Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Văn hóa - Thể thao 30/03/2024 11:15
Khi còn ở Huế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng yêu cô gái Ngô Vũ Bích Diễm. Từ cuộc tình này, ông viết nên ca khúc “Diễm xưa”, với ca từ da diết: Chiều nay còn mưa sao em không lại/ Nhỡ mai trong cơn đau vùi/ Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau và Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động/ Làm sao em biết bia đá không đau/ Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng/ Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, một người bạn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cho hay: “Anh yêu Diễm mê mệt. Những ngày không thấy Diễm đi qua anh đau khổ vô cùng… Diễm biết Trịnh Công Sơn yêu mình và trái tim cô nhiều khi cũng rung động. Nhưng lúc ấy Diễm không thể vượt qua được sự nghiêm khắc của gia đình”.
Ngô Vũ Dao Ánh, em gái của Ngô Vũ Bích Diễm, khi biết mối tình giữa chị mình với nhạc sĩ không thành, đã viết thư an ủi và chia sẻ cùng ông. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết thư trả lời và mối duyên “tình chị duyên em” nảy sinh từ đó. Trong thời gian yêu nhau, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết cho Dao Ánh khoảng 300 bức thư. Trong đó có những lời lẽ da diết như: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh, nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ… Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng mỗi năm”. Ông cũng đã viết rất nhiều ca khúc tặng người tình như “Mưa hồng”, “Còn tuổi nào cho em”, “Ru em từng ngón xuân nồng”, “Tuổi đá buồn”…
![]() |
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (bên phải) và nhạc sĩ Văn Cao. |
Mối tình này tuy không thành nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn luôn nhớ về nó. Năm 1993, ông gặp lại Dao Ánh và đã viết ca khúc “Xin trả nợ người”, với những ca từ thật da diết: Hai mươi năm em trả lại rồi/ Trả nợ một đời xa vắng vòng tay/ Hai mươi năm vơi cạn lại đầy/ Trả nợ một thời môi vắng vòng môi/... Hai mươi năm vẫn là thuở nào/ Nợ lại lần này trong cõi đời nhau”.
Ngày 1/4/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời; họa sĩ Đinh Cường, một người bạn của nhạc sĩ nhớ lại: “Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao Ánh về thăm, suốt tuần sáng nào cô cũng đến ngồi trên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà”.
Trong một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có nhắc lại việc, ông Lê Khắc Cầm, một trí thức là cơ sở của Thành ủy Huế, nhớ lại: “Anh Sơn biết tôi là cơ sở của Thành uỷ... Chúng tôi trong đó có Trịnh Công Sơn đọc rất nhiều sách báo từ chiến khu gửi vào và đặc biệt đêm nào cũng ôm cái radio nghe đài Hà Nội với sự ngưỡng mộ Cách mạng”.
Ngày 30/4/1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hát “Nối vòng tay lớn” tại Đài Phát thanh Sài Gòn vừa được cách mạng tiếp quản. Ông xúc động nói: “Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mà mơ ước của tất cả chúng ta đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam”.
Vào năm 1981, cùng với các nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Phạm Trọng Cầu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đi thực tế đời sống mới ở Nông trường Nhị Xuân (huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh), nơi có những Thanh niên xung phong đang ngày đêm đóng góp sức trẻ của mình để xây dựng Tổ quốc. Sau đó, ông đã sáng tác ca khúc “Em ở nông trường em ra biên giới”, có đoạn: Từng vai áo phai sẽ xanh thêm đời/ Bàn tay làm nên những mùa vui/ Từ trên đất này, những con người mới mọc lên/ Tựa như nắng giữa chân trời. Đặc biệt, ông vô cùng khâm phục những cô gái “có đôi chân đi không ngại ngần”, “quen mưa nắng”, “tóc trên vai vấn vương bụi hồng” và có “trái tim nồng nàn”...
Đầu năm 1984, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi thăm nhà bảo tàng ở Quảng Bình. Ông rất xúc động khi thấy tấm ảnh mẹ Suốt (1908-1968), người đã kiên cường chèo chiếc đò ngang dưới mưa bom bão đạn, đưa bộ đội qua sông trong những năm chống Mỹ. Sau đó ông đã sáng tác ca khúc “Huyền thoại Mẹ” với những ca từ đầy xúc động: Đêm chong đèn ngồi nhớ lại/ Từng câu chuyện ngày xưa/ Mẹ về đứng dưới mưa/ Che đàn con nằm ngủ/ Canh từng bước chân thù/ Mẹ ngồi dưới cơn mưa/ Mẹ lội qua con suối/ Dưới mưa bom không ngại/ Mẹ nhẹ nhàng đưa lối/ Tiễn con qua núi đồi. Ca khúc “Huyền thoại Mẹ” đã tạo nên tượng đài về Mẹ Tổ quốc bất tử.
Tiếp đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có những sáng tác về cuộc sống mới. Trong ca khúc “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, ông đã thể hiện sự yêu đời, yêu người của mình với cuộc sống mới: Và như thế tôi sống vui từng ngày/ Và như thế tôi đến trong cuộc đời/ Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi