều làng nghề đan lát thủ công các sản phẩm như: Rổ, thúng, sịa, bội, lờ, lọp… nổi tiếng khắp nơi. Khi công nghiệp phát triển, với các sản phẩm bằng nhựa, nhôm nên nghề đan lát thưa dần theo thời gian. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn, phát triển làng nghề đan lát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường...

Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con

Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mải lo toan bộn bề công việc thì liệu có bao nhiêu bậc cha mẹ thật sự có thời gian và đủ kiên nhẫn, đủ năng lượng để vui chơi cùng con trẻ mỗi ngày? Chúng ta cần biết rằng, chơi cùng con không chỉ giúp trẻ gắn kết yêu thương với cha mẹ, mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh và hoàn thiện nhiều kĩ năng quan trọng trong cuộc đời...

Chiếc ghe đục ở Nam Bộ

Chiếc ghe đục ở Nam Bộ
Để tiêu thụ thủy sản của bà con đánh bắt, hàng trăm năm trước, chiếc ghe đục đã xuất hiện để những thương lái có thể giữ cho thủy sản sống được lâu trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, so với các loại ghe thì ghe đục xuất hiện muộn nhất trong số các loại ghe ở miền Tây Nam Bộ…

Rộn ràng chuyến biển đầu năm

Rộn ràng chuyến biển đầu năm
Ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, ngư dân miền Trung lại hân hoan với những chuyến mở biển với mong ước một năm làm ăn khấm khá hơn, để gia đình giàu lên từ biển. Những chuyến biển cũng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng cho Tổ quốc giữa biển khơi…

Thăm làng mĩ tửu tiến vua ở “xứ Nẫu”

Thăm làng mĩ tửu tiến vua ở “xứ Nẫu”
Đối với người dân Đất võ, rượu Bàu Đá Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn như một sản vật trời ban, đặc biệt quý giá và trở thành thương hiệu rất riêng của “xứ Nẫu” - Bình Định…

Tiếng khèn - Một biểu tượng văn hóa của người Mông

Tiếng khèn - Một biểu tượng văn hóa của người Mông
Trong các loại nhạc cụ truyền thống, có lẽ, khèn là nhạc cụ gắn bó, thân thiết và là một loại hình mang tính biểu tượng với người Mông. Tiếng khèn có mặt trong hầu hết những lễ thức quan trọng trong cuộc sống của người Mông, như tang ma, cưới hỏi hay những cuộc vui, hội hè đình đám, các cuộc múa hát giao duyên, trao đổi tâm tình,…

Làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi

Làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi
Nghề dệt chiếu cói ở nước ta đã hình thành từ khoảng những năm 908 - 1009 vào thời Tiền Lê. Đến nay nghề dệt chiếu đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước. Tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định từ sáng sớm làng chiếu cói Hoài Châu Bắc đã tấp nập làm việc tạo nên bức tranh quê đẹp thơ mộng.

Không nên lạm dụng mạng xã hội

Không nên lạm dụng mạng xã hội
Trong những năm gần đây, mạng xã hội (MXH) đã trở nên phổ biến đối với cuộc sống hằng ngày của hầu hết người dân Việt Nam cùng với tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh và internet ngày càng tăng. MXH đã trở thành nhu cầu tất yếu và tác động trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người dân, đặc biệt là giới trẻ...

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ thường xuyên nói dối

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ thường xuyên nói dối
Một trong những vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất trong việc nuôi dạy con cái chính là khi trẻ nói dối, thậm chí thường xuyên nói dối.

Khi về già, người ta tiếc nuối điều gì nhất?

Khi về già, người ta tiếc nuối điều gì nhất?
Hãy nhớ rằng, còn trẻ là còn khỏe, còn khỏe là còn làm được nhiều việc. Đừng lãng phí bất cứ một giây một phút nào trôi qua!...

Ngày xưa có một xóm Cồn

Ngày xưa có một xóm Cồn
Đó là một thế giới rất khác vào những năm của thế kỉ XX, ngay cửa sông Cái, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Khi đó, con đường từ Nha Trang đi về hướng Bắc chỉ có mỗi cầu Xóm Bóng. Khi đó, muốn đi hòn Chồng cũng vòng qua cây cầu này rồi theo con đường trước Tháp Bà. Hòn Chồng khi ấy còn rất vắng, chỉ có dăm hàng quán buôn bán, con đường đi cũng hoang sơ như bốn mùa mưa nắng để lại những vạt cỏ luyến lưu.

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh
Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương, cũng như dòng người đi kinh tế mới...
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn

Bình Thuận: Tặng 400 phần quà cho người mù khó khăn

Tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Bình Thuận, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức trao 400 suất quà cho hội viên ở các địa phương: Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình…
TIN BUỒN

TIN BUỒN

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) các cấp ở Bình Thuận đã trao 583 phần quà cho cán bộ hội, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà trị giá từ 300.000 - 600. 000 đồng với tổng giá trị hơn 261 triệu đồng.
Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Với tuổi đời hơn 600 năm, hay cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ vẫn đơm hoa kết trái đều đặn, khi quả chín tỏa hương thơm ngát khắp vùng quê.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Phiên bản di động