Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam

Trong âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam, vấn đề nhân quyền luôn được các thế lực thù địch coi là một mũi tấn công gây sức ép lớn. Nhưng những gì mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm là minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
 Mỗi chúng ta cần nhận thức đúng đắn,  luôn tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện các luận điệu xuyên tạc của các thế lực, thù địch, phần tử xấu (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: TL)
Mỗi chúng ta cần nhận thức đúng đắn, luôn tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện các luận điệu xuyên tạc của các thế lực, thù địch, phần tử xấu (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: TL)

Nhiều năm qua, vấn đề nhân quyền đã và đang được các thế lực thù địch sử dụng như một thứ vũ khí, một vỏ bọc cho các hoạt động chống phá, chuyển hóa Việt Nam theo phương thức “diễn biến hòa bình”. Ở Việt Nam, vấn đề nhân quyền còn được các thế lực thù địch, phản động xem như là một mũi tấn công chính, là một trong bốn “đột phá khẩu” nhằm phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.

Thực tế cho thấy, hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam đang được các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước không ngừng đẩy mạnh với tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt và nguy hiểm. Các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền để tác động chuyển hóa nội bộ, gây sức ép về chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm thực hiện mục tiêu “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam; kích động biểu tình, phá rối an ninh, trật tự, gây bạo loạn nhằm gây mất ổn định chính trị, xã hội và an ninh, trật tự ở Việt Nam; hậu thuẫn, thúc đẩy hình thành lực lượng, tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo tiền, điều kiện để chuyển hóa, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta.

Có thể nhận diện một số thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Việt Nam:

Thứ nhất, lợi dụng sự khác biệt trong quan điểm, nhận thức về vấn đề quyền con người để công kích, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ XHCN Việt Nam, đả kích vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và thể chế chính trị Việt Nam. Chúng quy kết học thuyết Mác - Lênin là độc tài, mất dân chủ, vi phạm quyền con người; tuyên truyền công kích vào Hiến pháp, pháp luật và thể chế chính trị, từ đó đòi thay đổi cương lĩnh, đường lối của Đảng, kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, ra sức xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền ở nước ta, triệt để khai thác các vấn đề nhạy cảm, phức tạp như tham nhũng, khiếu kiện, đình công, phân hóa xã hội, tội phạm, tệ nạn xã hội, tình hình dịch bệnh COVID-19, việc bắt, xử lý các đối tượng chống đối chính trị… để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hàng năm chính phủ một số quốc gia, một số tổ chức quốc tế thường đưa ra những cái gọi là “báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới” (trong đó có phần đề cập đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam), “báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam”, “dự luật nhân quyền Việt Nam”...; ra các tuyên bố, thông cáo báo chí xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Thứ ba, lợi dụng tính phổ biến của vấn đề quyền con người, quan hệ quốc tế trong vấn đề quyền con người để tuyệt đối hóa, tuỳ tiện áp đặt các “chuẩn mực” nhân quyền nhân danh “tinh thần thời đại”, “giá trị phổ biến” đối với Việt Nam; đặt ra các “điều kiện”, “tiêu chuẩn” về nhân quyền trong quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục... từ đó gây sức ép, tác động chuyển hóa nội bộ Việt Nam, thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế kinh tế, chính trị, pháp lý theo chuẩn mực, giá trị dân chủ, nhân quyền tư sản phương Tây.

Thứ tư, lợi dụng chiêu bài “thúc đẩy dân chủ”, “bảo vệ quyền con người” để tài trợ, hậu thuẫn về vật chất lẫn tinh thần cho các phần tử, tổ chức chống Đảng, Nhà nước Việt Nam ở cả trong và ngoài nước nhằm hình thành lực lượng, tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa các nhân vật trong chính giới, nhân viên cơ quan ngoại giao, các phái đoàn của chính phủ các nước với các đối tượng chống đối ở cả trong và ngoài nước để hậu thuẫn, khuyến khích chúng tăng cường hoạt động chống nhà nước Việt Nam; thông qua chiêu bài nhân quyền để can thiệp, bảo vệ cho số đối tượng chống đối chính trị bị bắt, xử lý, kêu gọi trả tự do cho các đối tượng…

Thứ năm, gắn vấn đề nhân quyền với vấn đề tôn giáo, dân tộc, lợi dụng những thiếu sót, hạn chế trong quá trình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam để kích động hoạt động chống nhà nước Việt Nam dưới chiêu bài đòi “tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo”, “quyền tự quyết dân tộc”; gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với các tầng lớp nhân dân; kích động một bộ phận quần chúng hoạt động chống chính quyền nhân dân như gây rối an ninh, trật tự, bạo loạn…

Có thể thấy rằng, nhân quyền là sản phẩm kết tinh của nền văn minh nhân loại, có ảnh hưởng rộng lớn và ngày càng trở thành mối quan tâm chung của nhân loại. Hiểu một cách chung nhất, nhân quyền là quyền con người, thế nhưng cho đến nay quan niệm, cách hiểu, cách tiếp cận về nhân quyền giữa các quốc gia lại thường không có sự thống nhất.

Tuỳ theo góc độ tiếp cận, quan điểm chính trị, lợi ích giai cấp mà các quốc gia có những quan niệm khác nhau về quyền con người. Ở Việt Nam, nhân quyền được hiểu là những giá trị cơ bản mà con người giành được trong lịch sử đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm khẳng định địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp lý của mình. Đó là tổng thể các nhu cầu, năng lực, tự do, nhân phẩm của con người với tư cách cá nhân và cộng đồng xã hội được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không ngừng mở rộng dân chủ XHCN, bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người. Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội”. Nghị quyết Đại hội XIII cũng nhấn mạnh: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền con người còn được cụ thể hóa trong các đạo luật quan trọng của Nhà nước như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng… Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy, trong những năm qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trong đảm bảo quyền con người, nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, hội họp… Cùng với đó, rất nhiều chính sách an sinh xã hội đã được Đảng, Nhà nước triển khai nhằm hướng tới người nghèo, người yếu thế, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo dễ dàng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo.

Mới đây nhất, nhân dịp Quốc khánh mùng 2/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 3.035 người, trong đó có cả người nước ngoài. Đây không chỉ một việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trao cơ hội thứ hai cho những người đã một thời lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời mà còn tiếp tục phản ánh rõ nhất ưu tiên bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, là minh chứng rõ nét nhất bác bỏ lại mọi luận điệu xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền” của các thế lực, đối tượng thù địch, phản động.

Nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối. Bởi vậy, hơn lúc nào hết mỗi chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn, hiểu đúng, đầy đủ về nó và luôn tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện các luận điệu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống Việt Nam của các thế lực, thù địch, phần tử xấu./.

TS. Nguyễn Sơn - Học viện An ninh Nhân dân

Theo dangcongsan.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cơ hội mà kỉ nguyên số mang lại cho người cao tuổi

Cơ hội mà kỉ nguyên số mang lại cho người cao tuổi

Sáng 6/11, tại Hà Nội, Công ty TUVA Communication - doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và truyền thông về các vấn đề xã hội - tổ chức Tọa đàm “Già hóa dân số trong Thời đại 4.0”. Tham dự có TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam; ông Phạm Hùng Tuyến, Phó Giám đốc VOV Giao thông, Đài Tiếng nói Việt Nam; Mai Quỳnh Anh, Giám đốc Chương trình tại TUVA Communication.
Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền chủ động, linh hoạt  trong quản lí đầu tư công

Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền chủ động, linh hoạt trong quản lí đầu tư công

Sáng 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp…
Nhiều kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Phòng cháy,  chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Nhiều kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 1/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH)...
Xây dựng chính quyền đô thị TP Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả

Xây dựng chính quyền đô thị TP Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả

Sáng ngày 31/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương…
Bảo đảm quyền lợi của người dân và phát triển bền vững đất nước

Bảo đảm quyền lợi của người dân và phát triển bền vững đất nước

Sáng 16/10, Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Luật Dân số. Tham dự Hội thảo có đại diện Cục Dân số (Bộ Y tế); lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội... TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo.

Tin khác

Chăm sóc người cao tuổi thích ứng già hóa dân số

Chăm sóc người cao tuổi thích ứng già hóa dân số
Hội Lão khoa Việt Nam và Bệnh viện Lão khoa Trung ương vừa tổ chức Hội nghị Lão khoa Quốc gia lần thứ V. Một trong những nội dung được các chuyên gia tập trung thảo luận lần này là vấn đề phát triển nhân lực chuyên ngành lão khoa Việt Nam.

Chăm lo cho NCT để xây dựng một quốc gia cường thịnh, khỏe mạnh

Chăm lo cho NCT để xây dựng một quốc gia cường thịnh, khỏe mạnh
Thời gian qua, nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã tích cực hỗ trợ tiền, hiện vật, chung tay, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, Hội NCT chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe cho NCT. Với chương trình thiết thực “1 triệu máy đo huyết áp cho NCT”, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đông Dương (Công ty Đông Dương) - Nhãn hàng Kingsport không chỉ thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe NCT mà còn gửi gắm thông điệp về sự tri ân sâu sắc đối với lớp người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và dựng xây đất nước hôm nay.

Công tác NCT là một trong những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước

Công tác NCT là một trong những chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước
Sáng 28/9, tại tỉnh Hải Dương đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì NCT Việt Nam (Lễ phát động). Chương trình do Hội NCT Việt Nam và tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức; được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương và tiếp sóng Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố.

Già hóa cùng phẩm giá: Tăng cường Hệ thống Hỗ trợ và Chăm sóc NCT trên toàn thế giới

Già hóa cùng phẩm giá: Tăng cường Hệ thống Hỗ trợ và Chăm sóc NCT trên toàn thế giới
Năm nay, cả thế giới kỉ niệm 34 năm Ngày Quốc tế NCT (1/10) theo cách tính của Liên Hợp Quốc. Chủ đề Ngày Quốc tế NCT năm nay “Già hóa cùng phẩm giá: Tầm quan trọng của việc tăng cường hệ thống hỗ trợ và chăm sóc NCT trên toàn thế giới” cho thấy cần có cách nhìn mới, đầy đủ hơn về già hóa dân số và nguồn lực NCT cũng như cách thức tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT trên phạm vi toàn cầu.

“Chuẩn bị cho tuổi già khi còn trẻ và từ bây giờ”

“Chuẩn bị cho tuổi già khi còn trẻ và từ bây giờ”
Đó là thông điệp mà TS Trương Xuân Cừ, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam chuyển tải đến NCT cùng các thế hệ con cháu trong Tháng hành động vì NCT Việt Nam (Tháng hành động) năm 2024. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đã có cuộc phỏng vấn TS Trương Xuân Cừ về công tác chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Tháng hành động và Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động tổ chức ngày 28/9/2024 tại tỉnh Hải Dương.

Chung tay thực hiện các mục tiêu quốc gia, chăm sóc người yếu thế

Chung tay thực hiện các mục tiêu quốc gia, chăm sóc người yếu thế
Ngày 26/9, tại Hà Nội, Hội Giáo dục Chăm sóc (GDCSSKCĐ) Việt Nam và Dự án Cộng đồng ADCrew, thuộc Công ty ADCREW VIETNAM phối hợp tổ chức Hội nghị Kết nối doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu quốc gia về chăm sóc SKCĐ. Chương trình được sự bảo trợ truyền thông từ Cộng đồng Tâm sự Marketing y dược - một diễn đàn của những chuyên gia marketing trong lĩnh vực dược phẩm và sức khỏe.

Bình Thuận: Tọa đàm về chủ đề "Vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau"

Bình Thuận: Tọa đàm về chủ đề "Vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau"
Sáng 26/9, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận, Khối thi đua 8, do bà Nguyễn Thị Phúc, Chủ tịch Hội NCT tỉnh, Trưởng khối thi đua- và ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin phó khối chủ trì, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và 12 đơn vị thành viên trong khối thi đua tham dự buổi tọa đàm với chủ đề: “Vì người nghèo – không để ai bỏ lại phía sau”.

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Sáng 26/9, UBND tỉnh Bình Dương long trọng tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời xúc tiến đầu tư cho tỉnh.

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng

Bình Dương: Khánh thành tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng
Sáng 23/9, tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, với tổng vốn đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 kết nối TP Tân Uyên và huyện Vĩnh Cửu
Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành cầu Bạch Đằng 2 tại xã Bạch Đằng, TP.Tân Uyên. Cây cầu mới này là tuyến kết nối quan trọng giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, góp phần cải thiện giao thông liên vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024

Bình Dương tổ chức chuỗi sự kiện lớn cuối tháng 9/2024
Nằm trong chuỗi sự kiện công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, từ ngày 25 đến 27/9/2024, Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo Bình Dương tổ chức Triển lãm Điện và Năng lượng, Triển lãm Tự động hóa Việt Nam 2024.

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bình Dương công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông báo về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng với triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa Việt Nam 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9/2024.

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam

Già hóa dân số, vấn đề toàn cầu và điểm nhấn của Việt Nam
Từ ngày 11 đến 13/9, tại tỉnh Bali, Cộng hòa Indonesia đã diễn ra Hội nghị Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về Già hóa dân số, thu hút hơn 400 đại biểu từ 38 quốc gia trong khu vực tham gia. Hội nghị được đồng tổ chức bởi Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia (BAPPENAS), Tổ chức HelpAge International (Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế - HAI) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA).

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Trong nỗ lực chung tay hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, tỉnh Bình Dương đã quyết định trích 10 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ để ủng hộ 10 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Chăm lo NCT là đạo lí, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Trong 2 ngày 28 và 29/8, đã diễn ra Đại hội thành lập Hội NCT TP Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các Ban, Sở, ngành thành phố; lãnh đạo Hội NCT các tỉnh thuộc Cụm thi đua số III và 207 đại biểu chính thức đại diện cho trên 1 triệu hội viên NCT thành phố.
Xem thêm
Hướng đi chiến lược cho hợp tác kinh tế giữa tỉnh Long An và các doanh nghiệp Đức

Hướng đi chiến lược cho hợp tác kinh tế giữa tỉnh Long An và các doanh nghiệp Đức

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại Công hòa Liên bang Đức, ngày 18/11, tại Cologne, CHLB Đức, đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An, do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn đã tham dự “Hội nghị bàn tròn thương mại đầu tư Long An – Cologne” và xúc tiến các buổi gặp gỡ, trao đổi tích cực với các tổ chức doanh nghiệp và nhà đầu tư hàng đầu tại Đức.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan thuộc Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan thuộc Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp long trọng kỷ niệm 75 năm ngày thành lập

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp long trọng kỷ niệm 75 năm ngày thành lập

Ngày 16/11/2024 Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Trường (8/7/1949 - 8/7/2024). Trải qua chặng đường lịch sử đầy vẻ vang, hào hùng... nhà trường là địa chỉ đỏ tin cậy của nhân dân cả nước.
Phiên bản di động