Huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa:

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Mô hình trồng cam xã Yên Lạc huyện Như Thanh

Như Thanh là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên 58.829 ha, dân số 94.906 người, có 3 dân tộc chính: Kinh chiếm 56,78%; Mường 22,24%; Thái 18,23%; còn lại là các dân tộc khác. Có 13 xã và 1 thị trấn, 165 thôn, bản, khu phố.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Như Thanh đã ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 và hàng năm, thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, Tổ công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững…

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thị trấn huyện Như Thanh

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Như Thanh đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thống nhất triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, như: Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 14/6/2022 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 22/4/2024 của UBND huyện về việc Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Như Thanh năm 2024 và các Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Kế hoạch truyền thông giảm nghèo, kế hoạch nâng cao năng lực thực hiện Chương trình, Kế hoạch giảm nghèo năm 2024.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Nhiều hộ nghèo ở các xã trong huyện Như Thanh được hỗ trợ vốn phát triển vườn cây ăn quả (trồng nho ảnh trên; trồng bưởi ảnh dưới)

Bên cạnh đó, công tác phối hợp, quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG đã được huyện quan tâm chỉ đạo sát sao. Trong quá trình thực hiện, các phòng, ngành cấp huyện, các cơ quan thường trực Chủ tịch MTQG, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan luôn trao đổi, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức thực hiện; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất với cấp trên những vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Quá trình triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa huyện đã nhận được sự giúp đỡ, phối hợp của các Sở, ngành cấp tỉnh và các cơ quan quản lý chương trình. Các Sở, ngành cấp tỉnh đã hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong tổ chức thực hiện Chương trình.

Quán triệt quan điểm trọng tâm là thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, những năm qua huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành tạo nguồn vốn, việc làm, hỗ trợ con giống chăn nuôi để giúp người nghèo một cách thiết thực nhất để hộ tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình và nguồn xã hội hóa giúp hộ nghèo khó khăn về nhà ở có chỗ ở ổn định, Trong 2 năm (Năm 2022-2023) đã có gần 200 hộ được xóa nhà tạm và sửa chữa nhà. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được huyện quan tâm thực hiện, chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động, trong đó có gần 300 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Các hộ ở xã Cán Khê sử dụng đồng vốn phát triển các loại cây cho giá trị kinh cao

Để giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin,.. Huyện đã tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động; tuyên truyền vận động người dân mua BHYT, đẩy mạnh phong trao thi đua “Thanh Hóa chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào xã hội học tập … đã góp phần giải quyết cơ bản các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hộ cơ bản: Tạo việc làm mới cho trên 3000 lao động trong đó có gần 300 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ trợ 3.536 thẻ BHYT cho người nghèo; 6.801 thẻ BHYT cho người cận nghèo; hỗ trợ làm nhà ở cho gần 200 hộ nghèo.

Trong năm 2024 tổng nguồn vốn thực hiện là 7.105 triệu đồng, trong đó vốn năm 2023 chuyển sang 465 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2024 sẽ giải ngân hết 100% nguồn vốn. Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án như: Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng ; Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Hộ nghèo ở xã Thanh Tân được hỗ trợ vốn và được tư vấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê

Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm so với kế hoạch năm và thực hiện năm trước: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 5%, từ 11,8% (năm 2022) xuống còn 6,8% (năm 2023) vượt mục tiêu Chương trình đề ra (kế hoạch đề ra là 2,9%). Giảm 1.210 hộ nghèo, vượt chỉ tiêu tỉnh giao 420 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm dự kiến cuối năm 2024 còn 2,15%, giảm 1,55%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 2,2%, giảm còn 1,3%; đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Kết quả thực hiện: Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện, giải ngân, thanh toán, quyết toán theo đúng quy định. Người dân được thụ hưởng dự án vui mừng, phấn khởi khi được nhận hỗ trợ, đồng thuận với chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước và không có ý kiến gì thêm. Vật nuôi được bàn giao đến thời điểm hiện tại đều khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt.

Các vấn đề cơ bản nhất đối với hộ nghèo như: Nhà ở, việc làm, khám chữa bệnh, học tập... Các chính sách về an sinh xã hội khác đã được giải quyết kịp thời, đúng đối tượng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các chính sách giảm nghèo đã tác động làm chuyển biến nhận thức, giúp người nghèo có việc làm, phát triển sản xuất, tạo thu nhập ổn định để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết và báo cáo kết quả được thực hiện kịp thời, thường xuyên. Các xã, thị trấn có nhiều cách làm mới, sáng tạo, tập trung giảm nghèo có trọng tâm, trọng điểm ở các hộ thiếu hụt các chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vận động xã hội giúp tạo việc làm, thoát nghèo bền vững góp phần xây dựng huyện Như Thanh ngày càng vững mạnh. Công tác xã hội hóa trong thực hiện giảm nghèo đã được thực hiện tốt, đặc biệt là công tác hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Cũng nhờ Chương trình mà nhiều hộ nghèo được hỗ trợ vốn phát triển nghề truyền thống

Các đối tượng tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được tham gia xây dựng và tham gia các hoạt động của dự án, thực hiện đối ứng theo quy định. Các hoạt động của Chương trình được triển khai thực hiện mới thoát nghèo, phụ nữ, người dân tộc … tham gia các dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã từng bước cải thiện cuộc sống người dân, có việc làm bền vững và có thêm thu nhập.

Để đạt được các kết quả trên là do công tác giảm nghèo luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm, tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện. Hàng năm, huyện xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu giảm nghèo, chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đến từng xã, thị trấn; giao nhiệm vụ cụ thể cho phòng, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, trên cơ sở vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng xã, vừa đảm bảo hoàn thành được mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện đã đề ra; qua đó, góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Ông Đặng Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh trao tiền hỗ trợ hộ nghèo ở xã Thanh Kỳ xây nhà Đại đoàn kết

Chương trình MTQG giảm nghèo đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao; thông qua triển khai thực hiện Chương trình, các cấp, nhất là ở cơ sở nhận thức rõ hơn về những giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững của địa phương mình; tổ chức thực hiện lồng ghép, phối hợp thực hiện hiệu quả hơn các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vươn lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tân Thành

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.
Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.
Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.
Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Tin khác

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay
Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi
Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy
Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.

Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão
Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.
Xem thêm
Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu tết chất lượng trong tay”

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu tết chất lượng trong tay”

Sau một tháng triển khai chương trình “Cùng Nestlé - Cầu tết chất lượng trong tay”, thu hút hơn 70.000 gia đình Việt tham gia, cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chuyện đẹp cuối năm ở một Tập đoàn

Chuyện đẹp cuối năm ở một Tập đoàn

Chuyến xe Đoàn viên lại ấm áp lạ kỳ bởi những nụ cười rạng rỡ mong ngóng được trở về nhà. Chị Mai Liễu cùng cô con gái đang ríu rít nói cười
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trường Đại học Công đoàn: Tự hào hành trình gần 8 thập kỉ

Trường Đại học Công đoàn: Tự hào hành trình gần 8 thập kỉ

Được thành lập ngày 15/5/1946, gần 8 thập kỉ qua, Trường Đại học Công đoàn đã thắp sáng tài năng, trí tuệ của bao thế hệ người học, đủ để kiến tạo nên diện mạo tươi sáng và vị thế vững chãi trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam.
Trường THPT Triệu Sơn 4 - nơi hun đúc truyền thống hiếu học

Trường THPT Triệu Sơn 4 - nơi hun đúc truyền thống hiếu học

Bằng sự nỗ lực vượt qua khó khăn, những năm gần đây thầy và trò Trường THPT Triệu Sơn 4 (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục tỉnh nhà.
Phiên bản di động