Nghiên cứu thấu đáo trong tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
Vấn đề hôm nay 27/05/2022 16:32
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn |
Tại thảo luận, có 24 ý kiến phát biểu và 4 ý kiến tranh luận.
Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã nhiều lần được cơ quan trình, cơ quan thẩm tra tổ chức xin ý kiến, hôm nay tiếp tục nhận được nhiều ý kiến sâu sắc, trách nhiệm, thể hiện rõ chính kiến của đại biểu Quốc hội, có nhiều góp ý cụ thể xuất phát từ thực tiễn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết.
Giải trình, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cảm ơn các ý kiến phát biểu rất sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết, phong phú vào dự thảo Luật.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chân thành cảm ơn các đại biểu đã cơ bản thống nhất rất cao với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã có ghi nhận và đồng tình với dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý một cách nghiêm túc, toàn diện với tinh thần cầu thị, lắng nghe từ sau kỳ họp thứ 2 của Quốc hội đến nay.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tại phiên thảo luận này, nhiều ý kiến tiếp tục phân tích, đánh giá, chia sẻ, tham gia đóng góp bổ sung những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau và những vấn đề cụ thể, chi tiết rất thiết thực, tâm huyết, xác đáng. Đối với một số đại biểu đăng ký nhưng chưa kịp phát biểu, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tiếp tục gửi về cho Ban Thư ký để tổng hợp.
Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp rất chặt chẽ với Ủy ban Xã hội, với các cơ quan liên để tổng hợp một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu thấu đáo để tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua.
Về một số vấn đề chung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, từ sau kỳ họp thứ 2 đến nay, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan của Quốc hội, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo chuyên gia, các nhà khoa học cũng như các cấp, các ngành và các đối tượng tác động, đặc biệt được sự chỉ đạo rất sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trực tiếp là Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đã gợi mở định hướng sâu sắc. Đến nay, dự án Luật đã được sửa đổi căn bản, toàn diện với 88 điều được làm mới, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý và chỉ còn giữ nguyên 7 điều.
Dự thảo Luật bám sát nguyên tắc, yêu cầu sửa đổi, vừa kế thừa, vừa đổi mới
Làm rõ về chính sách hoàn thiện về hệ thống thi đua, hoàn thiện hệ thống khen thưởng, hoàn thiện về chế định, thẩm quyền phân cấp, hoàn thiện về những quy định, về cải cách hành chính cũng như về hồ sơ thi đua, khen thưởng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bám sát nguyên tắc, yêu cầu sửa đổi, vừa kế thừa, vừa đổi mới để đảm bảo được tính bao quát toàn diện, chính xác, công bằng, bình đẳng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khoa đại chúng, đúng với tính chất đặc thù của Luật Thi đua, khen thưởng của nước ta.
Đối với một số vấn đề mới nổi lên được đại biểu Quốc hội nêu tại hội nghị đại biểu chuyên trách và văn bản đề nghị của Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật, cũng như các tổ chức thành viên gửi các cơ quan liên quan của Chính phủ và gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến đoàn đại biểu Quốc hội về bổ sung đối tượng được xét tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú… Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc xét tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang tập trung hướng tới đối tượng là biểu diễn và trình bày tác phẩm và chưa có đối tượng sáng tác từ năm 1984 đến Luật Thi đua, khen thưởng từ năm 2003 đến nay.
Với một tinh thần cầu thị, trách nhiệm, nghiêm túc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng và trân trọng ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa vào Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng theo 2 phương án và Quốc hội đã thảo luận sôi nổi tại phiên họp này.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo chủ tọa phiên họp và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu để lấy phiếu để đại biểu Quốc hội lựa chọn quyết định phương án cụ thể.
[Link gốc: https://baochinhphu.vn/nghien-cuu-thau-dao-trong-tiep-thu-hoan-thien-du-thao-luat-thi-dua-khen-thuong-sua-doi-102220527161347074.htm]
Tăng cường trách nhiệm phòng khám, chữa bệnh tư nhân; duy trì Thanh tra cấp huyện Ngày 26/5, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Quốc hội thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào Dự án Luật Thanh ... |
Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi): Khắc phục chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra Trước thực trạng “hoạt động thanh tra, kiểm tra của các ngành dày đặc, gây bức xúc cho đối tượng thanh tra, kiểm tra”, dự ... |