Luận về sướng và khổ

Đời là bể khổ. “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (Nguyễn Du). Con người sinh ra bắt đầu bằng tiếng khóc, khổ mới khóc! Đến lúc nhắm mắt xuôi tay cũng còn nói là: Lúc chết vẫn khổ! Qua đó cho thấy, khổ đồng hành, xuyên suốt đời người. Chết như sống - là chết sướng; sống như chết - là sống khổ. Một bộ phim, một tiểu thuyết,... được khen hay, xúc động là nói đến nỗi khổ, mối tình phức tạp, éo le,... của con người.

Đời người có hai phần: Phần khổ và phần sướng, loại bỏ hết phần khổ còn lại là phần sướng. Tuy nhiên hai phần này đan xen nhau, nay khổ mai sướng, sướng trước khổ sau... Người tài giỏi đến đâu, cũng không thể “cân, đo, đong, đếm” được sướng nhiều hơn khổ, hay ngược lại?! Đánh giá sướng, khổ chỉ là tương đối, định tính, ước lệ, hoàn toàn do quan niệm, cảm nhận của mỗi người. Chết là sướng, đối với những người bệnh tật nặng, nghiện ma túy... Và khổ đến lúc chết. Ốm yếu là khổ đã đành nhưng khỏe cũng khổ! Cái khổ của người này, là cái sướng của người khác và ngược lại! Chắc chắn là mỗi người đều có sướng, có khổ và luôn luôn đồng hành cùng với cuộc sống của mỗi người. Khổ thân xác (khổ thân), khổ tinh thần (khổ tâm) và sướng thân, sướng tâm.

Cuộc sống của con người có vật chất và tinh thần. Sướng khổ về vật chất dễ nhận ra, còn về tinh thần rất khó nhận ra được. Tinh thần con người có sướng và khổ, gọi là sướng tâm, khổ tâm. Chỉ có mình mới biết tinh thần sướng hay khổ, miệng cười nhưng lòng đau khổ! Miệng khóc than nhưng lòng vẫn sướng vui! Người có hai loại bệnh: Bệnh ở thân xác và bệnh ở tinh thần. Bệnh thân xác thì chữa bằng thuốc tây, đông y; bệnh tinh thần thì chữa bằng tinh thần kết hợp với thuốc. Tâm bị tác động bởi hai yếu tố: Khách quan (thời tiết, công việc, quan hệ tình cảm, phim, tivi,...) và chủ quan (đầu óc suy nghĩ). Khách quan có lẽ dễ nhận thấy, khắc phục dễ hơn là chủ quan. Tâm sướng khổ là yếu tố quan trọng, chi phối các hoạt động khác của một con người.

Luận về sướng và khổ
Ảnh minh hoạ

Cuộc sống của con người có cái quý giá nhất là sức khỏe. Muốn khỏe mạnh cần có bốn yếu tố căn bản là: Ăn, ngủ, nơi ở và việc làm. Cho nên, muốn xét đến sướng khổ của con người thì phải xét 4 yếu tố trên, với nội dung sau.

1. Ăn - Hoạt động nhiều nhất, suốt đời là ăn, có ăn sướng, ăn khổ. Vậy thế nào là ăn sướng, ăn khổ?Trước hết quan tâm đến vật chất cho việc ăn. Người có nhiều đồ ăn, ngon, đặc sản gọi là ăn sướng và ngược lại là ăn khổ. Ngày xưa thiếu thốn lương thực, thực phẩm thì rõ ràng là ăn khổ. Hiện nay nhiều đến mức dư thừa lương thực, thực phẩm, không thiếu thứ gì, gọi là ăn sướng, trên phương diện số lượng. Còn đi sâu vào chất lượng đồ ăn, nhiễm độc thì chưa chắc đã là sướng. Sướng mồm khổ thân. Bệnh vào từ miệng (ăn). Hơn nữa, “cách ăn hơn đồ ăn” cũng là vấn đề cần phải quan tâm, đánh giá về sướng khổ. “Mâm cao cỗ đầy” mà tinh thần mỏi mệt, tình cảm sứt mẻ thì nuốt không trôi thì ăn là ăn khổ! Mai An Tiêm nói: “Của biếu là của lo; của cho là của nợ”, cho nên ăn những thứ được biếu, được cho mà kèm theo “điều kiện” là ăn khổ. “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon” (ca dao) như thế là ăn sướng.

2. Ngủ - Một ngày cần phải ngủ từ 6 - 8 giờ, nên một đời người thời gian ngủ là 25 - 30% thời gian sinh sống trên quả đất này. Ngủ đủ thời gian, ngủ say, ngủ ngon là ngủ sướng. Cho nên “Ăn chả ăn giò - ngủ lo ngay ngáy” - nghĩa là ăn sướng do ai đó biếu tặng nhưng ngủ khổ, tâm khổ. “Ăn cua, ăn cáy - ngủ ngáy o o”- nghĩa là ăn bình dân, những thứ mình kiếm được nhưng ngủ sướng, tâm sướng. Ăn được ngủ được là tiên (sướng); không ăn không ngủ buồn phiền lắm thay (khổ). Ngủ bị tác động của hai yếu tố: Khách quan (thời tiết, công việc, quan hệ tình cảm, phim, tivi,...) và chủ quan (đầu óc suy nghĩ). Khách quan có lẽ dễ nhận thấy, khắc phục dễ hơn là chủ quan. Bởi vậy, người cao tuổi cần sống nhi thuận và lựa chọn nghe gì, xem gì, ăn gì cho phù hợp, cho ngủ ngon.

3.Nơi ở - Nơi ở bao gồm nhà, các tiện nghi phục vụ con người mà cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ngủ ngon là ở sướng. Ở sướng là cảm nhận của mỗi người, phụ thuộc không nhiều vào điều kiện vật chất. “Nhà sạch thì mát” - có phải là nhà to thì mát đâu! Nóng có điều hòa mát, rét lạnh có điều hòa nóng ấm - thế là sướng với những người phù hợp với điều hòa, ngược lại là khổ với người không thích điều hòa, người bị bệnh phổi sợ điều hòa. Người nông thôn với môi trường tự nhiên ra sống ở thành phố với điều hòa, chật chội là kêu khổ và ngược lại với người thành thị khi về sống ở nông thôn cũng kêu khổ. Nơi ở cần nhất là không khí trong sạch để hít thở, khỏe mạnh, là sướng. Song còn có loại “Khí” tinh thần, không khí vui vẻ, mọi người muốn sống trong căn nhà vui vẻ đó. Như vậy nơi ở gồm vật chất và tinh thần, thoải mái cả hai là sướng.

4. Việc làm - “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao” (Nguyễn Du). Là quan niệm về số phận khổ sướng do ông trời. Việc làm phù hợp với năng lực của mình là sướng, sướng thân và sướng tâm. Nhiều người cho rằng làm quan thì sướng, không sai nhưng ai đã từng làm quan mới biết là có khổ. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, nhiều người từ bỏ chức quan về quê sinh sống, làm việc như một người dân. Vua Trần Nhân Tông trao ngai vàng cho con trai kế vị để Vua đi tu. Như vậy làm quan to, vua chúa là khổ, làm dân sướng hơn?! Người lao động chân tay vất vả (khổ thân) nhưng lại sướng tâm. Người lao động trí óc, như quan sếp, sướng thân nhưng lại khổ tâm. Hết 8 giờ lao động, người lao động chân tay là xong việc, ăn no ngủ kĩ, sướng tâm, còn người lao động trí óc, người quản lí, lãnh đạo hết 8 giờ ở công sở về nhà vẫn nghĩ đến việc chưa ổn, khổ tâm!

5. Mối quan hệ của sướng và khổ - Sướng khổ là quan niệm, là nhận thức, là tư tưởng... của từng người. Thông thường luôn cho rằng mình khổ, người khác sung sướng! Sướng bao nhiêu, khổ bấy nhiêu! Sướng lắm, khổ nhiều. “Nhà giàu cũng khóc”, càng giàu càng khóc to!

Có thang bậc về sướng, khổ: Sướng quá, sướng vừa; khổ quá, khổ vừa. Ghép lại thành cặp đôi như sau: Sướng quá - khổ quá; sướng quá - khổ vừa; sướng vừa - khổ quá; sướng vừa - khổ vừa. Xin nhớ là tổng cộng của sướng với khổ của mỗi cặp là bằng nhau, đó là quy luật “được - mất”. Bạn lựa chọn cặp đôi nào? Mách nhỏ: Lên voi, xuống chó; xấu đều hơn tốt lỏi; nằm giữa không mất phần chăn... căn cứ vào đó mà bạn lựa chọn. Cá nhân tôi chọn cặp sướng vừa - khổ vừa, mọi thứ vừa đủ.

Cuộc sống vừa đủ là đủ ăn, đủ ngủ, đủ ở và đủ việc làm, dẫn đến ăn sướng, ngủ sướng, ở sướng và làm việc cũng sướng. Có lẽ mọi người đều mong muốn vừa đủ để có hạnh phúc vừa đủ?! Cái gì vượt quá thì cái đó là bất bình thường và tiềm ẩn nhiều điều bất bình thường. Nước lạnh quá sẽ đóng băng đá (chất rắn); nước nóng quá sẽ bốc thành hơi (chất khí); nước là nước (chất lỏng) khi nhiệt độ của nó vừa đủ! Tương tự như vậy với quy luật tự nhiên, xã hội và trong cuộc sống của mỗi con người.

Sướng khổ có thang bậc trong tâm, trong thân: Sướng tâm, khổ tâm, sướng thân, khổ thân và ghép thành bốn cặp đôi: Sướng tâm - sướng thân; sướng tâm - khổ thân; khổ tâm - sướng thân; khổ tâm - khổ thân. Mọi người xem lại bản thân và tự nhận mình ở cặp đôi nào, trong 4 cặp trên? Nếu được sướng tâm và sướng thân là hạnh phúc, là do bản thân tràn đầy lòng lương thiện, rất ít tâm ác trong mình. Nếu còn khổ tâm và khổ thân là khổ chồng chất lên khổ, hãy bắt đầu từ việc giảm bớt khổ tâm, tăng thêm sướng tâm để từng bước cải thiện khổ thân. Hai cặp đôi còn lại, mọi người tự tìm giải pháp khắc phục yếu kém nhé.

Mong sao mọi người tự mình soi chiếu để tự nhận ra mình đang sướng khổ thế nào! Từ đó đã tốt thì phát huy, duy trì; đang kém thì từng bước khắc phục. Trước hết là khắc phục tinh thần (tâm) làm sao sướng tâm, từ đó từng bước làm giảm bớt khổ thân, tiến tới hết khổ thân. Đời người như gió thoảng, vô tình tựa đám mây, sống vui hay đau khổ, cũng qua hết một ngày.

Đặng Văn Hương
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Hiện số người từ 60 tuổi trở lên tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (nay thuộc TP Hồ Chí Minh) chiếm khoảng 13% dân số khu vực. Ngưỡng “già hóa” liên tục tăng, kéo theo nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thay vì thụ động đối phó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đã chủ động triển khai những giải pháp căn cơ, toàn diện để không chỉ thích ứng mà còn biến thách thức thành cơ hội, hướng tới một xã hội nhân văn, an toàn và phát triển bền vững.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Tháng 6/1992, Ban Đại diện Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Thanh Hóa ra đời; đến tháng 4/2005, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội Cựu TNXP, ngày 8/7/2005, Đại hội lần thứ nhất nhiệm kì (2005-2010) được tổ chức. Sau đại hội tỉnh, Hội Cựu TNXP các huyện, thị, thành phố, đến xã, phường, thị trấn đã tiến hành đại hội ngay trong năm 2005.
Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Một lần nữa, Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chủ trương tổ chức lực lượng TNXP. Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71, quyết định tổ chức lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước.
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.

Tin khác

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”
Ông Nguyễn Lân Hùng, con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân kể: Năm 1970, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức gặp mặt các cộng tác viên. Trong số các đại biểu tham dự, Nguyễn Lân Hùng người trẻ nhất, ông là tác giả cuốn sách: “Trong thế giới cây xanh”, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa in. Tại cuộc họp, Nhà xuất bản Kim Đồng phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Vì mầm non đất nước”.

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa
Dù tuổi đã xế chiều, nhiều NCT Lạng Sơn vẫn say mê luyện tập văn nghệ, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những làn điệu then, sli đến nhịp trống dân vũ rộn ràng, phong trào văn nghệ NCT đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều
Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi
Gìn giữ lối sống xanh vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại hiệu quả tận dụng rác thải biến thành tiền lại vừa làm gương cho mọi người noi theo, NCT Quảng Ngãi đã lan tỏa lối sống xanh...

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh
Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian
Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu
Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi
Trong những chuyến đi của nghề viết báo, tôi được cùng người cao tuổi nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người cao tuổi nông dân quanh năm một nắng hai sương...

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề
Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài
Trong lần đến thăm Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, tôi được ông Trần Hữu Quảng, Chủ tịch Hội cho biết, trước đây trong Hội có ông Trần Đình Minh làm cộng tác viên báo, đài Quảng Ninh. Câu chuyện người mù làm cộng tác viên của báo, khiến tôi tò mò. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi tìm đến cộng tác viên đặc biệt này.

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no
Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ
Trò chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Tâm, 72 tuổi, ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, chậm rãi nói: “Mắt tôi yếu rồi, đọc nhanh không kịp hiểu nên phải vừa đọc, vừa ngẫm. Có bài tôi đọc đến ba bốn lần, vẫn thấy hay”; rồi bà cười, nụ cười hồn hậu của người từng trải.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Phiên bản di động