Sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, không nghỉ Tết kéo dài

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải tiếp tục dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra; các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện thật tốt các Chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tết Nhâm Dần, sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường.
Sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, không nghỉ Tết kéo dài
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp.

Ngày 8/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Bí thư đã họp, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 11 ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và Chỉ thị số 35 ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Dự họp, có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí trong Ban Bí thư; lãnh đạo các ban của Đảng ở Trung ương; các Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội; Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Sau khi nghe các đồng chí trong Ban Bí thư phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận cuộc họp.

Đồng chí nêu rõ, năm nay, Ban Bí thư đã sớm ban hành chỉ thị và kịp thời chỉ đạo việc tổ chức cho nhân dân vừa đón Tết, vui xuân phấn khởi, vừa chăm lo phát triển sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, không để lây lan phức tạp.

Điểm mới của năm nay là Thường trực Ban Bí thư phân công các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thăm, chúc Tết ở 63 tỉnh, thành phố, tặng quà các đối tượng chính sách, người lao động không về quê ăn Tết; thăm, chúc Tết các xã, bản biên giới, đồn biên phòng, các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, hoặc làm nhiệm vụ trong thời gian Tết,...

Chúng ta đã tổ chức Tết Nhâm Dần vui tươi, đầm ấm, nghĩa tình, lành mạnh và tuyệt đối an toàn. Nhân dân ở mọi miền đất nước phấn khởi, đoàn kết, thân ái, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; các cấp, các ngành phối hợp nhịp nhàng hơn trong tổ chức cho nhân dân đón Tết, vui xuân. Qua đó, chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2022, nhất là sự phối hợp giữa các văn phòng ở Trung ương. Mùng 3 Tết, nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã đi kiểm tra các dự án, công trình trọng điểm.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cho rằng còn một số việc cần rút kinh nghiệm, như tổ chức cho nhân dân đi lại, về quê đón Tết; không được chủ quan với dịch bệnh; không để tái diễn tình trạng hàng hóa ùn ứ ở một số cửa khẩu.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải tiếp tục dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra; các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện thật tốt các Chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tết Nhâm Dần, nhất là trong phòng, chống dịch không để bùng phát, sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường.

Từng cơ quan, địa phương hoàn thiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể cho cả năm 2022; việc gì làm trước, việc gì làm sau, làm trong bao lâu; ai phụ trách, nếu không hoàn thành thì có biện pháp xử lý như thế nào, cho thật cụ thể; cần quyết liệt trong chỉ đạo, nhất là đối với các dự án tồn đọng, các vấn đề về đất đai, giao thông. Các cơ quan tham mưu, giúp việc trong đó có văn phòng có vai trò rất quan trọng, giúp lãnh đạo nắm chắc tình tình, công việc, chủ động trong tham mưu nhưng cũng dám can gián việc không nên làm; Văn phòng Trung ương phải tiếp tục là hạt nhân, là trung tâm của các văn phòng. Tổng Bí thư cũng lưu ý cần quan tâm làm tốt hơn nữa công tác trên mặt trận tư tưởng văn hóa, báo chí; phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, thù địch.

Về việc tổ chức cho học sinh đến trường, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, dự báo tốt và chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, để cha mẹ học sinh và học sinh yên tâm đến lớp.

Tổng Bí thư nêu rõ, việc gì cũng vậy, phải làm một cách bài bản, có chương trình, kế hoạch cụ thể, có phân công trách nhiệm, có kiểm tra, đốn đốc. Năm nay phải tiếp tục cải tiến việc đi cơ sở; tăng cường đi cơ sở nhưng thiết thực, giải quyết được những vấn đề nảy sinh, nhất là việc mà nhân dân đang bức xúc, trông chờ. Phân cấp, phân quyền cho các cấp mạnh hơn đi liền với tăng cường kiểm tra, giám sát, tất cả đều phải làm; trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, có như thế mới tạo được sức mạnh, mọi việc mới thành công… Ngay sau nghỉ Tết, các cơ quan, đơn vị nhanh chóng đưa các hoạt động trở lại bình thường, không để tình trạng ăn Tết kéo dài. Các cấp, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp...

Theo báo cáo tổng hợp từ các bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương, các địa phương và các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc, Tết năm nay mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là đại dịch Covid-19, nhưng nhân dân ở mọi miền Tổ quốc đón Tết, vui xuân phấn khởi, lành mạnh, tiết kiệm và an toàn.

Các cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11, Chỉ thị số 35. Các hoạt động trong dịp Tết được gắn liền với hoạt động kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng ta và tổ chức phù hợp với tình hình dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn vừa mang đến không khí tươi vui lành mạnh, tạo khí thế mới, vừa duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh...

Các quy định về phòng, chống dịch bệnh được thực hiện nghiêm, hiệu quả, nhất là việc đẩy mạnh thực hiện chiến lược tiêm vaccine phòng Covid-19 xuyên Tết làm cho nhân dân yên tâm, an toàn trong vui xuân, đón Tết. Hàng hóa phục vụ nhân dân dồi dào, giá cả ổn định; không để xảy ra trình trạng khan, hiếm hàng hay hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

Sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, không nghỉ Tết kéo dài
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu. (Ảnh: Bắc Văn)

Các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội dịp Tết; quốc phòng, chủ quyền biên giới, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hầu hết các địa phương đều xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ". Việc quan tâm chăm lo, chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nhâm Dần đã tạo khí thế phấn khởi, vui tươi, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2022.

Ngay sau Tết, các cơ quan địa phương, đơn vị tổ chức thực hiên hiệu quả Kết luận số 20, ngày 16/10/2021 của Trung ương về kinh tế-xã hội năm 2021-2022, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách năm 2022. Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (năm 2022-2023) theo Kết luận số 25, ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị; trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ “Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; chuẩn bị các điều kiện cần thiết, phương án cụ thể để tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, học sinh, sinh viên trở lại trường học, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, đánh bạc và các tệ nạn xã hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022, sáng 4/2 (tức mùng 4 Tết Nhâm Dần 2022), Tổng Bí thư Nguyễn ...

Ý Đảng - lòng dân và khát vọng dân tộc hùng cường Ý Đảng - lòng dân và khát vọng dân tộc hùng cường

Hôm nay 3/2, đất nước rộn ràng đón chào xuân mới Nhâm Dần 2022 và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hân hoan kỷ ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.
Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Tin khác

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.
Xem thêm
Phiên bản di động