Không chỉ là trách nhiệm...

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao, những cán bộ của Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hoá còn làm việc tận tụy, chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương đối với những NCT, những thương bệnh binh nơi họ đang công tác. Bởi đây là những bệnh nhân đặc biệt…

Trong số gần 240 người có công đang được Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa (Trung tâm), trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa (đặt tại phường Quảng Thọ, TP Sầm Sơn) quản lí thì có tới 143 thương bệnh binh là NCT. Đặc biệt trong số đó có gần 70 người là thương binh, bệnh binh tâm thần; lúc họ khóc, lúc cười, lúc ngỡ mình đã chết, khi tưởng mình còn chiến đấu trong quân ngũ, vẫn vác súng bắn và vội vàng ngã vật ra như đã bị trúng đạn, trúng bom mìn... Những cảnh tượng ấy khiến tôi trong phút chốc bàng hoàng nghĩ như mình cũng đang chứng kiến trận chiến ác liệt.

Mọi thứ trong tâm trí nửa tỉnh, nửa mơ của những người thiếu may mắn ấy vẫn vẹn nguyên như chính những vết thương, những di chứng của chiến tranh còn hằn in trên những cơ thể gầy gò, mỏng manh ấy.

Năm 2020, Trung ương NCT Việt Nam thăm và tặng quà tại Trung tâm. 2 Ông Đào Trung Kỳ, 64 tuổi (ngoài cùng bên phải), người đang được chăm sóc tại trung tâm  3. Thăm khám sức khoẻ định kỳ cho các cụ.
Năm 2020, Trung ương NCT Việt Nam thăm và tặng quà tại Trung tâm.

Trò chuyện với anh Trịnh Văn Cường, Trưởng phòng Hành chính, tôi được biết, Trung tâm quản lí 237 người, trong đó 94 người bị ảnh hưởng chất độc da cam (là con cháu của thương binh), 143 thương bệnh binh là NCT. Từ những năm 1980 -1982, Trung tâm có tới 500 bệnh nhân. Các đối tượng ở đây. Đa số họ nhớ về quá khứ, nhớ về thời chiến tranh; nhiều lúc đang ngồi yên lại đứng phắt dậy hô xung phong, bắn, rồi xếp hàng... Kể cả những thương, bệnh binh tâm thần vẫn thường xuyên nhớ nhớ, quên quên.

Anh Cường bộc bạch: “Ở đây cán bộ bị chửi bới, đánh đập là chuyện bình thường. Với những thương binh tâm thần có biểu hiện chửi bới, la hét, đi lại tung tăng còn đỡ. Những người lầm lì, không nói năng gì nhưng bỗng nhiên lên cơn đập phá, đánh người… khiến chúng tôi không kịp trở tay. Cách đây mấy năm, anh Lê Đức Tuấn (cán bộ của Trung tâm) bị một thương binh tâm thần đánh gãy cả sống mũi phải đưa đi Hà Nội cấp cứu. Hiện đang hưởng phụ cấp tai nạn nghề nghiệp”.

Những thương, bệnh binh ở đây, mỗi người có một hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng chủ yếu là thương tật, gia đình không có điều kiện chăm sóc, phục vụ nên phải nhờ vào Nhà nước. Ngoài việc chăm sóc tại Trung tâm thì nhân viên Y tế ở đây vẫn phải thường xuyên đưa họ đi bệnh viện để điều trị khi bệnh tiến triển nặng, từ bệnh viện tuyến huyện, tỉnh đến trung ương. Nhiều hoàn cảnh rất vất vả, éo le khi cả vợ chồng hoặc bố con đều nằm trong này. Đơn cử như ông Vũ Quốc Nghĩa (sinh năm 1950) có hai người con bị chất độc da cam, cả 3 bố con đều đang điều trị ở Trung tâm, trong khi vợ ông bị ung thư nằm ở nhà.

Trong tổng số 93 cán bộ tại Trung tâm thì có tới 2/3 là nữ, họ đang ngày đêm cần mẫn chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho hàng trăm người thương tật do chiến tranh. Trong số những thương binh ấy, cũng không ít trường hợp bị thương nặng, thậm chí nằm liệt tại chỗ, từ ăn uống, ngủ nghỉ cho đến... vệ sinh cá nhân, các nữ điều dưỡng đều một tay lo liệu.

Cũng ở Trung tâm này, tôi gặp ông Đào Trung Kỳ (64 tuổi), người lính từng chiến đấu tại chiến trường Campuchia, bị thương tật 96%. Ông lẩn thẩn kể cho tôi về những câu chuyện ông đã từng chiến đấu trên chiến trường như thế nào. Tôi nhận thấy trong ông đầy niềm tự hào và cả tiếc nuối. Tự hào bởi đã góp một phần bé nhỏ công sức, mồ hôi, nước mắt, xương máu để có hòa bình, độc lập cho thế hệ sau. Còn tiếc nuối vì bàn chân và cả 2 cánh tay của ông vĩnh viễn không còn nữa, lại bị bỏng khắp cơ thể.

Ông bảo: “Giờ thì còn nói gì đến tương lai nữa cháu, tay chân không còn, sức khỏe cũng “chập chờn” chỉ mong tự phục vụ được cho bản thân để nhân viên ở đây đỡ vất vả. Trước đây, khi mới xuất ngũ, đêm nằm cứ giật mình thon thót, không sao ngủ ngon được; lúc nào trong đầu cũng ầm ầm tiếng súng vang, tiếng mìn nổ... Giờ chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, những ám ảnh về nỗi đau trong chiến trường mới giảm dần”.

Ông Kỳ tâm sự thêm: “Ở Trung tâm toàn người bệnh tật, già cả, vừa ít ngủ, bệnh tật tái phát thất thường nên nhân viên y tế ở đây rất vất vả lại thường xuyên thức đêm, đi “tua”, nếu có dấu hiệu bất thường còn xử lí ngay. Nhiều khi các cụ đang ngủ lại thức dậy la hét, thậm chí đập phá là chuyện cơm bữa. Trong này các y bác sĩ, nhân viên y tế rất tận tâm chăm sóc chúng tôi. ”

Được biết, mỗi đợt đón người vào điều dưỡng, Trung tâm sẽ thực hiện đầy đủ các hoạt động cho một kì điều dưỡng bao gồm: Thăm khám và tư vấn sức khỏe, chụp ảnh lưu niệm, tổ chức giao lưu thể thao, văn hóa - văn nghệ giữa cán bộ viên chức, người lao động với người có công về điều dưỡng, tổ chức tham quan một số điểm tâm linh... Đặc biệt, các chế độ đối với người có công được hưởng công khai rõ ràng, thực hiện đầy đủ theo đúng quy định. Các hoạt động của một kì điều dưỡng được tổ chức đa dạng, phong phú và thiết thực, phù hợp và đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người có công, sức khỏe được nâng lên, tư tưởng vui vẻ, thoải mái…

Một ngày ở Trung tâm tôi thấy từ lãnh đạo đến cán bộ các phòng ban cùng đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng dù bận trăm công nghìn việc đều tận tâm, hòa nhã, ai vào việc nấy không phút ngơi tay. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, đồng lương hạn hẹp nhưng họ vẫn hết lòng chăm sóc bệnh nhân không kể sáng trưa, nóng lạnh hay giá rét… Trả lời cho câu hỏi động lực ở đâu, họ chỉ mỉm cười mà rằng, chính là trách nhiệm, sự biết ơn và tình thương yêu.

Rời khỏi Trung tâm, tôi thầm cảm phục những cán bộ ở đây chẳng khác nào người lính, họ là những người lính thời bình có đầy đủ phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ: Bản lĩnh, hi sinh, cần mẫn, không ngại khó, ngại khổ... và cũng đang ngày đêm chiến đấu, không phải với kẻ thù mà là những di chứng của kẻ thù còn hằn nguyên trên thân thể của đồng đội.

Bài và ảnh Đinh Huê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xuân về trên dãy Trường Sơn

Xuân về trên dãy Trường Sơn

Khi mùa Xuân chạm ngõ dãy Trường Sơn, mảnh đất Quảng Nam nơi những ngọn núi hùng vĩ bạt ngàn như được khoác lên mình chiếc áo mới. Trong không khí rộn ràng ấy, người Cơ Tu nơi đây lại nô nức chuẩn bị cho lễ Tr’záo, một nghi thức truyền thống đậm chất nhân văn, ấm tình thân, đã được lưu giữ qua bao thế hệ.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Chiều 10/1, Hội NCT Bình Thuận đã phối hợp với Hội NCT huyện Đức Linh tổ chức trao nhà tình thương cho ông Lê Phước Lâm, ở thôn 6, xã Mê Pu, huyện Đức Linh.
Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Từ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, địa bàn quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh vươn mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Trải qua nhiều năm phát triển, Khu công nghiệp Tân Tạo và Công ty TNHH Pou Yuen đã trở thành trụ cột cho sự phát triển bền vững, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động từ khắp mọi miền đất nước, làm cho quận Bình Tân tràn đầy sức sống.
Thiêng liêng Tết cổ truyền

Thiêng liêng Tết cổ truyền

Có một dạo, khi nghe mọi người bàn ra nói vào việc bỏ Tết cổ truyền của dân tộc, bà tôi buồn lắm. Bà ngồi thẫn thờ, trầm tư. Tôi hỏi, bà bảo “Sao có thể bỏ Tết truyền thống của dân tộc. Tết thiêng liêng lắm. Bỏ Tết đồng nghĩa với việc đánh mất bản sắc, đánh mất hồn cốt dân tộc, đánh mất chính mình”.

Tin khác

Thận trọng khi mua giỏ quà Tết sắp sẵn

Thận trọng khi mua giỏ quà Tết sắp sẵn
Thời nay, việc dùng các giỏ quà sắp sẵn với rất nhiều thứ để mang đi biếu Tết đã trở nên phổ biến. Quả là nhìn các giỏ quà với khoảng dăm, bảy loại hình sản phẩm được sắp đặt gọn ghẽ, bắt mắt, mang tính thẩm mĩ cao, luôn làm đẹp lòng người gửi biếu, cũng như làm hài lòng người nhận.

Tảo mộ cuối năm, một phong tục đẹp

Tảo mộ cuối năm, một phong tục đẹp
Hằng năm, vào khoảng trung tuần tháng Chạp, hầu hết các gia đình người Việt lại đi tảo mộ. Để tưởng nhớ những người đã khuất, ngoài việc cúng giỗ, mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên, người thân trong gia đình, dòng tộc của mình.

Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn - động lực mới ngành bán lẻ

Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn - động lực mới ngành bán lẻ
Xu hướng phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội cho ngành bán lẻ hiện đại hóa mô hình kinh doanh, xanh hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường...

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An
Sáng 6/1/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 117 - cầu Chà Lắn. Đây là cây cầu thứ 2 Nhựa Tiền Phong xây dựng dành tặng cho bà con vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, sau cây Cầu nối yêu thương số 38 – Cầu Xốp Kha tại xã Yên Hoà, huyện Tương Dương vào năm 2020.

Quy hoạch xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân

Quy hoạch xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể (KTT) Nghĩa Tân, tỉ lệ 1/500 tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội...

“Thủ phủ” hoa cúc miền Trung vào mùa

“Thủ phủ” hoa cúc miền Trung vào mùa
Từng đêm dài sáng bừng ánh điện, những nông dân trồng hoa tất bật và cần mẫn chăm bón cho vụ hoa được bội thu trong mong ước một mùa hoa Tết rực rỡ và ấm no.

Làm tốt việc phân loại, xử lí rác thải tại nguồn

Làm tốt việc phân loại, xử lí rác thải tại nguồn
Thời gian qua, môi trường của thị xã Quảng Yên khởi sắc. Nhiều tuyến đường đã sáng, xanh, sạch, đẹp. Các hộ dân, gia đình NCT có thùng chứa chất thải, chất rắn... và người dân đã có ý thức phân loại rác tại nguồn...

Chúng con luôn bên Mẹ

Chúng con luôn bên Mẹ
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” và tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Sáng 26/12/2024, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đón mừng năm mới 2025, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn Hải quân 147 cùng huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thăm hỏi sức khỏe và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, cụ Hoàng Thị Sinh (sinh năm 1930) trú tại Xã Vô Ngại huyện Bình Liêu.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người
Ngày 26/12, hàng trăm cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và người dân trên địa bàn TP Hải Phòng đã tham dự ngày Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII năm 2025 - ngày hội hiến máu cứu người.

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi
Với hàm lượng tinh bột, chất xơ và các loại vitamin có lợi, bánh gạo được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng, có thể thay thế bữa phần phụ cho bữa chính hoặc làm món ăn nhẹ nhàng cho trẻ em. Không chỉ gọi nhớ đến những món ăn nhanh, bánh gạo mang lại sự kết hợp độc đáo giữa hương vị và dinh dưỡng, phù hợp với mọi độ tuổi.

Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về

Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về
Nhiều thập kỷ qua, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, non thiêng Yên Tử luôn là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Cùng với hành trình cầu an và khám phá nét độc đáo lịch sử văn hóa tâm linh ngàn năm nơi đất Phật ẩn dưới những tán rừng Quốc gia Yên Tử, du khách sẽ có những đa trải nghiệm đã được Công ty CP phát triển Tùng Lâm triển khai nhiều năm qua.

Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu

Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” đã khơi dậy mạnh mẽ những tấm lòng nhân ái bằng những việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc. Nổi bật có ông Võ Minh Phong, thế danh của Đại đức (ĐĐ) Thích Chơn Trí, Ủy viên Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, trụ trì chùa Hiếu Đức, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng...

Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở
Với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, NCT TP Hà Tiên tích cực tham gia nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng - an ninh góp phần đưa thành phố ngày càng đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển...

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang
Sáng ngày 22/12, tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng).

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
Xem thêm
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Chiều 10/1, Hội NCT Bình Thuận đã phối hợp với Hội NCT huyện Đức Linh tổ chức trao nhà tình thương cho ông Lê Phước Lâm, ở thôn 6, xã Mê Pu, huyện Đức Linh.
Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Từ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh vươn mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Sáng 6/1/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 117 - cầu Chà Lắn. Đây là cây cầu thứ 2 Nhựa Tiền Phong xây dựng dành tặng cho bà con vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, sau cây Cầu nối yêu thương số 38 – Cầu Xốp Kha tại xã Yên Hoà, huyện Tương Dương vào năm 2020.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Phiên bản di động