Người cao tuổi cần biết: Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Sống khỏe 17/03/2023 17:59
Chia sẻ trên Báo Sức khoẻ đời sống, TS. Ngô Thị Minh Hạnh cho biết, khi hệ thống tim mạch lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.
Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp - một trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động nhiều hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tim bị dày lên, buộc lượng máu đến tim phải nhiều hơn, trong khi các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.
Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Ảnh minh hoạ |
Để ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi thì ngay từ trẻ cần có lối sống lành mạnh. Cụ thể: Không hút thuốc lá, thuốc lào vì chúng có khả năng làm giảm oxy trong máu và tổn thương niêm mạc của các mạch máu;
Kiểm soát huyết áp: Việc kiểm soát huyết áp cần thực hiện thường xuyên đề phòng cao huyết áp; Kiểm soát đường huyết để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Nếu mắc đái tháo đường, việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
Cần tập luyện thể dục thể thao. Thực hiện luyện tập theo khuyến cáo của bác sĩ để phù hợp với sức khỏe, nên có thời gian tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều nhất các ngày trong tuần để chống lại tác nhân gây rối loạn nhịp tim.
Kiểm soát cân nặng. Việc thực hiện chế độ ăn, chế độ luyện tập thì kiểm soát cân nặng, tránh béo phì là cần thiết. Việc duy trì một trọng lượng cân đối sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chế độ ăn khoa học, ăn thực phẩm lành mạnh với người cao tuổi là vô cùng quan trọng. Hằng ngày nên thực hiện chế độ ăn 2 bữa/ ngày với các loại trái cây, rau và ngũ cốc - và ít cholesterol bão hòa, chất béo và natri - có thể giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần tránh những vấn đề liên quan đến căng thẳng, nên thư giãn cơ bắp và hít thở sâu.
Khi gặp các triệu chứng như: Đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột,... cần nhanh chóng đưa người cao tuổi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe.
Theo các chuyên gia, tập thể dục đều đặn, đúng cách không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai mà còn giúp người cao tuổi phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ.
Mất tiền triệu khi "mua hàng hoàn tiền", UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu kiểm tra, xử lý UBND tỉnh Phú Thọ giao Cục Quản lý thị trường và Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà ... |
Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa thoái hóa khớp NMO - Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo tuổi. Đầu tiên trong quá trình thoái hóa khớp là sụn khớp ... |
Chiêu lừa "con cấp cứu tại bệnh viện" lan ra Hà Nội, Sở GD&ĐT ra văn bản cảnh báo NMO - Sở GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn về việc ... |