Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình:

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn dân đoàn kết xây dựng, phát triển đất nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 (tức ngày 14 tháng 6 Giáp Thìn) khiến cho “hàng triệu trái tim hướng về một trái tim, một nhân cách lớn”. Trong tình cảm Nhân dân Việt Nam, ông là người vô cùng giản dị, có trái tim nhân hậu, trọn vẹn cuộc đời hi sinh, cống hiến vì nước vì dân.

Trong quá trình hoạt động của mình, ngoài kho tàng lí luận về con đường đi lên của đất nước, về xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn để lại hai di sản lớn nhất cho Đảng, Nhà nước, được Nhân dân khâm phục, tin yêu là công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và là “Tổng tư lệnh”, “Kiến trúc sư” của chiến lược “ngoại giao cây tre Việt Nam” đạt nhiều thành tựu lớn.

Từ lúc có thông báo về tình hình sức khoẻ và giờ phút trái tim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngừng đập, cả nước diễn ra một không khí tĩnh lặng đến khôn cùng. “Triệu trái tim hướng về một trái tim”, người người ưu tư, nhà nhà trầm lắng, không còn sự ồn ào, không có những tiếng cười vô tư, hớn hở.

“Triệu trái tin hướng về một trái tim, một nhân cách lớn”, trào dâng lên trong từng con phố. Hàng chục nghìn người không chỉ tại đô thành mà từ khắp miền ngược, biên giới, các vùng nông thôn, không ai bảo ai tề tựu về túc trực tại khu vực Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh và tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh của Thủ đô từ chiều và đêm ngày 24 đến hết ngày 26/7 để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo thông tin của Ban Tổ chức, trong những ngày ấy đã có gần 6.000 đoàn với khoảng ngót 300.000 lượt người, bao gồm các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành, các địa phương và người dân vào viếng. Suốt chiều ngày 26/7 dưới trời nắng nóng 35-37 độC, hàng chục nghìn người túc trực, đứng chật hai bên hè các tuyến đường (Trần Thánh Tông, Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ, Xuân Thuỷ đến nghĩa trang Mai Dịch) trương cờ rủ và ảnh người quá cố, tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng. Trên gương mặt mọi người, ai cũng buồn sâu thẳm, mắt đỏ hoe, nhiều người bật khóc nức nở. Một số cựu chiến binh, cựu TNXP, người cao tuổi già yếu, có người đi xe lăn, chống gậy, hoặc con cháu dìu đến để được vào viếng Tổng Bí thư, vĩnh biệt “Người đốt lò” vĩ đại. Trên sổ tang điện tử VnelD chỉ trong 2 ngày đã có 483.000 người truy cập, viết lời chia buồn, tỏ lòng tiếc thương vô hạn…

Dấu ấn trong lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng lắng đọng sâu sắc nghĩa tình đối với bạn bè quốc tế. Có khoảng 100 đoàn nước ngoài đến viếng. Là “Tổng Tư lệnh” và là “Kiến trúc sư” của chiến lược “ngoại giao cây tre Việt Nam”, ông được lãnh đạo các quốc gia và Nhân dân thế giới trân trọng, ngưỡng mộ, kính cẩn nghiêng mình trong niềm tiếc thương trân quý. Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đại sứ quán nước ta tại Bắc Kinh viếng sớm nhất, ghi sổ tang “Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, lãnh tụ kiệt xuất của Nhân dân Việt Nam, người bạn vĩ đại của Nhân dân Trung Quốc”. Trong điện chia buồn của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khẳng định: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người đi đầu trong việc gây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa Nhân dân Việt Nam và Mỹ, giúp đưa hai nước đạt được mức độ đối tác cao nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”...

Nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao dẫn đầu các đoàn quốc tế đến viếng, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân Naly Sísoulith; Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cu-ba Estban Lazo; Chủ tịch Đảng Nhân dân, Chủ tịch thượng viện Campuchia Hun Sen; Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hộ Ninh; Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (đại diện cấp cao về ngoại giao và chính sách An ninh của Liên minh châu Âu) Josep Borell; Cựu Thủ tướng Nhật Bản, đặc phái viên của Thủ tướng Kílida Fumio; Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo; Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken; Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval; Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Algeria Laid Rebigua…

Không chỉ viếng trong tang lễ, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm sau còn đến tận nhà riêng thăm, chia buồn sâu sắc với phu nhân Ngô Thị Mận và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng dịp, các nhà lãnh đạo nước ngoài kết hợp làm việc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, chia buồn, bày tỏ niềm tin và cam kết tiếp tục hợp tác, thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ song phương. Trên công luận, báo chí nhiều nước đưa tin, nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam, trong sự nghiệp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong lịch sử Việt Nam. Đó là sức mạnh vô song về ý chí quyết tâm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ham muốn tột bậc hướng tới một đất nước phát triển phồn vinh, Nhân dân ấm no, hạnh phúc, một xã hội văn minh tiến bộ, tràn ngập niềm yêu thương, trong đó con người là trung tâm, là động lực, nguồn lực của sự phát triển. Tinh thần đó toát lên từ nội dung lời điếu văn của Chủ tịch nước Tô Lâm và lời ghi trong sổ tang của vị đứng đầu Nhà nước: “Tổng Bí thư là người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiếu cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân”.

“Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của đồng chí, chúng tôi nguyện học tập, noi gương đồng chí, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hi sinh”.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động