Mùa cưới và nỗi lo... “trả nợ miệng”!

Theo truyền thống từ bấy lâu nay, khi gió heo may se lạnh tràn về là những đám cưới liên tục được tổ chức, chính vì vậy mà dân gian thường gọi mấy tháng cuối năm là: Mùa cưới! Thế nhưng mùa cưới tới cũng luôn đồng nghĩa với “mùa lo”, hay “mùa đi trả nợ miệng”, bởi lẽ nhiều người dân phải lo chạy vạy tối tăm mặt mũi vì... tiền mừng đám cưới.

Tục lệ xưa ở nhiều vùng nước ta vẫn vậy, hễ nhà ai có cưới là không chỉ họ hàng thân thuộc tới mừng cưới, mà bà con lối xóm cũng được mời chung vui. Những năm gần đây, khi được mời tham dự khoản “quà cưới” đều được quy đổi thành... “phong bì” cho gọn nhẹ, chứ không còn cảnh xoong nồi, chậu thau, chén bát... lỉnh kỉnh gói ghém làm quà cưới như xưa nữa. Chính vì gia đình này có cưới mời gia đình kia và ngược lại nên sự “giao lưu” bằng tiền mừng cưới là không thể khác, nghĩa là một khi được mời thì không thể không đi ăn cỗ tiện thể “trả nợ” tiền mừng cưới luôn.

Mùa cưới và nỗi lo... “trả nợ miệng”!
Ảnh minh hoạ

Nếu như ở các thành phố, thị xã, thị trấn, chuyện giao lưu theo kiểu tình hàng phố còn đôi chút lạnh nhạt, ít thân mật khăng khít nhà nào biết nhà đó..., thì ở vùng quê lối sống cộng đồng luôn gần gũi, giao lưu rộng rãi nên khi mùa cưới tới nỗi lo tiền mừng đám cưới vì thế càng tăng. Ví dụ như mẹ tôi, hiện sinh sống tại một huyện ngoại ô thành phố, hầu như mùa cưới năm nào cũng phải lo đi trả nợ tới mấy chục đám cưới quanh làng, xã. Năm ít thì cũng cỡ hơn chục đám, còn năm nhiều có khi tới gần 30 đám cưới. Khi điều kiện sống khấm khá hơn thì người dân quê cũng “lên đời” khoản tiền mừng, mỗi phong bì bên trong không thể ít hơn 200 nghìn đồng! Đó là với đám cưới “ xã giao” dân làng, còn với các đám cưới họ hàng gần gặn thì mỗi phong bì cứ phải từ 500 nghìn tới cả tiền triệu, thậm chí là hơn nữa...

Vì “phải” đi ăn cưới nhiều như vậy nên tốn kém là có thật, dẫu biết rằng, chuyện trả nợ cưới chỉ là có đi có lại, nhưng cứ mỗi tuần nhận được dăm ba cái “thiệp mời” là lại lo, thế nên dẫu không có tiền trong túi cũng cố mà chạy, mà vay mượn chỗ này chỗ kia để đi... trả nợ nhà người ta. May thay, cả cha và mẹ tôi còn có nguồn thu nhập từ đồng lương hưu, chứ không thì... “chóng mặt” vì lo tiền mừng cưới!

Ở quê tôi nói riêng cũng như nhiều vùng quê khác nói chung, có phải gia đình nông dân nào cũng có nguồn thu nhập ổn định hay kinh tế khá giả để mà luôn có sẵn tiền trong nhà, mà đại đa số đều trông vào nghề nông bấp bênh, hay chăn nuôi con lợn con gà. Khi không có sẵn tiền mà nhận được một lúc cả dăm ba cái “thiệp mời” thì không lo mới là lạ. Thôi thì đành phải đi bán vài thúng thóc, hay dăm con gà, con vịt... để lấy tiền mừng cưới nhà người ta. Nếu chưa có hoặc không có gì bán thì chỉ còn nước là đi vay nợ rồi làm trả sau... Thực tế ở quê chuyện lo tiền mừng cưới theo kiểu bán thóc bán gà, vay nợ... có thật 100%, và đúng là không ít hộ dân luôn nặng nỗi lo khoản tiền đi... “trả nợ miệng” mỗi khi mùa cưới tới.

Qua những đám cưới được tổ chức rình rang với cỗ bàn linh đình, khách mời tràn lan như bấy lâu nay, tôi thấy hình thức cưới như vậy không chỉ gây tốn kém về vật chất, tiền bạc, mà còn làm khó cho chính gia chủ khi không có điều kiện kinh tế phải lo vay nợ để tổ chức cưới cho con em mình. Đã vậy, còn chất thêm nỗi lo cho bà con dân làng, khi “bắt” mọi người phải lo toan chạy vạy tiền để “trả nợ miệng”.

Vẫn biết rằng, những tấm thiệp mời cùng chiếc phong bì đi kèm là thể hiện tình cảm giao lưu, nhưng tôi nghĩ không chỉ riêng tôi, mà nhiều người khác vẫn ao ước giá như các đám cưới được tổ chức đơn giản, tiết kiệm theo nếp sống mới, ít cỗ bàn thì hay biết mấy, bởi lúc đó, đi ăn cưới người ta sẽ không còn phải lo khoản phong bì, mà vui vẻ uống nước xơi trầu cùng dăm ba chục ngàn gọi là quà kỉ niệm mừng ngày vui của cô dâu chú rể cũng đâu có sao...

Nhữ Thị Mỹ Hiên
(Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nghề làm muối ở Bạc Liêu

Nghề làm muối ở Bạc Liêu

Nếu so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được khai phá muộn màng. Ðến với vùng đất mới, các bậc tiền nhân Bạc Liêu đã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo ra của cải, vật chất. Từ đó, các ngành, nghề truyền thống ở Bạc Liêu lần lượt ra đời, trong đó một số nghề nổi tiếng như: trồng nhãn, đan lát và làm muối...
Bảo tồn làng nghề trăm năm

Bảo tồn làng nghề trăm năm

Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre hình thành nhiều làng nghề đan lát thủ công các sản phẩm như: Rổ, thúng, sịa, bội, lờ, lọp… nổi tiếng khắp nơi. Khi công nghiệp phát triển, với các sản phẩm bằng nhựa, nhôm nên nghề đan lát thưa dần theo thời gian. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn, phát triển làng nghề đan lát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường...
Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con

Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mải lo toan bộn bề công việc thì liệu có bao nhiêu bậc cha mẹ thật sự có thời gian và đủ kiên nhẫn, đủ năng lượng để vui chơi cùng con trẻ mỗi ngày? Chúng ta cần biết rằng, chơi cùng con không chỉ giúp trẻ gắn kết yêu thương với cha mẹ, mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh và hoàn thiện nhiều kĩ năng quan trọng trong cuộc đời...
Chiếc ghe đục ở Nam Bộ

Chiếc ghe đục ở Nam Bộ

Để tiêu thụ thủy sản của bà con đánh bắt, hàng trăm năm trước, chiếc ghe đục đã xuất hiện để những thương lái có thể giữ cho thủy sản sống được lâu trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, so với các loại ghe thì ghe đục xuất hiện muộn nhất trong số các loại ghe ở miền Tây Nam Bộ…
Rộn ràng chuyến biển đầu năm

Rộn ràng chuyến biển đầu năm

Ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, ngư dân miền Trung lại hân hoan với những chuyến mở biển với mong ước một năm làm ăn khấm khá hơn, để gia đình giàu lên từ biển. Những chuyến biển cũng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng cho Tổ quốc giữa biển khơi…

Tin khác

Thăm làng mĩ tửu tiến vua ở “xứ Nẫu”

Thăm làng mĩ tửu tiến vua ở “xứ Nẫu”
Đối với người dân Đất võ, rượu Bàu Đá Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn như một sản vật trời ban, đặc biệt quý giá và trở thành thương hiệu rất riêng của “xứ Nẫu” - Bình Định…

Tiếng khèn - Một biểu tượng văn hóa của người Mông

Tiếng khèn - Một biểu tượng văn hóa của người Mông
Trong các loại nhạc cụ truyền thống, có lẽ, khèn là nhạc cụ gắn bó, thân thiết và là một loại hình mang tính biểu tượng với người Mông. Tiếng khèn có mặt trong hầu hết những lễ thức quan trọng trong cuộc sống của người Mông, như tang ma, cưới hỏi hay những cuộc vui, hội hè đình đám, các cuộc múa hát giao duyên, trao đổi tâm tình,…

Làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi

Làng nghề chiếu cói 200 năm tuổi
Nghề dệt chiếu cói ở nước ta đã hình thành từ khoảng những năm 908 - 1009 vào thời Tiền Lê. Đến nay nghề dệt chiếu đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước. Tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định từ sáng sớm làng chiếu cói Hoài Châu Bắc đã tấp nập làm việc tạo nên bức tranh quê đẹp thơ mộng.

Không nên lạm dụng mạng xã hội

Không nên lạm dụng mạng xã hội
Trong những năm gần đây, mạng xã hội (MXH) đã trở nên phổ biến đối với cuộc sống hằng ngày của hầu hết người dân Việt Nam cùng với tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh và internet ngày càng tăng. MXH đã trở thành nhu cầu tất yếu và tác động trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người dân, đặc biệt là giới trẻ...

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ thường xuyên nói dối

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ thường xuyên nói dối
Một trong những vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất trong việc nuôi dạy con cái chính là khi trẻ nói dối, thậm chí thường xuyên nói dối.

Khi về già, người ta tiếc nuối điều gì nhất?

Khi về già, người ta tiếc nuối điều gì nhất?
Hãy nhớ rằng, còn trẻ là còn khỏe, còn khỏe là còn làm được nhiều việc. Đừng lãng phí bất cứ một giây một phút nào trôi qua!...

Ngày xưa có một xóm Cồn

Ngày xưa có một xóm Cồn
Đó là một thế giới rất khác vào những năm của thế kỉ XX, ngay cửa sông Cái, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Khi đó, con đường từ Nha Trang đi về hướng Bắc chỉ có mỗi cầu Xóm Bóng. Khi đó, muốn đi hòn Chồng cũng vòng qua cây cầu này rồi theo con đường trước Tháp Bà. Hòn Chồng khi ấy còn rất vắng, chỉ có dăm hàng quán buôn bán, con đường đi cũng hoang sơ như bốn mùa mưa nắng để lại những vạt cỏ luyến lưu.

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh
Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương, cũng như dòng người đi kinh tế mới...

Khai thác tiềm năng du lịch từ các lễ hội truyền thống

Khai thác tiềm năng du lịch từ các lễ hội truyền thống
Tại tỉnh Tiền Giang, những lễ hội dân gian vẫn được gìn giữ và tổ chức long trọng như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, tiêu biểu là: Lễ hội Kì yên (huyện Gò Công Tây), Lễ hội Nghinh Ông (huyện Gò Công Đông), Lễ hội Kì yên Đình Trung (TP Gò Công)… Không chỉ có lễ hội dân gian, tỉnh Tiền Giang còn tự hào là vùng đất ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử hào hùng.

Khai thác, sử dụng vỉa hè phù hợp thực tế

Khai thác, sử dụng vỉa hè phù hợp thực tế
Ủy ban MTTQ TP Hà Nội vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo đề án của UBND thành phố về quản lí, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn. Theo đề án, sẽ khai thác, sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, để kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị, du lịch, kinh tế đêm.

Thông báo tìm người thân

Thông báo tìm người thân
Bà Nguyễn Thị Đích, sinh năm 1956; quê quán: Đội 13, thôn Cao Đường, thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương - nay là Khu dân cư 13, Cao Đường, phường Phả Lại, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương bỏ nhà đi từ năm 1995, từ đó đến nay gia đình và người thân không liên lạc được.

Đi chùa lễ Phật đầu Xuân

Đi chùa lễ Phật đầu Xuân
Một năm với nhiều bộn bề mưu sinh, ai xa quê cũng mong được trở về sum họp bên người thân, gia đình, được đón cái Tết đoàn viên trên chính quê hương xứ sở.

Người Việt nên ưu tiên nông sản Việt

Người Việt nên ưu tiên nông sản Việt
Đến các quốc gia châu Á, tôi thấy họ làm du lịch sinh thái, du lịch nông trang rất tốt. Điều đặc biệt ở chỗ, cách họ cho khách du lịch dùng trái cây ngay tại vườn, khi còn trên cành tươi xanh.

Tấm lòng nhân ái của nữ cựu TNXP

Tấm lòng nhân ái của nữ cựu TNXP
Tôi đến thăm bà Lê Thị Hồng Tiến, sinh năm 1947, hiện là Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, dù vừa nằm viện về do căn bệnh tiểu đường nặng và sỏi thận nhưng bà vẫn cởi mở, vui vẻ đón tiếp.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
TIN BUỒN

TIN BUỒN

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) các cấp ở Bình Thuận đã trao 583 phần quà cho cán bộ hội, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà trị giá từ 300.000 - 600. 000 đồng với tổng giá trị hơn 261 triệu đồng.
Mang Tết ấm đến với bệnh nhân "Xóm chạy thận" Thanh Hóa

Mang Tết ấm đến với bệnh nhân "Xóm chạy thận" Thanh Hóa

Những ngày cuối năm, không khí "xóm chạy thận" Thanh Hóa trở nên ấm áp khi được các đơn vị, nhà hảo tâm thăm hỏi, trao tận tay những túi quà chứa chan tình cảm.
Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Với tuổi đời hơn 600 năm, hay cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ vẫn đơm hoa kết trái đều đặn, khi quả chín tỏa hương thơm ngát khắp vùng quê.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Phiên bản di động