Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang. Với những chiến sĩ bảo vệ cầu ngày ấy "Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”...

Trắng đêm “quần nhau” với không quân địch

Buổi chiều muộn một ngày giữa tháng 3, ông Lê Xuân Giang (80 tuổi, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), trở về nhà sau một ngày lặn lội tìm kiếm hiện vật của trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng năm xưa. Mặc dù, không có thu hoạch gì nhiều song điều ấy không khiến người lính già muộn phiền, bởi nhiều năm qua ông vẫn cần mẫn đi tìm hiện vật gắn liền với trận chiến năm xưa. “Đến nay, đã có gần 100 hiện vật liên quan đến trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng được chúng tôi tìm thấy”, ông Giang khoe.

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già
Cựu chiến binh Lê Xuân Giang, nguyên Chính trị viên Đại đội 4, Trung đoàn Hàm Rồng.

Nhớ về trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng cách đây 60 năm, với cựu binh Lê Xuân Giang đó là những “đêm không ngủ”, cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu với không quân địch. Sau khi tốt nghiệp lớp 10, chàng thanh niên Xuân Giang nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vào quân ngũ, anh là lính trắc thủ ra đa thuộc Đại đội 3, Trung đoàn Hàm Rồng, trực tiếp chiến đấu trên đồi C4, với nhiệm vụ bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch.

“Ngày đầu làm lính, chúng tôi cũng chưa hình dung hết sức ác liệt của không quân địch nhắm thẳng vào cầu Hàm Rồng”, ông Giang nói. Thế rồi, ngày qua ngày sát cánh cùng đồng đội, chàng lính trẻ Lê Xuân Giang cũng quen dần với cảnh khói lửa đạn bom. “Nhiều hôm đang trong bữa ăn, anh em nhận được kẻng báo động liền lập tức vào vị trí chiến đấu. Khi nguy hiểm qua đi, quay lại lán thì cơm canh đã phủ đầy đất cát”, ông Giang nhớ lại.

Với vị trí đặc biệt quan trọng trên tuyến giao thông Bắc - Nam, cầu Hàm Rồng trở thành mục tiêu bắn phá của không lực Hoa Kỳ. Chỉ trong 2 ngày mùng 3-4/4/1965, quân địch đã huy động hàng trăm lượt máy bay, thả 350 quả bom và bắn 149 quả đạn rốc két xuống khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn. Trước sức mạnh của không quân địch, quân và dân Hàm Rồng đã dũng cảm chiến đấu, bắn rơi 47 máy bay địch, bảo vệ vững chắc cây câu huyết mạch.

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già
Khu vực chỉ huy đại đội trên đồi C4, Hàm Rồng, TP Thanh Hóa.

Ông Giang nhớ, giai đoạn giữa năm 1966 địch liên tục không kích vào ban đêm khiến cuộc chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng của quân và dân ta trở nên vô cùng gian khổ. “Giai đoạn ấy, anh em gần như thức trắng đêm chiến đấu bảo vệ cầu. Như trận không kích của địch diễn ra đêm 13/6/1966. Sau khi bị quân và dân ta bắn hạ máy bay, ngày hôm sau địch dùng cường kích bắn phá ác liệt vào ra đa. Máu của chiến sĩ ta đã đổ xuống ngay trên mâm pháo”, ông Giang kể, đôi mắt rưng rưng nhớ về những người đồng đội đã ngã xuống trong trận chiến năm xưa.

Trận đánh vào ngày 3/9/1967, địch dùng loại bom bi quả ổi để ném vào trận địa của ta (loại bom này chứa 365 quả con). Khẩu đội 4 có 6 chiến sĩ thì hy sinh 4 người. Mặc dù trận đánh đã kết thúc nhưng pháo vẫn bắn liên hồi. Khi đồng đội chạy đến hầm, cả khẩu đội vẫn ngồi theo một đội hình, máu các anh tràn xuống mâm pháo. Sau trận này, câu khẩu hiệu: “Thà gục trên mâm pháo, quyết không để cầu gục” được đồng đội hô vang như một lời thề quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Với chàng lính trẻ Lê Xuân Giang và những chiến sĩ chiến đấu bảo vệ cầu năm xưa:“Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”; “Đứng trên núi Ngọc ta thề/Chưa hết giặc Mỹ, chưa về quê hương”,...

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già
Khẩu đội 4 trên đồi C4.

Mong có tượng đài chiến thắng Hàm Rồng

Hơn 10 năm bám trụ bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch, cựu binh Lê Xuân Giang và đồng đội đã bắn rơi 117 máy bay, bắt sống 4 phi công. Tinh thần anh dũng của các chiến sĩ đã làm nên chiến thắng Hàm Rồng huyền thoại.

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già
Cầu Hàm Rồng. Ảnh tư liệu.

“Những ngày chiến đấu chống lại không kích của địch, chúng tôi chẳng nghĩ đến chuyện sống chết. Thậm chí, trên người mỗi chiến sĩ khi ấy còn cất giữ một mẩu giấy nhỏ bên trên ghi rõ tên tuổi, năm sinh và quê quán, để nếu có nằm xuống sẽ được đồng đội báo tin cho thân nhân ở quê nhà”, ông Giang chia sẻ.

Sau ngày hoà bình lập lại, ông Giang chuyển công tác về Cục Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân. Đến năm 1989, ông chuyển ngành về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 1994, ông Giang được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa, cho đến năm 2007 thì về hưu.

“Là người lính may mắn trở về từ cuộc chiến, niềm mong ước lớn nhất của tôi đó là có một tượng đài mang tên Chiến thắng Hàm Rồng. Bởi, đây là trận chiến đấu anh dũng và quả cảm của quân và dân ta chống lại không kích của đế quốc Mỹ”, cựu binh Lê Xuân Giang bày tỏ.

Lường Toán

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động… đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần… nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vẫn “viết và vẽ không ngưng nghỉ” như chính nhịp đập con tim của mình.
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ. Từ những con đường bê tông khang trang, những dãy nhà văn hóa sáng đèn mỗi đêm, cho đến màu xanh bạt ngàn của rừng cây và sự rộn ràng trong từng mái ấm, tất cả như minh chứng sống động cho một Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày nhờ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của người dân nơi đây, đặc biệt là lực lượng NCT.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng. Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và nhân xã Nghi Phương luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Tin khác

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa
Đoàn công tác của Ban Chăm sóc NCT (Hội NCT Việt Nam) vừa đến thăm, làm việc, tặng quà Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội. Đoàn do ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng ban Chăm sóc NCT làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, chuyên viên của Ban.

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn
Vào một chiều đầu Xuân ấm áp, chúng tôi về thăm Tịnh xá Linh Sơn nằm ở chân núi Ngàn Nưa thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm in đậm dấu son trong những trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền. Thượng tọa Thích Giác Hoàng dẫn chúng tôi thăm một vòng tịnh xá và giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu ngàn năm trường tồn linh thiêng nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh thuở đầu tụ nghĩa cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh giặc Ngô.

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay
Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ
Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân
Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.
Xem thêm
Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Tháng 7, xúc động hành trình về nguồn

Ngày 10/7, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Truyền thống lực lượng TNXP ( 15/7), 78 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), Hội Cựu Thanh niên xung phong phường Phú Thủy, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức chuyến hành trình về nguồn tại Bia ghi danh liệt sĩ Đa Kai, thuộc
Thư cảm ơn

Thư cảm ơn

Kính gửi: Quý độc giả thân mến!
Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 2 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025

Chiều 9/7, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Họp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960-9/7/2025).
Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển T
Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Sáng nay (26/6), cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước, hơn 40.000 thí sinh Nghệ An chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Phiên bản di động