Nữ sĩ Hồ Xuân Hương ứng viên trình UNESCO vinh danh- danh nhân văn hóa.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” tác phẩm của bà không chỉ nổi tiếng trong nước mà có tầm ảnh hưởng ra thế giới. Hơn 10 năm qua mặc dù có hồ sơ ứng viên danh nhân văn hóa, nhưng bà chưa được tổ chức UNESCO vinh danh vì hồ sơ thân thế chưa rõ, còn có ý kiến bất đồng

Bốn Danh nhân Văn hóa của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh.

UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây, nhân các dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980); 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990); 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015) và 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An (2019). Đến nay, Việt Nam đã có bốn danh nhân kiệt xuất được UNESCO vinh danh.

 Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt  Nam đã được UNESCO    vinh danh
Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhà thơ của thế kỉ XVIII-XIX, thuộc dòng thơ Cổ điển, được tôn vinh là “Bà chúa thơ Nôm, là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam. Trong gia tài thi ca của Hồ Xuân Hương cũng như trong thi đàn văn chương thời ấy, cách đây hơn 200 năm dưới chế độ phong kiến, chỉ có bà là nhà thơ nữ Việt Nam, người đầu tiên dám lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ cho nữ quyền qua tác phẩm thi ca. Những kiệt tác của bà để lại không chỉ được tôn vinh trong nước, mà có tầm ảnh hưởng thế giới, đến nay có hơn 10 quốc gia đã dịch và giới thiệu thơ của Hồ Xuân Hương.

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là người con ưu tú của đại tộc họ Hồ. Đại tộc họ Hồ đã thành lập Ban vận động UNESCO vinh danh nữ sĩ. Ngày 25/4/2016, Ban vận động UNESCO vinh danh Hồ Xuân Hương, đã có văn bản gửi ông Chủ tịch, ông Tổng Thư kí Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đề xuất việc giới thiệu nữ sĩ là ứng viên trình UNESCO vinh danh nhân dịp kỉ niệm 250 năm ngày sinh (1773-2022) và 200 năm ngày mất (1822-2022) của bà.

              Nữ sĩ Hồ Xuân Hương 1773-1822
Tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1773-1822)

Mặc dù được nhân dân tôn vinh là “Bà chúa thơ Nôm”, nhưng đã 250 năm, kể từ ngày sinh và 200 năm ngày mất của Hồ Xuân Hương, đến nay số công trình nghiên cứu khoa học về sự nghiệp của nữ sĩ rất nhiều, nhưng công trình nghiên cứu khoa học về thân thế của bà, lại quá ít. Không chỉ quá ít, mà còn thiếu những dữ liệu cơ bản để làm rõ con người nữ sĩ Hồ Xuân Hương là có thật, không phải là huyền thoại, bà có quê quán, gia tộc, tổ tiên, có cha mẹ, có hôn nhân gia đình, có ngày sinh, tháng đẻ, có ngày giờ hết mệnh về thế giới bên kia còn để lại cuộc đời nấm mồ hiện hữu.

Chính vì không có những dữ liệu cơ bản này, nên thân thế của nữ sĩ còn nhiều ý kiến bất đồng, chưa sáng tỏ, chưa đáp ứng tiêu chí của UNESCO, nên gần 10 năm qua, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, chưa được vinh danh.

Đề tài nghiên cứu làm rõ thân thế của Hồ Xuân Hương được hội thảo đánh giá cao.

Xưa nay, người ta thuộc thơ Hồ Xuân Hương, biết chuyện tình của nữ sĩ qua bài thơ Khóc Tổng Cóc “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!/Thiếp bén duyên chàng có thế thôi/Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé/Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”; và bài thơ Khóc ông Phủ Vĩnh Tường “Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi/Cái nợ ba sinh đã trả rồi/Chôn chặt văn chương ba tấc đất/Tung hê hồ phỉ bốn phương trời/ Cán cân tạo hóa rới đâu mất/ miện túi càn khôn khép lại rồi/ Hai bảy tháng trời đà mấy chốc/ Trăm năm ông phủ VĩnhTường ôi”... Còn cuộc đời của Hồ Xuân Hương ra sao, đã trải qua những nỗi bất hạnh nào để có duyên thơ, thì đến nay vẫn là huyền bí, cũng như chuyện người cha của nữ sĩ họ Hồ là Hồ Phi Diễn hay Hồ Sĩ Danh? Ông Phủ Vĩnh Tường, người chồng thứ hai của nữ sĩ là Trần Phúc Hiển hay Phạm Viết Ngạn, còn nhiều tranh cãi. Mộ nữ sĩ có còn trong những khu mộ cổ ven hồ, hay đã nằm sâu trong sóng nước Hồ Tây, hay đã được di về quê chồng “Theo ngọn nước Tam Kỳ chảy về đâu?” chưa được làm sáng tỏ.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Đến nay không có bất cứ tư liệu cổ điển nào, chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương. Bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc (佳人遺墨) của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến , ấn hành tại Hà Nội năm 1916. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ”.

Nghiên cứu để làm sáng tỏ thân thế của nữ sĩ, theo tôi các lĩnh vực khoa học ở đây, bao gồm cả nhân chứng, vật chứng và cả những giả thiết, minh chứng qua phương pháp truyền thống của những người có khả năng đặc biệt, thấu thị, thấu thính, (nhìn thấy, nghe thấy và cả những người có khả năng về kinh dịch, tử vi, phong thủy, trên tỏ thiên văn, dưới tường địa lý. Để chứng minh, luận giải, những gì còn là huyền bí trong cuộc đời, cuộc tình, trong dòng thơ của nữ sĩ để lại cho hậu thế. Kết quả nghiên cứu xác định rõ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là con người thật, không phải là huyền thoại dân gian như Trạng Lợn, Trạng Quỳnh. Truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, là tập hợp hàng loạt những câu chuyện dân gian của nhân dân ta. không thể có trong gia phả của dòng họ, bởi gia phả là bộ sử của một dòng họ, chỉ ghi những chuyện có thật. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là có thật, do đó bà có quê quán, cha, mẹ, có hôn nhân gia đình và sự nghiệp văn thơ. Dưới chế độ phong kiến, gia phả của họ tộc không ghi chép về phụ nữ, việc in ấn, lưu truyền văn thơ của nữ sĩ ở thời điểm đó, chưa được chú trọng, còn khó khăn…

Chỉ tính từ đầu thế kỉ XX đến nay, đã có hàng trăm công trình sưu tầm, nghiên cứu, về con người cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhưng chưa có công trình nào làm sáng tỏ thân thế của nữ sĩ. Bằng phương pháp truyền thống khảo cứu gia phả, lập tử vi luận giải vận mệnh, kết hợp với phương pháp hiện đại của các thuật toán học thống kê, so sánh, loại trừ, chúng tôi đã lập được lá số tử vi Hồ Xuân Hương, sinh giờ Mão (5 h30) ngày 13 tháng 7 năm Quý Tỵ (30/8/1773), tiệm cận được với đời sống thực của nữ sĩ.

Để lập được lá số tử vi này, chúng tôi đã căn cứ qua các phẩm thơ của nữ sĩ (thơ là nhân văn), thể hiện tính cách của bà là phụ nữ mạnh mẽ, khát khao trong tình yêu, nhiều đau khổ vì hôn nhân, đa sầu, đa cảm. Những tính cách này của Hồ Xuân Hương, trong tử vi thuộc vận sao Đào Hoa ở giờ Ngọ. Từ năm 1769-1773 chỉ có năm Quý Tỵ có sao Đào hoa ở chính Ngọ, đó là căn cứ xác định tử vi của nữ sĩ thuộc năm Quý Tỵ 1773. Vẫn theo phương pháp so sánh, loại trừ, chúng tôi tìm ra tháng ngày và giờ sinh phù hợp với lá số tử vi của nữ sĩ.

Đó là nhân duyên và cũng là duyên nợ của đời sau mà hôm qua, hôm nay, ngày mai… những người yêu mến, kính trọng “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, đang trả cho bà “duyên nợ” này.

Từ kết quả báo cáo trong hội thảo, thân thế và sự nghiệp của nữ sĩ được làm sáng tỏ, được các cơ quan có thẩm quyền trong nước thẩm định và công nhận nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học “Làm sáng tỏ về thân thế sự nghiệp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương bằng Tử vi và kinh dịch” là cơ sở đáp ứng đủ các tiêu chí của hồ sơ ứng viên, Việt Nam có thể trình UNESCO vinh danh cho nữ sĩ, nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của Hồ Xuân Hương. Hồ sơ cũng đóng góp vào nâng cao vai trò của danh nhân văn hóa Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam, đồng thời mở ra những đề tài nghiên cứu mới về Hồ Xuân Hương, những hướng liên kết du lịch về quê hương của nữ sĩ.

Nghiêm Thị Hằng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật

Tin khác

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 2: Rào cản trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 1: Những rào cản trong tổ chức lại bộ máy

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế nước ta đã có nhiều thành tựu.

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lí tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn
Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại
Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình
Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động