Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Đời sống 06/01/2023 09:54
Những ngày đầu tháng 11, tháng Chạp âm lịch đến làng Địa Linh dễ dàng bắt gặp cảnh người thợ chuyển tượng ông Táo được nặn bằng đất sét ra phơi nắng; hoặc đưa tượng đã ráo nước vào lò xếp thành từng lớp để thực hiện công đoạn nung tượng. Theo người dân làng nghề Địa Linh, vào thời Nguyễn, nhà vua cho đặt tại làng một xưởng lấy đất làm gạch với tên gọi “Nề ngõa tượng cục” và tên làng hiện nay là do vua thấy đất tốt mới ban cho.
Phần lớn các công trình dinh thự, lăng tẩm vua quan triều Nguyễn đều được lấy đất ở Địa Linh để làm gạch phục vụ xây dựng. Về sau, nhận thấy nguồn đất sét có chất lượng tốt, nên người dân trong làng tận dụng để nặn tượng ông Táo, và trở thành nghề “cha truyền con nối” mấy trăm năm nay.
![]() |
Ông Võ Văn Đức thợ gốm làng Địa Linh đưa tượng vào lò nung |
Để có những sản phẩm cho ra thị trường đúng dịp Tết ông Táo, người dân làng Địa Linh đã chuẩn bị các nguyên liệu từ tháng 4, tháng 5 âm lịch. Trong quá trình làm ra một sản phẩm cũng phải trải qua 15 công đoạn như: chọn đất sét, nhào đất, dập khuôn, phơi khô, nung và sơn màu… Đất sét đúc tượng phải là đất sét có màuvàng, không lẫn cát sạn, được nhồi thật nhuyễn rồi mới cho vào khuôn đúc. Tượng sau khi đúc phải sấy khô, phơi cho ráo nước mới đem vào lò nung liên tục trong 7 ngày liền. Đến nay, việc nung tượng vẫn thực hiện thủ công và dùng vật liệu dân gian truyền lại, nung tượng bằng trấu. Trấu giữ được nhiệt tốt, nhiệt lượng tỏa ra vừa đủ để có chất lượng tượng đẹp.
![]() |
Tô màu, công đoạn cuối cùng làm tượng ông Táo |
Người làm tượng luôn cải tiến mẫu mã, chất lượng, màu sắc để thêm phần đa dạng thu hút khách hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một số tượng được tô màu và điểm kim. Ở mỗi sản phẩm vẫn còn giữ được họa tiết cổ truyền, nhưng chúng vẫn có sự cách tân để sản phẩm ngày càng đẹp và phù hợp với cuộc sống hôm nay. Tượng ông Táo của làng Địa Linh chủ yếucung cấp cho các tỉnh, thành phía Nam. Gia đình ông Võ Văn Đức (66 tuổi) được biết đến là hộ có xưởng sản xuất tượng ông Táo lớn nhất. Ông Đức bộc bạch: “Nghề làm tượng được gia đình duy trì suốt hàng chục năm. Nghề này vất vả lắm, thức cả đêm, buổi sáng 3 giờ dậy in rồi làm đến trưa. Trước đây cả làng làm, bây giờ thấy thức đêm thức hôm thu lại thấp nên nhiều hộ không làm”.
Thời gian qua, chính quyền địa phương đã tích cực vận động các hộ dân gìn giữ nghề nặn tượng ông Táo để lưu giữ nghề truyền thống. Cứ đến vụ Tết, bình quân mỗi xưởng cho ra lò từ 3 đến 5 vạn tượng ông Táo. Những bức tượng này được thương lái mua về “bỏ sĩ” tại các chợ, hoặc vận chuyển đi các tỉnh, thành để phục vụ thị trường Tết. Nhờ thế mà sản phẩm tượng ông Táo ở làng Địa Linh ngày càng được nhiều người biết đến hơn, giúp sản phẩm của làng nghề có chỗ đứng trên thị trường vào dịp Tết. Làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cũng là một phương án mà Huế muốn bảo tồn làng nghề.