Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đó là những tư tưởng, triết lí vượt thời đại của cha ông, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị”. “Những truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy càng được bồi đắp, phát huy và toả sáng trong thời đại Hồ Chí Minh, đã phát triển lên thành nền ngoại giao Việt Nam hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, có tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”…

Đây không phải lần đầu tiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến trường phái “ngoại giao cây tre Việt Nam”. Trước đó, tại hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (22-26/8/2016), ông nhấn mạnh: “Trong quá trình đổi mới, ngoại giao Việt Nam đã đóng góp rất quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, góp phần làm cho đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Trường phái “ngoại giao cây tre” là niềm vinh dự, tự hào to lớn và nhiệm vụ, yêu cầu mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó; tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa để xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, chủ động thích ứng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng trà. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng trà. Ảnh: TTXVN

“Ngoại giao cây tre” vốn là truyền thống tồn tại trong lịch sử đối ngoại của dân tộc. Đặc biệt, từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945) đến nay, nền “ngoại giao cây tre” càng bộc lộ sự khôn khéo, mềm dẻo, bản lĩnh và kiên cường, đạt đến độ chín theo Tư tưởng Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến” nhưng phải bảo đảm nguyên tắc “bất di bất dịch” là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Sau Cách mạng Tháng Tám, lường trước tình huống Hoa Kỳ có thể ủng hộ thực dân Pháp, can thiệp vào nước ta, Bác Hồ đã viết thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ đặt quan hệ hữu nghị, mong được hợp tác. Thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một Nhà nước non trẻ, mới ra đời, phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, trong tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà ngoại giao kiệt xuất với tài trí thông minh, mưu lược đã đàm phán, nhượng bộ với Pháp kí Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9/1946. Nhờ đó, loại bỏ dần thù trong giặc ngoài để quân Nhật rút đi, quân Tưởng cút về nước, bọn Quốc dân đảng tan rã; đồng thời ta có hơn một năm hoà bình, củng cố chính quyền cách mạng từ Trung ương đến làng xã, tập trung xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiến, kiến quốc.

Hòa hoãn, nhân nhượng còn là phương thuốc hồi sinh cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lúc bấy giờ: “Chúng ta cần hoà bình để xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hoà bình”. Nhờ kí Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9, ta giữ vững được chính quyền, Pháp công nhận nền độc lập và Việt Nam có Chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng; việc thống nhất 3 kì do Nhân dân quyết định. Pháp có quyền thay thế quân đội Tưởng tước vũ khí quân đội Nhật và quyền đóng quân tạm thời với số quân hạn chế ở miền Bắc…

Trong các giai đoạn sau, nổi bật về “ngoại giao cây tre” phải kể đến thắng lợi của Hiệp định Geneve năm 1954 và Hội nghị Paris năm 1973.

Hội nghị Geneve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương, khai mạc ngày 8/5/1954, một ngày sau chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đàm phán trên tinh thần mềm dẻo, giữ vững nguyên tắc với lập trường 8 điểm, nội dung chủ yếu là: Đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương, đi đôi với một giải pháp chính trị cho Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Trải qua 75 ngày đêm đàm phán, 31 phiên họp cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương, đa phương, với bản lĩnh của trường phái “ngoại giao cây tre”, ngày 20/7/1954 Hiệp định Geneve đã được kí kết.

Trường phái “ngoại giao cây tre” cũng thể hiện sinh động về tinh thần vừa tiến công vừa nhân nhượng tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Đây là Hội nghị đàm phán dài nhất trong lịch sử thế giới về đấu tranh trên nghị trường (4 năm, 8 tháng, 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ). Cuộc đấu tranh trí tuệ, mềm dẻo, kiên cường, đầy bản lĩnh của phái đoàn Việt Nam, ngày 27/01/1973 Hiệp định Paris đã được kí kết với 9 chương, 23 điều quy định: Hai bên ngừng bắn ở miền Nam. Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc, rút hết quân đội và quân đồng minh, không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam… là bước ngoặt lịch sử quan trọng của dân tộc.

Với những thành tựu nổi bật trên mặt trận ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đặt tên và nâng “ngoại giao cây tre Việt Nam” lên tầm cao mới. Ông là “Kiến trúc sư” có công, tác nghiệp thực hành và cống hiến to lớn trong hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nội hàm của “ngoại giao cây tre” là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; Linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân; Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; Biết nhu, biết cương, biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết tiến, biết thoái, “tuỳ cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Theo Tổng Bí thư, ngoại giao không chỉ ngăn ngừa chiến tranh, xung đột mà còn góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Bản chất cây tre dẻo dai, giàu sức sống, kết thành bụi, thành luỹ, thành rừng, rễ bám sâu vào lòng đất, gió bão không lay chuyển, tre già măng mọc… chính là sự đoàn kết, thống nhất, cũng là phương châm bồi dưỡng cán bộ…

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân”.

Vận dụng đường lối đối ngoại của Đảng, kế thừa truyền thống dân tộc, vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong nền “ngoại giao cây tre”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều chuyến thăm cấp cao đến với các nước và tiếp các nguyên thủ nước ngoài với tư cách người đứng đầu Đảng, Nhà nước đều rất thành công. Nổi bật là các chuyến thăm Lào, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga. Ấn Độ, Singgapore… góp phần quan trọng phát triển về đối ngoại, ngoại giao lên tầm cao mới, nhiều nước trở thành đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện. Từ các cuộc hội đàm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lãnh đạo các nước, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là về hợp tác kinh tế, có nguồn ngoại lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ gìn nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chính vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Nhân dân và bè bạn quốc tế coi là “Kiến trúc sư”, đóng vai trò “Tổng tư lệnh” của nền “ngoại giao cây tre Việt Nam” trong thời đại Hồ Chí Minh!...

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động