“Vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước”

Chiều 17/11, nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đây là năm thứ 3 liên tiếp Thủ tướng gặp mặt các nhà giáo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Chính phủ đến các nhà giáo.
“Vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước”

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Thủ tướng gặp mặt các nhà giáo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - ẢNh: VGP/Quang Thương

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và ngành Giáo dục luôn dành sự quan tâm tới đội ngũ nhà giáo. Đây là lực lượng nòng cốt, hạt nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước.

Cả nước hiện có hơn 1,6 triệu nhà giáo ở các cấp học từ mần non, phổ thông, đến dạy nghề, đại học, làm việc trong cả hai khố công lập và ngoài công lập. Tính đến hết năm học 2022 - 2023, tỷ lệ đạt chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 của cấp mầm non là 86,3%, cấp tiểu học là 83,3%, cấp THCS là 90,3%, cấp THPT là 99,9%.

“Vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước”

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho các nhà giáo tiêu biểu - Ảnh: VGP/Quang Thương

Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, bước đầu đáp ứng yêu cầu cơ bản về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học khi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn đều là nhà giáo giỏi được điều động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; cơ bản đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, quản lý ở cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, khoảng trên 80% người tốt nghiệp qua đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có việc làm. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín về chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp có tỷ lệ việc làm sau tốt nghiệp đạt 100%. Đã hình thành các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế theo từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từng vùng, địa phương và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực.

“Vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước”

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đổi mới giáo dục phổ thông đang trong giai đoạn cần tập trung cao nhất nguồn lực, nhất là đội ngũ nhà giáo - Ảnh: VGP/Quang Thương

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác phát triển đội ngũ nhà giáo hiện nay vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đời sống của nhà giáo với nhiều khó khăn, nhất là các thầy cô ở vùng sâu vùng xa. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo vẫn mất cấn đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Tình trạng thiếu giáo viên còn diễn ra tại nhiều địa phương. Chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển, thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp, ...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Luật Nhà giáo đang bước đầu được triển khai và hướng tới mục tiêu tạo ra những thay đổi tích cực về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo.

Việc quan tâm và phát triển đội ngũ nhà giáo cần được tập trung thực hiện hơn nữa. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng được mong mỏi của các thầy cô. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTBXH tiếp tục nỗ lực kiến tạo những chính sách mới, điều chỉnh các chính sách bất cập nhằm tạo động lực và điều kiện tốt nhất để lực lượng nhà giáo yên tâm và gắn bó với nghề.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã luôn dành sự quan tâm hết sức thiết thực đến đội ngũ nhà giáo, ngành Giáo dục. Đặc biệt, Chính phủ đã quan tâm trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ bản cho đội ngũ công chức, viên chức, trong đó có công chức, viên chức ngành Giáo dục, đồng thời chỉ đạo sát sao để có thể tăng phụ cấp ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên.

“Vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ, đạo đức, văn hoá và con người Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Thương

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trân trọng chuyển lời thăm hỏi ân cần, lời chúc sức khỏe và lời chúc mừng tốt đẹp nhất của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh trên cả nước nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà Việt Nam 20/11/2023 và với tình cảm chân thành, sự tri ân sâu sắc, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo có mặt tại buổi gặp mặt và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ, đạo đức, văn hoá và con người Việt Nam.

Qua những chia sẻ chân thành, xúc động của các thầy, cô về chuyện đời, chuyện nghề, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ: có thể thấy rằng các thầy, các cô là những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh; thực sự là những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tận tâm, tận hiến cho sự nghiệp trồng người.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 29 của Trung ương, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả cấp học, chú trọng phát triển nhân cách đạo đức, tính sáng tạo của học sinh.

Phương châm đặt ra là: "Lấy học sinh làm trung tâm", "Lấy nhà trường làm nền tảng", "Lấy thầy, cô giáo làm động lực". Đồng thời bảo đảm yêu cầu đặt ra là: "Học thật, thi thật, nhân tài thật", "Thực tâm, thực tài, thực nghề".

Để đạt được mục tiêu đó, Thủ tướng nêu lên một số vấn đề lớn đặt ra. Đó là, chúng ta đã, đang và sẽ phải làm gì để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo một cách hiệu quả? Trong bối cảnh, tình hình mới, công tác dạy và học cần thay đổi như thế nào cho phù hợp? Làm thể nào để "học" thực sự đi đôi với "hành"? Làm sao để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế chúng ta?

Giải pháp nào để vừa xây cho các em những kiến thức nền tảng, cơ bản, vừa tạo điều kiện để các em phát triển năng khiếu bản thân ở bất kỳ môn học nào? Chúng ta cần phát triển thể thao trường học đường như thế nào để các em phát triển đầy đủ cả về trí tuệ, thể chất và tinh thần?

Nghề giáo là nghề cao quý, vậy chính sách đãi ngộ thế nào là phù hợp để thầy, cô yên tâm công tác, không ngừng phấn đấu, cống hiên vì nền giáo dục nước nhà, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn?

Thành công của giáo dục không phải là nhồi kiến thức cho đầy, không chỉ là tạo ra những chuyên gia giỏi mà là thắp lên ngọn lửa đam mê, ươm mầm khát vọng, chắp cánh ước mơ, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, đổi mới sáng tạo, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Giáo dục đào tạo phải bám sát nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo, tìm hiểu, tiếp thu tri thức dân tộc và nhân loại, tư duy phản biện, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.

“Vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước”

Các nhà giáo vui mừng được gặp và chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng Chính phủ - Ảnh: VGP/Quang Thương

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh... hãy cùng nhau chung tay, chung sức, sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện với tinh thần thúc đẩy xã hội học tập, học tập suốt đời.

Về các đề xuất, kiến nghị tại buổi gặp mặt, Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết sớm, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho công tác dạy và học, tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ chức vụ đối với Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú

Tạm đình chỉ chức vụ đối với Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú

Tối 4/12, trên trang mạng xã hội facebook lan truyền clip ghi lại cảnh 1 giáo viên bị nhóm học sinh tấn công bằng dép, liên tục ném giấy rác vào người và văng những lời thô tục. Thậm chí còn có 1 học sinh nam nằm lăn ra đất để ăn vạ.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn vụ học sinh ném dép vào mặt cô giáo ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn vụ học sinh ném dép vào mặt cô giáo ở Tuyên Quang

Ngày 5/12, Bộ GD&ĐT nhận được Công văn số 1956/SGDĐT-VP của Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang báo cáo về vụ việc xảy ra tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương), một số học sinh có hành động bạo lực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng đối với giáo viên, gây bức xúc dư luận.
Bí quyết “ươm” tài năng của cô giáo Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Bí quyết “ươm” tài năng của cô giáo Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Cô Võ Thị Bích Hạnh, chủ nhiệm lớp 2A9, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một trong những nhân tố điển hình “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.
Học sinh ở quận Nam Từ Liêm đau đầu, buồn nôn khi ăn "kẹo lạ", Sở GD&ĐT TP Hà Nội chỉ đạo khẩn

Học sinh ở quận Nam Từ Liêm đau đầu, buồn nôn khi ăn "kẹo lạ", Sở GD&ĐT TP Hà Nội chỉ đạo khẩn

Mới đây, 11 học sinh Trường THCS Nguyễn Quý Đức, quận Nam Từ Liêm có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn khi ăn cùng một loại kẹo không rõ nguồn gốc, bao bì in chữ nước ngoài.
Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Chiều 29/11, Bộ GD&ĐT đã chính thức “chốt” phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, với 4 môn thi, gồm 2 môn thi bắt buộc và 2 môn thi lựa chọn.

Tin khác

Trao máy tính cho học sinh trường vùng cao xứ Thanh

Trao máy tính cho học sinh trường vùng cao xứ Thanh
Ngày 28/11, Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Invenco phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) trao tặng 20 máy tính cho Trường Tiểu học Sơn Điện 1 và Trường Tiểu học Sơn Điện 2 (xã Sơn Điện).

Chiều 29/11 công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Chiều 29/11 công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Thông tin từ Bộ GD&ĐT, dự kiến vào 16h30 ngày 29/11, Bộ sẽ tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi thư chia buồn với nạn nhân vụ cháy nhà bán trú trường ở Sơn La

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi thư chia buồn với nạn nhân vụ cháy nhà bán trú trường ở Sơn La
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi thư chia buồn tới gia đình, thân nhân học sinh trong vụ cháy tại Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Nà Khoang, tỉnh Sơn La.

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Phân viện miền Nam: Họp mặt kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Phân viện miền Nam: Họp mặt kỷ niệm 41 năm ngày  Nhà giáo Việt Nam
Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Phân viện miền Nam, thuộc TP. Thủ Đức tổ chức họp mặt và lễ kỷ niệm các thầy cô giáo tạo nên những “mầm xanh” của đất nước.

Bảng nhãn Lương Đắc Bằng - Một người thầy mẫu mực

Bảng nhãn Lương Đắc Bằng - Một người thầy mẫu mực
Lương Đắc Bằng nổi tiếng là một vị quan chính trực, hết mình vì xã tắc. Ông cũng để lại tiếng thơm muôn đời về tấm gương người thầy mẫu mực, hết lòng truyền dạy tri thức, hun đúc chí hướng học trò để giúp nước, giúp đời...

Thanh Hóa: Trường THPT Chu Văn An kỷ niệm 40 năm thành lập

Thanh Hóa: Trường THPT Chu Văn An  kỷ niệm 40 năm thành lập
Sáng 19/11, trong không khí vui tươi chào mừng kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy và trò Trường THPT Chu Văn An (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa) đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường.

Kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam: Chuyện bây giờ mới kể về xử lý đơn của học trò

Kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam: Chuyện bây giờ mới kể về xử lý đơn của học trò
Trước tình hình dân số cơ học của xã đảo Long Sơn của TP Vũng Tàu và 3 xã Tân Hải, Tân Hòa, Phước Hòa thuộc huyện Tân Thành (nay là thị xã Phú Mỹ) phát triển rất nhanh; cần phải mở thêm trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo sáng suốt đề nghị UBND tỉnh thành lập Trường THPT Trần Hưng Đạo.

Ngày Nhà giáo ở một số nước trên thế giới

Ngày Nhà giáo ở một số nước trên thế giới
Dạy học là một nghề cao quý và đóng vai trò then chốt đưa nhân loại tiến bộ. Hàng năm, nhiều nước trên thế giới kỷ niệm Ngày Hiến chương nhà giáo để tôn vinh những con người đã ngày đêm miệt mài bên giáo án vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Mỗi quốc gia tổ chức kỷ niệm theo những sắc thái khác nhau, tùy thuộc vào lịch sử, nền văn hóa đặc trưng của nước đó.

Thanh Hóa: Trường ĐH Hồng Đức và Trường ĐH Polytech Tours mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo

Thanh Hóa: Trường ĐH Hồng Đức và Trường ĐH Polytech Tours mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo
Sáng 16/11/2023, Ban Giám hiệu Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức đã có buổi làm việc với bà Christine Michèle Farmer, Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế và Giáo sư Mathieu của ĐH Polytech Tours, cộng hoà Pháp. Tại buổi làm việc hai bên đã trao đổi thảo luận mở rộng mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi sinh viên, học viên và giới các chương trình du học cho học sinh Trường Tiểu học, THCS và THPT Hồng Đức.

Trao 500 chiếc áo ấm cho trò nghèo vùng khó Thanh Hóa

Trao 500 chiếc áo ấm cho trò nghèo vùng khó Thanh Hóa
Công ty CP giáo dục và đào tạo kỹ năng The Magic (Hà Nội) vừa phối hợp với chùa Hồi Long (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trao 500 chiếc áo ấm cho học sinh vùng khó huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Giáo dục và Đào tạo đạt nhiều thành tựu, song còn không ít thách thức

Giáo dục và Đào tạo đạt nhiều thành tựu, song còn không ít thách thức
Kết quả của quá trình đổi mới, Việt Nam là nền kinh tế mới nổi có khát vọng đến năm 2030 trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và trở thành nước phát triển vào năm 2045. Để đạt thành tựu đó, vấn đề quan trọng là phải tạo nguồn lực lao động chất lượng cao với những kĩ năng phù hợp mà ngành Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh quyết định, đột phá…

Bộ GD&ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 2 môn bắt buộc

Bộ GD&ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 với 2 môn bắt buộc
Ngày 14/11, Bộ GD&ĐT trình Chính phủ 3 phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. Trong đó, phương án thi bắt buộc 2 môn Toán, Ngữ văn kết hợp 2 môn tự chọn được nhiều chuyên gia lựa chọn.

Học sinh xứ Lạng nô nức tham gia ngày hội vệ sinh học đường và khánh thành 27 nhà vệ sinh

Học sinh xứ Lạng nô nức tham gia ngày hội vệ sinh học đường và khánh thành 27 nhà vệ sinh
Ngày 15/11, 27 công trình tiếp theo được khánh thành trong Dự án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh trường học thuộc Chương trình “Điều ước cho em” - kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ học sinh và giáo viên tại các địa bàn khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhẹ nhàng hai chữ dạy thêm

Nhẹ nhàng hai chữ dạy thêm
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 17/2012/TTBGD - ĐT thì dạy thêm, học thêm được hiểu là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình Giáo dục phổ thông.

Trường THPT Tĩnh Gia 3 ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục

Trường THPT Tĩnh Gia 3 ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục
Trường THPT Tĩnh Gia 3 được thành lập ngày 30/8/1991, tại xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia ( nay là phường Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Trải qua 32 năm hình thành và phát triển, trường THPT Tĩnh Gia 3 đã dần khẳng định vai trò, vị thế và có những đóng góp tích cực cho nền giáo dục xứ Thanh nói riêng và nền giáo dục cả nước nói chung. Tiếp nối bề dày truyền thống của Nhà trường, trong năm học 2022 – 2023 vừa qua, với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các cấp, của Giám đốc Sở GD&ĐT, sự đoàn kết và nỗ lực cố gắng của tập thể thầy và trò, trường THPT Tĩnh Gia 3 đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, các hoạt động giáo dục đều có sự chuyển biến tích cực
Xem thêm
Cục hàng không Việt Nam yêu cầu xử lý nghiêm hành vi tăng giá vé trái quy định

Cục hàng không Việt Nam yêu cầu xử lý nghiêm hành vi tăng giá vé trái quy định

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành chỉ thị về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông hàng không trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024.
Làm thế nào để bệnh nhân được khám chữa bệnh chất lượng cao nhất?

Làm thế nào để bệnh nhân được khám chữa bệnh chất lượng cao nhất?

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kì tháng 11/2023, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã nhận được sự quan tâm của báo giới liên quan đến tình trạng thiếu vắc- xin tiêm chủng mở rộng và chuyển tuyến bệnh nhân, làm thế nào để bệnh nhân được khám chữa bệnh chất lượng cao nhất.
Sắp xét xử cựu cán bộ CSGT bắt cóc bé trai 7 tuổi

Sắp xét xử cựu cán bộ CSGT bắt cóc bé trai 7 tuổi

Theo dự kiến, ngày 26/12, TAND TP. Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Đức Trung (SN 1992, trú tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) về tội "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản".
Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.
Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng th
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.
Phiên bản di động