Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có năng suất cao

Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản, có trí tuệ, tay nghề, chuyên sâu, năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn của thị trường lao động trong công cuộc đổi mới. P
hát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một chiến lược được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng, hội nhập quốc tế sâu rộng, ổn định, bền vững, trong diều kiện phát triển kinh tế tri thức phù hợp xu thế thời đại…

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong “ba đột phá chiến lược”

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, khi nền kinh tế chủ yếu dựa trên nền tảng tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện vai trò quyết định, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xu hướng thế giới hiện nay là chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ chỗ theo chiều rộng sang chiều sâu, cũng như kinh tế chuyển từ khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, năng lượng hoá thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hướng tới sự bền vững trong tương lai phải đặc biệt coi trọng sự phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo…

Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để phấn đấu đạt mục tiêu đó phải thực hiện mạnh mẽ ba đột phá chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm hiệu quả và bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.    Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát nhanh, bền vững đất nước_Ảnh: Vietnam+  Vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội  Ông cha ta thường căn dặn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. C. Mác cho rằng, con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức: “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”(1).  Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa học - công nghệ,... có mối quan hệ nhân - quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý; còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.  Thực tế chứng minh rằng, một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, nhưng kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn, biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó; với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ trí thức xứng tầm; lực lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao, đông đảo và có các doanh nhân tài ba.  Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và một môi trường chính trị - xã hội ổn định.  Quan điểm và thực trạng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ đổi mới  Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới, quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta là đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Quan điểm này của Đảng và Nhà nước ta là sự vận dụng tổng hợp các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”(2). Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người căn dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người”(3); “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”(4)...  Tinh thần trên được phản ánh trong các bước phát triển về nhận thức, tư duy của Đảng về con người, về phát triển nguồn nhân lực từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay.  Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII nêu rõ: “Kinh nghiệm vô giá mà chúng ta khái quát được trong lịch sử lâu dài và đầy khắc nghiệt của dân tộc ta là: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam là tài sản quý báu nhất của Tổ quốc ta và chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta”(5).  Tại Đại hội XI (năm 2011), Đảng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”(6), “là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”(7). Những quan điểm này đánh dấu sự chuyển hướng từ nhận thức có tính chất lý luận về vị trí, vai trò của nhân tố con người và nguồn nhân lực đến coi phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2011 - 2020.  Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, thông qua quan điểm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu...”(8). Đại hội XII của Đảng cũng đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới, đòi hỏi cần phải: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành”(9).  Sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao hơn trước, thể hiện rõ nét nhất ở năng suất lao động của toàn xã hội được nâng cao, tạo tốc độ tăng trưởng khá và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tiềm lực quốc gia. Tuy nhiên, nếu nghiêm khắc nhìn nhận thì những thành tựu đạt được nêu trên so với nguồn lực đã đầu tư, công sức bỏ ra, với những điều kiện, vận hội và thời cơ đem lại, nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm phát huy nguồn lực con người, tuy nhiên, do tồn tại trong một thời gian dài duy trì cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, nên sự thay đổi chính sách vẫn chưa kịp thời. Hiện nay, còn không ít chính sách bất hợp lý và thiếu đồng bộ, gây cản trở, chưa tạo điều kiện phát huy tốt nguồn nhân lực.  Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế không thể thành công nếu thiếu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, với những con người có đủ “đức”, “tài”. Xét dưới góc độ nguồn nhân lực, có thể thấy, đội ngũ cán bộ khoa học của nước ta so với các nước xung quanh còn có khoảng cách lớn không dễ thu hẹp. Không ít chuyên gia đã chỉ rõ, nước ta đang vấp phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhân lực(10), sự bất cập của kết cấu hạ tầng, vật chất - kỹ thuật, thể chế và năng lực quản lý nguồn nhân lực còn hẫng hụt về nhiều mặt.  Nhìn vào bức tranh tổng thể cho thấy, số lượng cán bộ khoa học đầu đàn, chuyên gia trong các lĩnh vực còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn mới. Những công trình khoa học có chất lượng cao, được Đảng, Nhà nước và xã hội tôn vinh, ghi nhận còn ít. Ngoài ra, nhiều công trình các cấp được triển khai và nghiệm thu nhưng tính ứng dụng - thực tiễn, chất lượng nhìn chung còn thấp.  Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức chưa tương xứng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc; tính chủ động, ý thức trách nhiệm còn thấp; khả năng quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế. Một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất, tham nhũng, buôn lậu, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân, thiếu công tâm, khách quan khi giải quyết công việc; kỷ luật hành chính lỏng lẻo, bản lĩnh thiếu vững vàng, bộc lộ những yếu kém, bất cập. Đảng ta đánh giá: “Đội ngũ cán bộ hiện nay xét về chất lượng, số lượng, cơ cấu nhiều mặt chưa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; “Năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất”... Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; đồng thời đặt ra đòi hỏi bức thiết là phải cải cách, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.  Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất vận hội, thời cơ đang đến với đất nước. Nếu không nhanh chóng khắc phục được yếu kém này, chúng ta sẽ phải đối diện với những nguy cơ, những thách thức mới, sẽ kéo theo sự tụt hậu của đất nước. Nếu không giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng chất lượng nguồn nhân lực, mà hệ quả của nó là sụt giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế; khó thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”; đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế.  Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong thời gian tới  Để có thể khắc phục được tình trạng: “Nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ, lao động có kỹ năng. Năng suất lao động chậm được cải thiện, thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực”; “Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức”; “chất lượng nguồn nhân lực thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng với chuyển dịch cơ cấu sản xuất” như Đại hội XII của Đảng đã đánh giá, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện hơn trong thời gian tới.    Thí sinh Đội tuyển Việt Nam tham dự  Kỳ thi Tay nghề thế giới lần thứ 45 tổ chức tại thành phố Kazan (Cộng hòa Tatarstan, thuộc Liên bang Nga)_Ảnh: gdnn.gov.vn  Thứ nhất, để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng gắn kết 3 khâu: đào tạo, sử dụng, đãi ngộ. Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đúng địa chỉ sử dụng; tiếp cận cách làm hay của thế giới.  Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, muốn đạt được thành công trong chiến lược phát triển của mình thì phải chú trọng đến vai trò quan trọng của yếu tố con người, nhất là nhân tài, là nguồn lực tạo ra thế mạnh cạnh tranh. Do đó, việc thu hút người tài cần trở thành ưu tiên hàng đầu đối với mỗi tổ chức. Tuy vậy, các tổ chức cũng phải đối mặt với ba áp lực lớn, đó là: biến động về con người, biến động nguồn vốn và biến động trong tri thức. Điều này khiến cho việc quản lý người tài trở nên khó khăn.  Thứ hai, để tăng cường quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, cần có các phương pháp quản lý phù hợp. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến 2 nhóm yếu tố: yếu tố nguồn nhân lực (gồm sự phù hợp giữa con người với tổ chức, lương và các khoản thu nhập, đào tạo và phát triển chức nghiệp, các cơ hội thực hiện nhiệm vụ đầy thách thức) và yếu tố tổ chức (hành vi của lãnh đạo, mối quan hệ trong tổ chức, văn hóa và các chính sách của tổ chức, môi trường làm việc).  Cần có chính sách phù hợp về cơ chế lương, thưởng đặc biệt đối với nhân tài. Cần nghiên cứu thành lập và sử dụng có hiệu quả nhất “Quỹ nhân tài” để khuyến khích nhân tài phát triển, cống hiến, sáng tạo, gắn bó, đồng hành cùng tổ chức. Về lâu dài, cần có cơ chế, chính sách về nhà ở, các phương tiện, điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân tài công tác, cống hiến cho sự phát triển của tổ chức, của quốc gia.  Thứ ba, đối với đội ngũ trí thức, nhân tài, cần quán triệt sâu sắc quan điểm: “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức... Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”(11); đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhân tài vì sự nghiệp chung.  Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đòi hỏi phải đổi mới trên nhiều phương diện, phải có một môi trường trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức, thượng tôn pháp luật được coi làm chuẩn mực; tạo ra một môi trường văn hóa dẫn dắt sự phát triển nguồn nhân lực.  Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao thì yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Đảng ta xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững; là điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.  Do đó, trong chiến lược phát triển đất nước, nguồn nhân lực phải được quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực về trí tuệ, ý chí và niềm tin... Nguồn nhân lực có chất lượng cao, với số lượng và cơ cấu hợp lý, giàu trí tuệ, giàu ý chí và khát vọng, có lý tưởng cách mạng soi sáng, sẽ là động lực để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay./.  ------------------------------ (1) Alvin Toffler: Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1992, tr. 41 (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 528 (3) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 15, tr. 616 (4) Hồ Chí Minh: Sđd, t. 15, tr. 622 (5) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 93 (6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 41. (7) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 130 (8) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 90 (9) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 116 (10) Báo cáo khảo sát “200 doanh nghiệp top của Việt Nam” của UNDP - Hà Nội, xuất bản tháng 9-2007 cho biết: Qua phỏng vấn, các chủ doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng (a) họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc - học nghề, đại học, sau đại học -  mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình, (b) họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu ở trong nước, vì chất lượng giảng dạy chưa cao; nội dung ít và lạc hậu; khả năng nghiên cứu nghèo nàn; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp...  Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm về chất lượng của lực lượng lao động, đứng thứ 11/12 nước châu Á được xếp hạng. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động lành nghề cũng như nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao (11) Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 91  Theo Tapchicongsan.vn  http://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/815949/phat-trien%2C-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx    TIN LIÊN QUAN Tăng nhu cầu mua sắm... tại nhà Từ ngày 16-3, tổ chức dạy học trên sóng truyền hình KTV cho học sinh lớp 9 và 12 Dạy học trực tuyến mùa dịch Ngày đầu tiên học sinh cấp Trung học phổ thông đi học trở lại: Nhiều giải pháp đảm bảo sức khỏe Khánh Hoà đón và cách ly 62 công dân về từ Hàn Quốc Khánh Hòa triển khai các biện pháp ngăn ngừa dịch Covid-19 Điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 Phát huy kết quả thực hiện cơ chế tự chủ Tập trung tạo việc làm cho người dân Sản xuất khẩu trang phòng, chống dịch Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa: Điều chế dung dịch rửa tay sát khuẩn phòng, chống dịch Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 Chuẩn bị chu đáo cho học sinh đi học trở lại Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trước đây, tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, sự thiếu nguồn vốn đầu tư là lực cản tốc độ phát triển kinh tế thì ngày nay, trở ngại chủ yếu là sự yếu kém về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người. Cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra sự bùng nổ mạnh mẽ và nhanh chóng trong phạm vi toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo cơ hội cho các nước đang phát triển như nước ta lợi thế khắc phục sự tụt hậu, thông qua con đường hợp tác để có thể giải quyết các vấn đề khó khăn như thiếu hụt nguồn tài chính dựa trên quan hệ hợp tác đầu tư, vay vốn, khai thác nguồn lực khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá, là bước ngoặt quan trọng nhằm nâng cao sức mạnh nội sinh về tri thức, trí tuệ của dân tộc, thích ứng trong một thế giới năng động của sự phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão. Chỉ có như vậy, nền kinh tế nước ta mới có sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bảo đảm chất lượng, bền vững. Từ đó, thoát ra khỏi nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp đang hiện hữu, sớm trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại.

Không có nguồn nhân lực chất lượng cao không thể có năng suất lao động cao

Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào phương thức sản xuất và chính sách phù hợp mà nhân tố quyết định là con người với tư cách là chủ thể của phương thức sản xuất ấy, chính sách ấy. Nếu phương thức sản xuất lạc hậu và con người thụ động, không được đào tạo, trí tuệ non nớt, tay nghề, kĩ năng không có thì sản xuất không thể phát triển.

“Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật” sẽ thấy năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu xa như thế nào so với các nước trong khu vực và thế giới. Theo báo cáo năm 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) thì năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu 60 năm so với Nhật Bản, 50 năm so với Hàn Quốc, 40 năm so với Malaysia, 10 năm so với Thái Lan. Năm 2019 (trước đại dịch Covid-19) kinh tế nước ta có bước phát triển tốt. Năng suất lao động đạt bình quân 110,5 triệu đồng/lao động (tương đương 4.792 USD) nhưng chỉ bằng 7,64% so với Singapore, bằng 20% của Malaysia, bằng 38% của Thái Lan, bằng 45% của Indonesia… Năm 2021 năng suất lao động tăng 4,71%, đạt bình quân 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD) nhưng vẫn rất thấp. So với Singapore thấp hơn 26 lần, thấp hơn Malaysia 7 lần, thấp hơn Trung Quốc 4 lần, thấp hơn Philippine 2 lần, thấp hơn Thái Lan 3 lần…

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có năng suất cao

Muốn có năng suất cao không có con đường nào khác là phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát huy nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; đồng thời lấy giá trị văn hoá, con người là nền tảng sức mạnh nội sinh. Trong chiến lược này, vai trò của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ (quốc sách hàng đầu) tập trung phát triển nguồn nhân lực có kĩ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lí điều hành, quản trị doanh nghiệp, quản lí xã hội, trọng dụng nhân tài, nhất là các nhà khoa học đầu ngành, đội ngũ chuyên gia trong nước và nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoà, hội nhập quốc tế.

Nước ta có 224 trường đại học, 236 trường cao đẳng, hàng nghìn cơ sở đào tạo nghề (trường trung cấp, sơ cấp, trung tâm dạy nghề, cơ sở hướng nghiệp). Riêng hệ đại học, hằng năm đào tạo từ 155.000 đến 200.000 sinh viên (bình quân 185 sinh viên/100.000 dân). Là một trong 6 quốc gia có số người đi du học cao nhất thế giới, nhiều nhất là ở Australia (30.000 sinh viên), Mỹ (29.000 sinh viên), Canada (21.000 sinh viên), Anh (12.000 sinh viên), Trung Quốc (11.000 sinh viên)… Hằng năm, 80 - 85% sinh viên ra trường có việc làm, nhưng trong số đó 20-25% làm việc trái ngành, nghề đã học, phần lớn “bám trụ” trong các đô thị lớn. Nhiều sinh viên vào nghề vẫn phải đào tạo lại. Sinh viên, nghiên cứu sinh du học tốt nghiệp tỉ lệ khá cao không về nước làm việc, kể cả một số được Nhà nước cấp học bổng để đào tạo, đi nghiên cứu sinh. Nước ta cũng vào loại kỉ lục về số lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nhưng cống hiến của họ phục vụ cho tăng trưởng kinh tế không nhiều do năng lực, trách nhiệm xã hội, tâm huyết không cao, có thể còn do chính sách sử dụng, trọng dụng, đãi ngộ và tư duy hẹp hòi trong công tác cán bộ…

Nước ta vào loại đông dân (xấp xỉ 100 triệu người), đứng thứ 13 song về kinh tế đứng thứ 42 trên thế giới. Lực lượng lao động chiếm 68,7% dân số (khoảng hơn 55 triệu người). Theo Tổng cục Thống kê tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 64,5% nhưng số người có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,5%, còn đào tạo dưới 3 tháng, hoặc tập huấn, hướng dẫn kĩ thuật một vài tuần.

Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nên được Nhà nước ưu tiên đầu tư 20% ngân sách (tương đương 5% GDP) nghĩa là, hằng năm ngành giáo dục được giao khoảng 15-20 tỉ USD nhưng 80% trong số đó chi thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lí, còn 20% đầu tư cho phát triển. Vì thế, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp là đương nhiên. Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư cho giáo dục trên, dưới 3% GDP đã có hàng trăm tỉ USD/năm.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nền kinh tế tri thức cần đổi mới cả mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học từ bậc phổ thông đến đại học nhằm cung cấp cho người học kiến thức cơ bản làm nền tảng cho hoạt động thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, sản xuất, doanh nghiệp và đời sống.

Mục tiêu phát triển kinh tế trên cơ sở phát triển công nghiệp nền tảng, thúc đẩy tự động hoá, số hoá, thông minh hoá các ngành, lĩnh vực thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số, các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. Đồng thời thực hiện chuyển đổi số để đưa khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực chính để phát triển nhanh, bền vững và bao trùm. Nâng cao năng lực tự chủ của nền kinh tế, tự chủ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề then chốt và quyết định. Đó là nguồn lực cơ bản, nổi trội của mọi nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế thành công.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.
Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.
Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Tin khác

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân
Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”
Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới
Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.
Xem thêm
Phiên bản di động