Hàng trăm ngôi làng ngập trong rác: Câu trả lời của Bắc Ninh!

Hai Sở TN&MT, NN&PTNT khi tiếp xúc với Báo NNVN sau loạt bài “Bắc Ninh thời công nghiệp kiểu hoang dã” đều than vướng.
Ông Nguyễn Đình Phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ông Nguyễn Đình Phương, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Không phải do thiếu tiền, thiếu công nghệ mà là…

Theo ông Nguyễn Đình Phương, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh, thực tế địa phương đang nỗ lực vì rác chứ không phải thờ ơ, để cho dân khổ vì rác: Vấn đề rác thì chính quyền, nhân dân phải cùng vào cuộc nhưng thực tế phải nói rằng nhân dân đang gây khó khăn cho Nhà nước chứ không phải là Nhà nước không có biện pháp. Làm thế nào cho dân nhận thức được để phân loại rác tại nhà, đổ rác đúng nơi quy định, chấp nhận cho đặt các khu xử lý rác mới giải quyết được chuyện này…

Ông Lưu Xuân Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Bắc Ninh tiếp lời, trước đây toàn bộ rác thải của các huyện, thị đều được thu gom chuyển lên bãi Đồng Ngo ngay đầu thành phố gây ra ô nhiễm nặng nề buộc phải đóng cửa.

Sau đó, Bắc Ninh quy hoạch một khu xử lý tập trung khác ở xã Phù Lãng huyện Quế Võ. Thời gian đầu rác của các huyện, thị đều được chuyển cả về đây nhưng do dân sở tại phản đối, chỉ cho xử lý rác của thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ nên đành phải thôi.

Chính vì thế Tỉnh ủy Bắc Ninh mới quyết định là mỗi huyện phải đầu tư một khu xử lý riêng. Hiện đã có 5 huyện, thị có khu xử lý, chỉ còn lại Yên Phong, Tiên Du và thị xã Từ Sơn từ khâu lập quy hoạch đến khâu lấy đất đều bị dân phản đối.

Một bãi rác của làng ở Bắc Ninh tràn ngập rác và khói đốt rác. Ảnh: Dương Đình Tường.
Một bãi rác của làng ở Bắc Ninh tràn ngập rác và khói đốt rác. Ảnh: Dương Đình Tường.

Sáng mùng 1 Tết dân còn kéo lên tận Tỉnh uỷ, UBND tỉnh để kiện. Như Yên Phong đã giải phóng mặt bằng xong nhưng đến khi khởi công, do đường vào bãi lại nằm ở xã bên cạnh là Dũng Liệt nên bị dân xã đó phản đối.

Vì 3 huyện, thị này không triển khai được khu xử lý tập trung nên rác bắt đầu ứ ở các điểm tập kết của khoảng 200 thôn trong vòng 5-6 năm nay.

Nếu như chuyển lượng rác đó về điểm xử lý ở Phù Lãng thì dân biết lại phản đối rác ứ luôn cả thành phố Bắc Ninh lẫn huyện Quế Võ. Thỉnh thoảng tỉnh cũng cho phép chuyển rác ba nơi kia về đây vào những thời điểm “nhạy cảm” như lễ, Tết để đỡ những bức xúc trong dân.

Năm 2019, Sở TN&MT đã tham mưu cho tỉnh đề án tổng thể môi trường giai đoạn 2019-2025. Về lâu dài Bắc Ninh quy hoạch 3 khu xử lý chất thải bằng công nghệ đốt rác phát điện, hiện nhà máy tại Phù Lãng đã khởi công, nhà máy tại Lương Tài cũng đã thuyết phục được dân.

Lúc đầu dân Lương Tài chỉ đồng ý xử lý rác cho mỗi huyện mình, chúng tôi phải nói rõ nếu chỉ xử lý rác thải của huyện thì công nghệ đốt thông thường còn nếu chấp nhận cho đưa rác từ địa phương khác đến thì sẽ được công nghệ hiện đại đốt rác phát điện.

Ông Lưu Xuân Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Bắc Ninh. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ông Lưu Xuân Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Bắc Ninh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chúng tôi còn đưa dân vào tham quan nhà máy đốt rác phát điện ở Cần Thơ, cuối cùng họ mới đồng ý. Nhà máy thứ ba ở huyện Thuận Thành, bản thân lò hiện nay ở đây theo kiểu đốt thông thường cũng đã tốt rồi cho nên khi đề nghị được mở rộng, làm đốt rác phát điện dân đồng ý ngay.

Ba nhà máy này dự kiến 2021-2022 sẽ đi vào hoạt động, công suất tối thiểu 300 tấn/ngày/nhà máy nên sẽ đủ năng lực xử lý rác cho cả tỉnh.

Trong khi chờ các nhà máy đốt rác phát điện đi vào hoạt động thì lượng rác tồn đọng hiện nay xử lý như thế nào? Đề án cho phép ba huyện, thị còn lại đầu tư các lò đốt quy mô cụm xã. Họ cũng đã chọn các vị trí để dựng lò thế nhưng khi triển khai thì dân liền phản đối.

Cụ thể, huyện Tiên Du mới đang đầu tư được một nhà máy ở xã Tri Phương còn các xã khác dân vẫn chưa đồng thuận, huyện Yên Phong cũng vậy. Thị xã Từ Sơn có 4-5 lò cỡ vừa, tổng công suất khoảng 190 tấn/ngày trong khi lượng rác ở đây chỉ khoảng 140-150 tấn/ngày nhưng dân chỗ có lò không cho phường, xã bên đưa rác sang xử lý.

Xử lý tập trung kiểu liên xã không được mà xử lý rác trong xã thôi cũng tiếp tục phản đối nốt, không cho đặt ở thôn mình mà phải thôn khác cơ… Bởi thế, vấn đề ở đây không phải là tiền, là công nghệ mà chỉ vướng mỗi chuyện làm sao để thuyết phục dân đồng ý cho đặt lò đốt.

Không thể đổ lỗi cho mỗi người dân

Tôi không lạ gì những cái lò đốt rác của Từ Sơn vì vẫn nghe dân ca thán chuyện khói, bụi, bẩn khá nhiều nên mới hỏi ông Hùng vấn đề quan trắc khí dioxin/furan định kỳ thế nào, kết quả ra sao?

Ông trả lời: Khi thẩm định công nghệ của những lò này đều có quan trắc, thành lập hội đồng khoa học đánh giá đạt mới cho hoạt động bởi vì nó liên quan đến chuyện tỉnh phải trả tiền xử lý rác cho doanh nghiệp sau này với mức mỗi 1 tấn khoảng 400-450.000 đồng.

Còn chuyện quan trắc định kỳ dioxin/furan của các lò này không thể dùng ngân sách mà phải do các chủ lò thực hiện.

Với Bắc Ninh, người dân chỉ phải đóng tiền xử lý rác từ nhà đến điểm tập kết ở thôn còn kinh phí chuyển đến nhà máy và tiền xử lý thì Nhà nước chi, mỗi năm khoảng 150 tỉ đồng. Giờ mà dân đồng ý cho đặt các lò đốt là sạch ngay.

Một người dân chở rác ra đổ ở bãi của thôn. Ảnh: Dương Đình Tường.
Một người dân chở rác ra đổ ở bãi của thôn. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tôi phản biện với ông Hùng rằng, không thể đổ lỗi tất cả cho người dân như thế được bởi vấn đề môi trường cần cả hệ thống chính trị mà đứng đầu là lãnh đạo cao nhất cùng với dân phải vào cuộc.

Trách nhiệm của dân là để rác đúng nơi quy định còn xử lý hợp vệ sinh hay không là của chính quyền.

Thứ nữa, khi dân chưa tin tưởng vào công nghệ xử lý rác thì họ sẽ phản đối đến cùng bởi trên giấy tờ nói an toàn nhưng đưa vào vận hành có khi lại gây ô nhiễm và đã có nhiều bài học cho chuyện này.

Bởi vậy phải làm sao để thoả mãn yêu cầu của dân và giải thích cho dân hiểu, thuyết phục dân bằng công nghệ an toàn, bằng lời hứa có đảm bảo…

Ông trả lời rằng khi dân nghe đến dự án xử lý rác về quê mình là đã phản đối rồi, chưa cần biết công nghệ như thế nào.

Với các nhà máy đốt rác phát điện của Bắc Ninh thuận lợi là dân còn đồng ý chứ như Vĩnh Phúc và Hải Dương dân đều chối hết dù đó là công nghệ tốt nhất hiện nay. Một khi có tiền lệ nơi này đã phản đối được thì nơi khác cũng học theo…

Bộ trưởng ở nhà đã phân loại rác chưa?

Tôi quay sang hỏi ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Ninh rằng chương trình nông thôn mới là một cơ hội tốt để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng trách nhiệm của ngành đầu mối ở đâu khi để nhiều nơi xử lý môi trường kiểu manh mún, khiến cho nhiều làng quê bị vấy bẩn?

Ông trả lời rằng 19 tiêu chí trong nông thôn mới liên quan đến tất cả các ngành, tiêu chí của ngành nào thì ngành đó phải có trách nhiệm. Bởi thế, vấn đề môi trường vẫn thuộc trách nhiệm của Sở TN&MT.

Ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ông Đặng Công Hưởng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Ninh. Ảnh: Dương Đình Tường.

Về chuyện rác thải bừa bãi không thể đổ hết lỗi cho dân được mà phải từ hai phía, dân và chính quyền: “Phân loại, mang thùng rác hai ngăn, một hữu cơ, một vô cơ để trước cửa nhưng trong nhà chỉ có một thùng thì vẫn vứt lẫn lộn chứ làm sao phân được?

Bảo dân vậy chứ bản thân cán bộ về nhà có phân loại được rác đâu, kể cả là Bộ trưởng đi chăng nữa. Thực tế, kiểu thùng rác hai ngăn đó rất bẩn, nặng mùi, lắm ruồi muỗi nên thí điểm vậy thôi chứ theo tôi không hiệu quả. Nên thu gom về nhà máy rồi phân loại để xử lý thì hợp hơn.

Còn về 3 huyện, thị chưa có khu xử lý rác tập trung, cứ để rác lung tung, bẩn thỉu thế thì dân chịu, đổ rác tràn cả ra đường, đốt rác khói tuôn vào làng dân vẫn chấp, tuy nhiên bảo làm lò đốt cỡ nhỏ thì không ai chịu.

Trong lúc chờ đợi các nhà máy đốt rác phát điện hiện đại đi vào hoạt động thì trước mắt phải khoanh ô nhiễm lại một chỗ để không lan ra cho cả cộng đồng. Đốt bằng lò nhỏ có thể khói ô nhiễm một vài hôm, một vài tháng, kể cả hàng năm để chờ công nghệ mới (lò đốt rác phát điện hoàn thành) rồi lại sạch thì tại sao không đồng ý? Nó cũng giống như làm nhà, đường giao thông muốn sạch thì phải chấp nhận bẩn một vài hôm, một vài tháng chứ?”.

Một người dân đi bới rác ở bãi của làng tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Ảnh: Dương Đình Tường.
Một người dân đi bới rác ở bãi của làng tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cũng theo ông Hưởng: “Dân nghèo, chỗ mà ăn ngày một bữa thì lấy đâu có rác còn dân giàu ăn ngày bốn năm bữa thì phải có nhiều rác. Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp, ăn uống suốt ngày, nhiều rác là điều đương nhiên. Đã bày ra nhiều thì phải có trách nhiệm xử lý.

Ngoài vấn đề rác thải còn cả nước thải nữa. Trừ thành phố, thị xã thu gom được nước thải còn nông thôn thì vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ vì thiếu tiền để đầu tư. Kể cả những chỗ đã làm được hệ thống thu gom nhưng do công nghệ kém, mùa mưa nước thải lại đổ ra kênh, ra sông hết".

Theo NNVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thực hiện tốt văn hóa giao thông

Thực hiện tốt văn hóa giao thông

Những năm qua, bằng nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ, tai nạn giao thông (TNGT) liên tục được kiềm chế, kéo giảm cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết và số người bị thương. Nhưng số vụ, số người chết và bị thương vẫn còn nhiều.
Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa ban hành Văn bản số 144/VPTT gửi Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa và Nghệ An về việc ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công

Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có công văn gửi các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc về việc thực hiện việc đăng ký đặt lịch hẹn kiểm định và bố trí làm tăng ca, làm thêm giờ trước, sau và cả trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trường hợp xảy ra tình trạng ùn tắc đăng kiểm.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Cảnh giác rượu rởm, rượu tự nấu

Cảnh giác rượu rởm, rượu tự nấu

Hiện nay trên thị trường nước ta có đủ loại rượu, rượu sản xuất trong nước, rượu ngoại, rượu vang... đủ cả, trong đó lẫn lộn rất nhiều rượu rởm. Kèm theo là những loại rượu trắng tự nấu của các lò rượu tư nhân rao bán khắp nơi, thu hút đông đảo các đệ tử của lưu linh.

Tin khác

Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Cục CSGT, Bộ Công an có khuyến cáo đến nhân dân tham gia giao thông nhân dịp phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện
“Cò” là cách gọi những người môi giới mời chào dẫn dụ bệnh nhân không điều trị tại cơ sở y tế chính quy mà đến các phòng khám tư. Để làm được việc này, họ thường lảng vảng trước cổng các bệnh viện trong thành phố, đặc biệt các bệnh viện lớn như: Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Ung bướu…

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh

Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh
TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người dân. Từ đó, đưa công tác quản lí đô thị nói chung, quản lí trật tự đô thị (TTĐT) nói riêng đi vào nền nếp, góp phần xây dựng đô thị Vĩnh Yên xanh, sạch, đẹp, hiện đại, văn minh...

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh

Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh
Trong những năm qua, huyện Lang Chánh quyết liệt triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó có Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo đang thực hiện tốt,...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?
Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.

Xử phạt nồng độ cồn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông

Xử phạt nồng độ cồn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông
Từ khi lực lượng Cảnh sát giao thông quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm Nghị định 100/19 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Luật Phòng, chống tác hại rượu , bia đã hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến rượu, bia gây ra...

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện trung ương Quân đội 108.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Chuyện về sắp xếp lại đơn vị hành chính

Chuyện về sắp xếp lại đơn vị hành chính
Hiện nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Công điện số 972/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024
Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 rơi vào thứ năm ngày 18/4 dương lịch (tức 10/3 âm lịch), là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ Sáu 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Xem thêm
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa ban hành Văn bản số 144/VPTT gửi Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa và Nghệ An về việc ứng phó với mưa dông kèm lốc,
Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công

Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có công văn gửi các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc về việc thực hiện việc đăng ký đặt lịch hẹn kiểm định và bố trí làm tăng ca, làm thêm giờ trước, sau và cả trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trường hợp xảy ra tình trạng ùn tắc đăng k
Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục CSGT, Bộ Công an có khuyến cáo đến nhân dân tham gia giao thông nhân dịp phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phiên bản di động