Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ra quân về địa phương làm ruộng, rồi làm cơ khí cho HTX. Lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn buộc ông phải bươn chải. Ông chọn nghề cắt tóc để mưu sinh như một sự tự nhiên mà không phải học nghề ai cả.

Chỉ với một chiếc tông đơ, một chiếc kéo mà nuôi dạy 5 con đều nên người, phương trưởng... Ông đến với thơ cũng tự nhiên như cách để ông trải lòng với đời, truyền tải tâm tư, tình cảm với cuộc sống. Đó là câu chuyện nhà thơ Ngô Viết Lừng, sinh năm 1947, quê quán Đông Mai, Hà Đông…

Trong câu chuyện ông nói rất ít về thời gian trong quân ngũ. “Kể ra tôi cũng thuộc số may, ngay khi nhập ngũ được cử đi học quân chính, làm nhiệm vụ tuyển quân, huấn luyện rồi giao quân vào chiến trường”, ông kể.

Rời quân ngũ, ông không tiếp tục đi học ngân hàng nữa, mà chọn phương án về quê làm ruộng, rồi có thời gian làm cơ khí cho HTX. Ông xây dựng gia đình chỉ với hai bàn tay trắng, cuộc sống vô cùng vất vả. Ông bà sinh con gặp đúng thời kì đất nước khó khăn, nên gia đình ông cũng không là ngoại lệ. Làm gì để nuôi dạy các con? Câu hỏi này luôn đeo bám khiến ông nặng lòng suy ngẫm. “Lúc đó tôi nuôi được bốn con ngan, đổi được búi tre, dùng đó dựng được mấy gian nhà, chỉ là nhà tranh tre, trát vách đất. Ăn thì chạy từng bữa, ăn bữa nay nhưng bữa mai còn chưa biết lấy gì mà ăn”, ông Lừng tâm sự.

“Phu Thê tương kính như tân”, nghĩa là chồng vợ tôn kính nhau như khách, ông Ngô Viết Lừng nói.  Ảnh 2: Ngoài là nhà thơ, ông Ngô Viết Lừng còn là chủ tế ở đình làng.
“Phu Thê tương kính như tân”, nghĩa là chồng vợ tôn kính nhau như khách, ông Ngô Viết Lừng nói.

Khoảng năm 1980 ông Lừng quyết định gom tiền mua tông đơ, kéo, lược… về mở điểm cắt tóc. Khi được hỏi làm nghề cắt tóc có phải theo thầy học nghề không? Ông Lừng cười: “Có ai dạy mình đâu. Tôi cắt tóc từ khi còn trong quân ngũ. Thời đó mỗi đại đội được cấp trên phát cho bộ tông đơ, dao, kéo chẳng hiểu sao họ giao cho tôi việc cắt tóc cho các anh em tân binh trong đơn vị. Và cứ thế tôi cắt, cắt nhiều thành quen tay. Hóa ra mình có năng khiếu làm nghề cắt tóc”. Và cứ nghề cắt tóc ấy, ông bươn chải nuôi các con ăn học. Ông nhớ lại: “Nuôi năm đứa con vô cùng khốn khó, lợn mình nuôi trong chuồng nhưng có phải của mình đâu? Đó là cứ đi vay tiền trang trải cuộc sống, còn nuôi lợn là để lấy đó đổi mà trả nợ”. Và thời đó mặc dù cắt tóc lấy tiền công khá rẻ, nhưng được cái tay nghề ông có uy tín, nên tương đối đông khách, cũng đem lại cho gia đình ông khoản thu nhập kha khá, đủ để trang trải cuộc sống.

Ông kể tiếp, vợ chồng ông sinh được 5 người con, cháu đầu là con gái, bốn cháu sau là con trai. Được cái ông bà khéo nuôi dạy, nên cả 5 người con đều học hành thành đạt. Cô con gái đầu học xong phổ thông rồi học nghề và lấy chồng yên bề gia thất. “Nó có cháu gọi bằng bà rồi đấy. Cánh mình lên chức cụ cả rồi, nhanh thật đấy”, ông cười cho biết. Người thứ hai là con trai, học xong đại học ở lại trường làm giảng viên Trường Đại học Công nghiệp. Người con thứ ba cũng trưởng thành, hiện là giảng viên Trường Đại học Công đoàn. “Vất vả nhất là cậu thứ tư. Cậu con trai này nhà tôi rất cá tính, thi đại học mấy năm đều đậu nhưng không nhập học, vì không đậu được vào trường ưa thích. Thi đến lần thứ ba mới đậu được vào trường kiến trúc. Học xong nay ra mở doanh nghiệp riêng”, ông Lừng kể. Cậu con trai út học kiến trúc nội thất ra trường đi làm được hai năm thì có trát gọi đi bộ đội. Trong quân ngũ, cậu được cấp trên yêu mến muốn nâng đỡ. Đơn vị định cho cậu đi học sĩ quan, nhưng nhiều lần thuyết phục, gia đình cũng động viên mà cậu kiên quyết từ chối. “Hiện cháu về làm việc ở doanh nghiệp của anh trai”, ông Lừng kết thúc.

Ngoài là nhà thơ, ông Ngô Viết Lừng còn là chủ tế ở đình làng.
Ngoài là nhà thơ, ông Ngô Viết Lừng còn là chủ tế ở đình làng.

Nhà văn Lê Tự xen vào câu chuyện: “Về bác Lừng phải ghi nhận mấy điểm. Thứ nhất việc nuôi dạy các con rất bài bản theo phương pháp truyền thống. Thứ hai vợ chồng, gia đình rất hạnh phúc. Thứ ba dù có những lúc gia cảnh rất khó khăn, nhưng bằng nghề cắt tóc đã duy trì được kinh tế gia đình, nuôi dạy các con thành đạt. Đặc biệt ông là người yêu vợ”. Quả đúng là như vậy, hiện gia đình ông đã xây được nhà tầng. Ông cho biết, ông bà có bốn gian nhà cho thuê, dù chỉ là nhà cấp bốn tiền cho thuê cũng không nhiều lắm, nhưng đủ để ông bà chăm lo được ma chay, cưới hỏi.

Vậy ông đến với thơ như thế nào? Có được ai hướng dẫn hay được đào tạo trường lớp không? Ông cười nói, ông đến với thơ không được qua trường lớp nào, nhưng bù lại ông rất chăm đọc sách, đọc tất cả các sách Đông Tây, kim cổ. “Tôi học được từ sách rất nhiều, từ đó mới rút ra được nhiều điều, kết hợp với cảm xúc và những ghi nhận từ cuộc sống mà viết được thành thơ. “Rất ít nhà thơ làm thơ về vợ, nhưng ông Lừng đã làm tới hai bài”, nhà văn Lê Tự lại xen vào. Mọi người đề nghị ông đọc một bài thơ viết về vợ, ông chưa đọc ngay mà kể rằng vườn nhà ông có cây đào tuyết, ông cho rằng đó là hình tượng người vợ, nên lấy đó viết thành bài thơ. Ông lấy giọng rồi bắt đầu đọc: Hơn bốn mươi mùa xuân trước/ Vườn nhà đào bích nụ tươi/ Đón em đón mùa Xuân mới/ Em là mùa Xuân trong tôi (…) Em là mùa Xuân tân khách/ Thời gian chiu chắt dâng đời/ Đón em đón mùa Xuân mới/ Em là mùa Xuân trong tôi.

Ông cười nói, bài thơ này tôi lấy tựa đề là “Mùa Xuân tân khách”, có người thắc mắc, sao lại gọi là tân khách? Tôi phải giải thích rằng: “Các cụ xưa dạy “Phu Thê tương kính như tân”, nghĩa là chồng vợ tôn kính nhau như khách”. Họ nghe ra mới đăng cho bài thơ này. “Hiện tôi chính thức là hội viên Hội Nhà văn TP Hà Nội. Tôi làm đơn và họ xét các tập thơ tôi đã xuất bản, thấy rằng thơ của tôi cũng ổn, nên Hội Nhà văn TP Hà Nội mới công nhận và kết nạp tôi vào Hội”, ông Lừng cho biết.

Hoàng Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Một nghìn chiếc mũ bảo hiểm và 20 chiếc xe đạp đã được công ty Nhựa Tiền Phong trao tặng trong chương trình ra mắt công trình cổng trường an toàn giao thông tại huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng).
Để các hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”

Để các hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”

Những ngôi nhà mới kiên cố được hoàn thành và đưa vào sử dụng như tiếp thêm động lực cho những hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa...
Thăng trầm nghề lái xe buýt, xe taxi

Thăng trầm nghề lái xe buýt, xe taxi

Cứ tưởng ngồi trong xe máy lạnh, quần áo chỉn chu, đeo cà vạt, mang giày tươm tất là sang chảnh, không có gì phải lo nghĩ, phải vất vả bôn ba, dầm mưa dãi nắng. Nhưng thật ra họ cũng có nhiều mối lo về thu nhập và việc làm…
Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.
Ứng dụng công nghệ số trong giao thông đang trở thành xu hướng tất yếu

Ứng dụng công nghệ số trong giao thông đang trở thành xu hướng tất yếu

Việc tích hợp công nghệ số vào quản lí giao thông không chỉ giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước, tối ưu hóa việc tổ chức giao thông mà còn góp phần thiết thực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia...

Tin khác

Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế: Triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo

Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế: Triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo
Thông qua thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, các cấp ủy, chính quyền huyện Phú Vang luôn nỗ lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, giúp cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và ổn định...

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Thời tiết hanh khô cẩn trọng với cháy, nổ

Thời tiết hanh khô cẩn trọng với cháy, nổ
Ở miền Bắc nước ta, khi bước vào tiết trời mùa Thu, Đông khí hậu đặc trưng là hanh khô, chính vì vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ có liên quan tới lửa cũng rất dễ gây ra cháy.

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát sản lượng khai thác thủy sản

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát sản lượng khai thác thủy sản
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản 7954/VP-TL giao UBND các quận, huyện tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền về chống khai thác IUU và nắm bắt hiện trạng hoạt động của tàu cá tại địa phương.

Khát vọng an cư của người dân ở huyện biên giới xứ Thanh

Khát vọng an cư của người dân ở huyện biên giới xứ Thanh
Sợ hãi chạy khỏi miệng "tử thần", hàng chục hộ dân ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa tha thiết sớm có khu tái định cư để an tâm sinh sống, lao động sản xuất.

Tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024

Tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT)", Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT tại Việt Nam năm 2024 sẽ được cơ quan này phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức vào tối 17/11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình.

Bản nghèo mong được tái định cư

Bản nghèo mong được tái định cư
Bản Muỗng, xã Giao Thiện, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa heo hút giữa núi rừng. Người dân nơi đây vẫn mong chờ tái định cư để ổn định cuộc sống..

Món ngon mùa nước nổi

Món ngon mùa nước nổi
Nhận được điện thoại của ông bạn văn giục xuống Mộc Hoá chơi, bởi Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên nước đang lên nhanh, lại lớn hơn nhiều so với những năm gần đây, tôi bồi hồi nhớ kỷ niệm với mùa nước nổi năm 1973.

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3
UBND quận Kiến An vừa tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn quận.

Cần nhiều “bàn tay vàng” hơn nữa!

Cần nhiều “bàn tay vàng” hơn nữa!
Làng nghề gốm Thanh Hà, TP Hội An có hơn 500 tuổi đời, nằm ở ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Làng nghề qua từng thời kì có nhiều biến đổi. Dù được phục hồi, bảo tồn nghề truyền thống nhưng cũng lắm thăng trầm…

Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch

Đời sống, văn hóa phát triển nhờ làm du lịch
Đa phần du khách khi đến Quảng Ninh đều nghĩ đến du lịch biển, nhưng ở Quảng Ninh còn có du lịch vùng cao mà người làm du lịch đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn tại dự án tuyến đường từ đường bộ ven biển đến Ngã ba Vạn Bún

Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn tại dự án tuyến đường từ đường bộ ven biển đến Ngã ba Vạn Bún
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường bộ ven biển (Km1+00) đến Ngã ba Vạn Bún (đường Lý Thái Tổ) quận Đồ Sơn.

Kì bí ngôi đền thờ tảng đá in hình đầu người ở xứ Thanh

Kì bí ngôi đền thờ tảng đá in hình đầu người ở xứ Thanh
Trải qua hàng trăm năm, ngôi đền thiêng thờ tảng đá in hình đầu người ở làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa gắn liền với huyền tích nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng, luôn khiến du khách gần xa hiếu kì...

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Một nghìn chiếc mũ bảo hiểm và 20 chiếc xe đạp đã được công ty Nhựa Tiền Phong trao tặng trong chương trình ra mắt công trình cổng trường an toàn giao thông tại huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng).
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3

Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong khắc phục hậu quả bão số 3

UBND quận Kiến An vừa tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 và lũ khẩn cấp trên địa bàn quận.
Phiên bản di động