Nghề bẫy mực biển Cô Tô

Nghề bẫy mực đã tồn tại ở huyện đảo này từ nhiều năm nay, chỉ với những chiếc lờ giản đơn nhấn chìm dưới đáy biển để “bẫy” mực lá, ngư dân huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã có thể thu được từ hàng trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi ngày mà chẳng tốn nhiều công sức…

Cô Tô là một đảo nên thơ, trữ tình, đẹp thuộc huyện đảo Cô Tô. Huyện đảo này có hơn 50 hòn đảo lớn nhỏ và 300km2 vùng biển, đây là ngư trường lớn với 1.000 loài cá, trong đó có khoảng 60 loài có giá trị kinh tế cao như: Cá mú, cá song, cá chim, mực… Chính vì địa hình tiếp giáp nhiều với biển và có lượng hải sản phong phú, chẳng thế mà người dân trên đảo phần lớn làm nghề đánh bắt hải sản để sinh sống. Một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công như: Đánh ghẹ, ngao, đánh bắt cá, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là “bẫy mực” dưới đáy biển.

Ông Ngoan (bên trái) cùng các con đang bẫy mực biển.
Ông Ngoan (bên trái) cùng các con đang bẫy mực biển.

Một ngày đầu tháng 10, chúng tôi theo ngư dân Ngô Văn Ngoan để tìm hiểu về nghề bẫy mực. Trời vừa ló rạng cũng là lúc chiếc thuyền nhỏ của ông Ngoan chất đầy những chiếc bóng chạy đến vùng biển hòn Giá để “bẫy mực”. “Hôm nay, tôi đi đặt bóng ở khu vực biển rạn sâu. Nơi đây, đáy biển hình lòng chảo, có những vách san hô nên mực rất ưa trú ngụ”, ông Ngoan chia sẻ kinh nghiệm đặt bẫy mực. Năm nay đã 60 tuổi, ông Ngoan từng có hơn 35 năm gắn bó với nghề biển, từ lặn bắt tôm hùm đến thả lờ kẹp bắt cua ghẹ, nuôi ốc hương, bẫy mực... Trong đó, nghề bẫy mực gắn bó với ông xấp xỉ gần 10 năm. Nghề này dễ làm, lại cho thu nhập cao nên trừ những ngày mưa gió, còn lại ông đều đi đặt bẫy mực. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông ổn định hơn trước.

“Thật ra nghề bẫy mực chỉ là phụ thôi nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nên hiện nay có đến 90% ngư dân của thị trấn Cô Tô và một số xã trên huyện đảo theo nghề”, ông Ngoan vừa nổ máy, quay mũi thuyền ra biển mở đầu câu chuyện. Nghề này bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch khi con mực ở ngoài khơi về quanh đảo sinh sản. Bẫy được làm từ 12 đoạn thân cây rừng xung quanh bịt bằng lưới, có miệng là hai mảnh lưới khép lại đủ một khe để mực chui qua, đỉnh bẫy lợp lá dừa nước. Một viên đá tròn nặng chừng 20 - 30 kg buộc vào để dìm xuống, một cái can làm phao nổi để giữ bẫy luôn ở đúng vị trí. Mồi nhử là trứng mực được buộc trên cầu lồng. Để có được thứ mồi độc đáo này ngư phủ phải ngụp lặn vào các rạn san hô săn trứng. Trứng đem bẫy phải là trứng non mới đẻ, màu trắng tinh khôi mới dụ được mực.

Vừa tập trung lái thuyền ông Ngoan vừa kể, nghề bẫy mực có từ những năm 1997- 1998. Khoảng thời gian đó, có rất nhiều ngư dân từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh mang theo nghề này ra đây. Tuy nhiên, do những chiếc bẫy mực lúc ấy khá cồng kềnh lại không xếp lại được nên mỗi thuyền chỉ có thể mang được 5 cái bẫy là chật và hiệu quả “bẫy” cũng thấp. Sau đó, ngư dân trên đảo đã sáng tạo ra những cái bẫy mực nhỏ gọn hơn và vì thế năng suất bắt mực tăng lên đáng kể.

Mực được bẫy ở đây là loại mực lá, chúng thường sinh sống ở các bãi đá rạn san hô, không háo đèn như mực ống. Những đêm rằm, trăng sáng bạc loang mặt biển, mực lá đi chơi thành đàn. Sau đó, vô tình lọt vào những cái bẫy để đẻ trứng rồi cứ thế ở trong đó chờ ngư dân bắt lên bờ. Năm nay, ngư dân trên đảo Cô Tô được mùa mực, mỗi tháng một hộ thu 40 - 50 triệu đồng là thường, chưa trọn mùa mà có những nhà đã được trên 200 triệu như gia đình ông Ngoan và gia đình ông Diện.

Ông Ngoan tâm sự: “Nghề bẫy mực này cũng khá vất vả, nhưng đổi lại có thu nhập cao. Thường một ngày làm việc của chúng tôi từ 3 giờ sáng, chuẩn bị các vật dụng cần thiết sau đó lên thuyền rồi chạy khoảng 2 giờ mới ra được ngư trường để bẫy mực biển. Thả bẫy xong là khoảng thời gian nghỉ ngơi ăn cơm rồi nằm ngủ chờ mực vào bẫy”. Thời điểm kéo lồng phải vào lúc nước dào (nước lên) hoặc nước hiếm (nước xuống). Nước đục sẽ thu kém, nước trong thu nhiều, trời nắng thu khá hơn trời mưa, đó đã thành quy luật.

Đường vạch “đánh dấu” chính là ám hiệu riêng của ngư dân Cô Tô chỉ về những cái bẫy mực rải khắp đáy lồng, nhấc đẫy cả hai tay. Với mỗi chuyến đi đặt bẫy mực, có buổi ông Ngoan thu 60 - 70 kg mực, bỏ túi dăm bảy triệu đồng.

Rời vùng biển hòn Giá, Cô Tô, chúng tôi mang theo nỗi trăn trở của những ngư dân làm nghề đặt bẫy mực lá. Họ đã lựa chọn cho mình phương thức đánh bắt thủy sản theo kiểu thủ công truyền thống, thân thiện với môi trường, nhưng lại đang chịu chung cảnh cạn kiệt nguồn lợi thủy sản

Bài và ảnh Long Vũ

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Ngày 16/7/2025, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Thanh Hóa, Hiệp hội Doanh nghiệp Doanh nhân CCB tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh” cho gia đình hội viên CCB Mã Hồng Phàn, 70 tuổi (thôn 7, xã Tân Tiến, tỉnh Thanh Hóa), bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà 80 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp, Doanh nhân CCB tỉnh Thanh Hóa. Chương trình có sự tham dự, phối hợp của Đảng ủy - Hội Đồng nhân dân, UBND - UBMTTQ - Hội CCB và nhân dân địa phương.
Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Hiện số người từ 60 tuổi trở lên tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (nay thuộc TP Hồ Chí Minh) chiếm khoảng 13% dân số khu vực. Ngưỡng “già hóa” liên tục tăng, kéo theo nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thay vì thụ động đối phó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đã chủ động triển khai những giải pháp căn cơ, toàn diện để không chỉ thích ứng mà còn biến thách thức thành cơ hội, hướng tới một xã hội nhân văn, an toàn và phát triển bền vững.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Tháng 6/1992, Ban Đại diện Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Thanh Hóa ra đời; đến tháng 4/2005, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội Cựu TNXP, ngày 8/7/2005, Đại hội lần thứ nhất nhiệm kì (2005-2010) được tổ chức. Sau đại hội tỉnh, Hội Cựu TNXP các huyện, thị, thành phố, đến xã, phường, thị trấn đã tiến hành đại hội ngay trong năm 2005.
Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Một lần nữa, Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chủ trương tổ chức lực lượng TNXP. Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71, quyết định tổ chức lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước.

Tin khác

Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già
LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”
Ông Nguyễn Lân Hùng, con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân kể: Năm 1970, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức gặp mặt các cộng tác viên. Trong số các đại biểu tham dự, Nguyễn Lân Hùng người trẻ nhất, ông là tác giả cuốn sách: “Trong thế giới cây xanh”, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa in. Tại cuộc họp, Nhà xuất bản Kim Đồng phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Vì mầm non đất nước”.

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa
Dù tuổi đã xế chiều, nhiều NCT Lạng Sơn vẫn say mê luyện tập văn nghệ, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những làn điệu then, sli đến nhịp trống dân vũ rộn ràng, phong trào văn nghệ NCT đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều
Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi
Gìn giữ lối sống xanh vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại hiệu quả tận dụng rác thải biến thành tiền lại vừa làm gương cho mọi người noi theo, NCT Quảng Ngãi đã lan tỏa lối sống xanh...

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh
Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian
Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu
Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi
Trong những chuyến đi của nghề viết báo, tôi được cùng người cao tuổi nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người cao tuổi nông dân quanh năm một nắng hai sương...

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề
Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài
Trong lần đến thăm Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, tôi được ông Trần Hữu Quảng, Chủ tịch Hội cho biết, trước đây trong Hội có ông Trần Đình Minh làm cộng tác viên báo, đài Quảng Ninh. Câu chuyện người mù làm cộng tác viên của báo, khiến tôi tò mò. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi tìm đến cộng tác viên đặc biệt này.

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no
Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành nhà “Nghĩa tình CCB” cho gia đình hội viên CCB Mã Hồng Phàn (thôn 7, xã Tân Tiến, tỉnh Thanh Hóa), bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà 80 triệu đồng
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Phiên bản di động