Nước và nước sạch nông thôn

Khoảng 70% cơ thể người là nước, mỗi người cần uống 2 lít nước/ngày. Theo chuyên gia về sinh tồn, một người có thể sống từ 2 ngày đến một tuần mà không uống nước. Nước sạch là một phần tất yếu của cuộc sống.

Nước không vô tận

Hiện nay, nhìn chung dân đô thị được dùng nước sạch thuận tiện hơn, chỉ cần mở vòi nước là có. Có lẽ vì thế nên nhiều người không biết đến tầm quan trọng của nước sạch. Sống gần trọn đời, nhưng khi về quê tôi mới vỡ ra rằng, có được ngụm nước sạch không dễ và không rẻ.

Xung quanh ta, nước từ trên trời rơi xuống, từ lòng đất hút lên, từ các con suối dòng sông chảy về… cứ tưởng không bao giờ hết. Thời chưa xa lắm, giếng làng là “bể” nước không “đồng hồ”, miễn phí, cứ việc quẩy nước về dùng. Dòng nước mát của các con sông chẳng những cho con người mà còn tưới tắm cho những cánh đồng màu mỡ phù sa. Giếng khơi còn là nguồn cảm hứng dân dã “Năng mưa thì giếng năng đầy/ Anh năng qua lại mẹ thày năng yêu”. Nhưng bây giờ ô nhiễm tràn lan, trầm trọng. Nước mưa nay chẳng hứng để pha trà, càng không dám ngửa mặt ừng ực tu gáo nước mưa giải cơn khát trưa hè. Giếng khơi đã cạn còn nổi váng tanh nồng. Nước giếng khoan qua nhiều tầng lọc rồi cũng phải bỏ. Nước sông khúc đen ngòm, đoạn đục ngầu, chẳng ai liều “úp mặt xuống sông quê”. Đã đến lúc làng quê cũng cần có nước sạch như thị thành. Dù nguồn nước tự chảy từ trên cao, nước mặt dẫn từ hồ lớn, sông dài hay nước ngầm hút lên đều phải qua công nghệ xử lí nước hiện đại mới dám dùng để vợi đi nỗi lo bệnh tật. Từ đó tỉnh ra rằng nước không vô tận, nước sạch càng thế.

Nhiều nỗ lực

Đã có Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai. Nguồn lực cho Chương trình được tăng cường bằng nội lực và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và 3 nhà tài trợ DANIA, AuAID, Hà Lan theo phương thức hòa đồng ngân sách. Công nghệ cấp nước dựa trên nguyên tắc “Khai thác có hiệu qủa nguồn tài nguyên nước”.

Nước và nước sạch nông thôn

Tính đến năm 2020 đã xây dựng hơn 16 nghìn công trình cấp nước tập trung với quy mô khác nhau góp phần cấp cho khoảng 28,5 triệu người, khoảng 44% dân số nông thôn sử dụng công trình cấp nước sạch theo quy mô gia đình. Tỉ lệ số xã đạt tiêu chí cấp nước sạch là 65,5%. Tỉ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88,5%.

Điện về, nước về, làng quê bừng sáng. Từng nhà, cả xóm tôn tạo cảnh quan, nâng cấp hạ tầng, có nhà thành điểm Homestay. Ẩn mình trong lũy tre làng, biệt thự nhà vườn kiến trúc, nội thất, dịch vụ đẳng cấp, không thua khách sạn chốn thị thành, còn độ tươi mát, gần gũi thiên nhiên thì vượt trội.

Chăm lo nước sạch nông thôn không chỉ có do Trung ương, tỉnh, thành phố mà huyện, xã cũng lo. Cấp ban hành chủ trương, chính sách, cung cấp nguồn lực, cấp lo quản lí, vận hành. Có cơ quan chuyên môn kĩ thuật chỉ đạo, hướng dẫn, có đội ngũ thừa hành thạo việc.

Nhiều chuyện phải bàn, lắm việc phải làm

Số lượng công trình nước sạch nông thôn là không ít, song chỉ khoảng 70% điểm hoạt động từ bình thường trở lên, 30% còn lại kém hiệu quả hoặc máy nghỉ. Đó thường là các công trình nhỏ, công suất <50m3 >

Tỉ lệ thất thoát nước sạch dao động khoảng 25-35%, thường thì công trình lớn tỉ lệ thất thoát ít, còn ở công trình nhỏ thì ngược lại. Song dù ít hay nhiều đều là phí phạm tài nguyên, đáng lo ngại.

Do ô nhiễm môi trường ngày thêm trầm trọng khiến nguồn nước mặt an toàn ngày càng xa, đường ống dẫn nước dài thêm; tầng nước ngầm bảo đảm vệ sinh càng sâu, việc khoan hút cũng càng sâu, việc khai thác và sản xuất nước sạch ngày càng vất vả, tốn kém. Giá nước sạch vốn chưa tương xứng như các hàng hóa, dịch vụ, khi so kè với giá một lít nước đóng chai hoặc một li trà đá vỉa hè, nay càng bất cập khi mà phí, thuế, giá cả vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu… tăng. Giá thành nước sạch bị đội lên, nếu nâng giá bán dù phần tăng thêm chẳng bõ bèn gì nhưng sẽ như giọt nước tràn li, kích giá đồng loạt các hàng hóa, dịch vụ khác, xô đổ nỗ lực “be bờ” bình ổn giá.

Một số điểm trong cơ chế về nước sạch chưa bắt kịp thực tế, khó vận dụng hoặc vận dụng khác nhau, nhất là trong quy hoạch, huy động vốn đầu tư. Việc kiểm soát khai thác nguồn nước ngầm, quản lí vận hành, quản lí rủi ro như ô nhiễm, an toàn, an ninh, thất thoát cũng còn sơ hở. Ngày càng phải căng sức đối phó với biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập, khô hạn. Chỉ một trận lũ quét là có thể xóa sổ công trình nước sạch kì công xây dựng. Rồi việc đổ trộm chất thải nơi đầu nguồn nước, đường dẫn nước lớn liên tiếp gặp sự cố…, cho thấy việc giữ an ninh, bảo toàn nguồn nước không hề đơn giản.

Mục tiêu trong định hướng

Để hiện thực hóa định hướng xây dựng và phát triển đất nước đến 2030, tầm nhìn 2045 phải có mục tiêu về nước sạch nông thôn. Theo đó, 65% dân số nông thôn được dùng nước sạch đạt chuẩn với khối lượng 60 lít/ngày. Đến 2045, 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch, vệ sinh, an toàn bền vững. Như thế mới trọn vẹn là nông thôn mới.

Vì vậy cần, hoàn thiện chính sách. Huy động đầu tư từ ngân sách, vay nước ngoài và các thành phần kinh tế xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình nước tập trung. Tranh thủ trợ giúp quốc tế, khuyến khích doanh nghiệp nước nội địa liên doanh với nước ngoài. Áp dụng cộng nghệ mới, trình độ quản lí tiên tiến trong khai thác, sản xuất nước, khử nước mặn, xử lí nước lợ thành nước ngọt. Giáo dục đi đôi với chế tài tiết kiệm nước, coi việc bảo vệ nguồn nước là thiết thực bảo vệ chính mình và cộng đồng.

Nguyễn Duy Nghĩa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống

Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống

Rượu, bia là thức uống quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mặc dù chúng mang đến rất nhiều phiền toái cho sức khỏe và xã hội. Một chút rượu bia chúc Tết đã là một thói quen có từ lâu.
Những cây đa Bác trồng

Những cây đa Bác trồng

Từ năm 1960 đến nay, mỗi lần Tết đến, Xuân về chúng ta lại nhớ đến Tết trồng cây mà Bác khởi xướng là từ mùa Xuân 1960, Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Trong một bài viết về kêu gọi toàn dân hưởng ứng. Bác có viết hai câu thơ nay đã đi vào tâm thức mọi người và trở thành thuần phục như ca dao, tục ngữ: "Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân".
Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta

Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta

Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…
Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

V.I.Lênin (1870-1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ngay sau khi lãnh đạo thành công Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô viết. Đây là một văn kiện lịch sử có giá trị như một cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại.
Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Năm 2024, Việt Nam giành nhiều kì tích về kinh tế. GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm và cán đích tăng trưởng 7% (theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%). Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm phấn đấu 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt.

Tin khác

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972
Sự kiện 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, quân và dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, như một mốc son chói lọi. Vậy mà, thấm thoắt đã 52 năm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm mở rộng khối đại đoàn kết, giữa những người có đạo với người không theo đạo, giữa đồng bào theo các đạo khác nhau... ngày càng gắn kết, bền chặt. Người nhấn mạnh, đoàn kết tôn giáo nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta
Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động