Điệu buồn bích họa

Màu sắc rực rỡ, hình tượng phong phú của dòng tranh bích họa kì vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho người dân địa phương. Tuy nhiên, những phố hay đường tranh bích họa tại nhiều địa phương đều trong tình trạng vắng khách…
Màu bích họa buồn

Một dạo, những đường tranh hay phố tranh bích họa ở Tam Thanh, Tam Hải (Quảng Nam), ở Đảo Bé (Lý Sơn), nhiều tuyến phố bích họa ở Đà Nẵng, phố bích họa Phùng Hưng (Hà Nội), làng bích họa Đà Lạt... từng tạo nên cơn sốt, du khách nhiều nơi đổ về khiến cho cư dân địa phương thắp lên hi vọng. Nhưng rồi, thời gian khiến đường bích họa ngày một rơi rụng, nhiều người thấp thỏm lo lắng kế mưu sinh và nỗi buồn bích họa ngày càng hiện hữu.

: Đường bích họa ở phường Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) trở nên đìu hiu sau một thời gian triển khai.
Đường bích họa ở phường Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) trở nên đìu hiu sau một thời gian triển khai.

Ngày cuối tuần, du khách dập dìu trên những bãi biển hay đường phố Đà Nẵng, nhưng cảnh đìu hiu thường thấy với đường tranh bích họa phường Mân Thái (quận Sơn Trà). Bà Tuyết kéo chiếc bàn đặt mấy thẩu mắm lùi vào bóng mát cây bàng ngay ở lối vào. Hồi mới khai trương đường tranh bích họa này, bà bàn với chồng đặt bàn bán đặc sản làng biển cho du khách đến checkin. Vài ngày đầu, mỗi ngày bán được vài chục thẩu mắm, lời gần 300.000 đồng, hai vợ chồng khấp khởi bàn nhau về lâu dài sẽ mở rộng thêm cho bài bản. Nhưng chỉ được vài hôm, khách vắng dần. Bà Tuyết từ chỗ ngày nào cũng kê bàn ra bán, nay chỉ bán thứ Bảy, Chủ nhật nhưng không mấy khách ghé mua.

Phía gần đó, quán cà phê bích họa của ông Lê Văn Trước cũng không một người khách. Khi đường tranh bích họa này được triển khai, ông Trước xung phong mở quán cà phê. Đầu tư vốn liếng hơn 170 triệu đồng. Khách đến ồn ào trong những ngày đầu, rồi cứ thế ít dần, ít dần và vắng hẳn.

Ông Trước bên bức bích họa chân dung của mình.
Ông Trước bên bức bích họa chân dung của mình.

Giấc mơ dựa vào đường bích họa để kinh doanh, buôn bán của nhiều người dân làng chài như ông Trước hay bà Tuyết cứ thế cũng dần khép lại. Ước mơ làng chài nhỏ sẽ thành khu phố bích họa, thành khu lưu trú homestay, du lịch tín ngưỡng dân gian, bán đặc sản làng nghề truyền thống… bỗng vỡ trong nỗi tiếc nuối vô ngần.

Có một sự thật, việc đường bích họa Mân Thái khai thác kém hiệu quả không phải câu chuyện mới. Bởi lẽ, thực trạng này cũng đã diễn ra tại đường bích họa Yên Khê 1 (quận Thanh Khê) hay con hẻm bích họa dài hơn 1.500m tại H75 Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu) vốn được đầu tư khoảng 2,5 tỉ đồng mấy năm trước đó.

Mà không chỉ tại Đà Nẵng, nhiều đường tranh bích họa, phố bích họa khác cũng chịu chung cảnh ngộ ấy. Ai từng có dịp tới xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) cũng đều ái ngại trước sự xuống cấp nghiêm trọng của một nơi từng là địa điểm được giới trẻ thích thú chụp ảnh, checkin. Thời gian đầu, làng rất nổi bật và được nhiều khách phương xa ghé lại mỗi ngày. Nhưng rồi chỉ hơn một năm sau, do tác động của thời tiết, chất liệu và ý thức gìn giữ chưa tốt, làng tranh trở nên lạ lẫm. Những bức vẽ vốn ngây thơ sống động trở nên nhếch nhác. Nhiều bức tranh đã bị xóa bỏ trên bức tường nhà dân.

Từng được kỳ vọng sẽ đem lại giá trị kinh tế, du lịch cho địa phương, nhưng Đường bích họa ở phường Mân Thái lại không hiệu quả.
Từng được kì vọng sẽ đem lại giá trị kinh tế, du lịch cho địa phương, nhưng Đường bích họa ở phường Mân Thái lại không hiệu quả.

Còn ở Quảng Bình, “cung đường bích họa” Cảnh Dương (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) cũng từng là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Nhưng rồi cũng nhanh chóng xuống cấp và dần trở nên nhếch nhác. Một số bức tranh còn bị che lấp bởi cây cỏ và vật dụng sinh hoạt, khiến khung cảnh mất mĩ quan.

Tất nhiên không chỉ ở Quảng Nam, Đà Nẵng hay Quảng Bình mới có các bức bích họa xuống cấp mà nhiều địa phương khác kể cả Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng rơi vào tình trạng ấy, khiến cho nhiều người nghi ngờ tác dụng của “phong trào” bích họa vốn rất rầm rộ. Như tại phố bích họa Phùng Hưng (Hà Nội), gần 20 vòm cầu đá trăm tuổi đã được các nghệ sĩ Việt - Hàn thực hiện các tác phẩm hội họa với nhiều câu chuyện gắn với lịch sử, đời sống của khu vực này tạo nên một không gian văn hóa thú vị và lập tức trở thành con phố nổi tiếng, thu hút giới trẻ, du khách trong và ngoài nước. Thế nhưng, bây giờ phố bích họa Phùng Hưng cũng chịu cảnh hẩm hiu như nhiều đường bích họa khác ở khắp nơi.

Chòng chành nghệ thuật cộng đồng và mưu sinh

Có một dạo, câu chuyện về bức tranh ở làng bích họa Tam Thanh gây tranh cãi khi người dân chê một số bức tranh “xấu”. Thực tế, đa số những tác phẩm được các họa sĩ vẽ đều rất đẹp, tuy nhiên một số bức tranh thì họ không hiểu họa sĩ đang muốn vẽ gì, truyền thông điệp gì. Người dân có hiểu thì khi khách đến mới giới thiệu, truyền tải lại được ý nghĩa, nội dung tranh tường nhà mình. Chị Mai Trang (đang sống và làm dịch vụ du lịch ở làng biển Tam Thanh) bộc bạch rằng, một số bức tranh có thể có cái đẹp riêng, nhưng chỉ chứa đựng cái tôi của các họa sĩ mà thôi.

Những bức bích họa ở làng bích họa Tam Thanh (Quảng Nam) gây tranh cãi, người dân cho rằng quá trừu tượng khiến nhiều người không hiểu nội dung thể hiện là gì.
Những bức bích họa ở làng bích họa Tam Thanh (Quảng Nam) gây tranh cãi, người dân cho rằng quá trừu tượng khiến nhiều người không hiểu nội dung thể hiện là gì.

Trong khi người dân “chê”, thì một số họa sĩ tham gia vẽ nói rằng, đây là tâm huyết của anh em họa sĩ. Họ muốn tranh có nhiều phong cách khác nhau để hấp dẫn du khách. Họ không chỉ vẽ tranh phục vụ riêng hộ gia đình mà còn phục vụ số đông du khách. Có lẽ, sự “bất hòa” đó xảy ra khi người dân không thể cứ đi đoán ý người vẽ, mà họa sĩ cũng không thể cứ chiều theo ý đại chúng để “đẽo cày giữa đường. Đó là một khoảng cách, một độ vênh trong khía cạnh văn hóa thẩm mĩ giữa đại chúng và họa sĩ đã qua quá trình tìm hiểu nghệ thuật.

Không chỉ tại làng tranh bích họa Tam Thanh (Quảng Nam), mà điều này cũng là một trong những lo ngại mà cộng đồng đặt ra rằng, liệu bích họa có nguy cơ thành thảm họa không khi vẽ theo kiểu tự phát, phong trào, nhiều nơi bị lòe loẹt, thiếu giá trị thẩm mĩ và bản sắc. Ai cũng cho rằng, làm đẹp bằng tranh bích họa là việc đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, vì là phong trào nên lại nảy sinh rất nhiều vấn đề đáng quan ngại. Nghệ thuật nơi công cộng không phải chuyện đơn giản. Là tượng, là phù điêu, là bích họa hay Graffiti… thì cũng thế. Nó phải chịu sự đánh giá của rất nhiều người nên không thể dễ dãi hoặc tùy ý.

: Làng tranh xã đảo Tam Hải (Quảng Nam) cũng xuống cấp, nhếch nhác qua thời gian.
Làng tranh xã đảo Tam Hải (Quảng Nam) cũng xuống cấp, nhếch nhác qua thời gian.

Tranh bích họa là công trình nghệ thuật được khắc họa một cách cô đọng, thông qua đường nét, màu sắc, bố cục, mảng khối và ý tưởng sáng tạo. Ngoài ra, nó giống một bảo tàng văn hóa, mĩ thuật ngoài trời, chứa đựng giá trị thẩm mĩ, giáo dục truyền thống, lịch sử khi mô phỏng lại lối sống văn hóa của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, việc tạo ra điểm nhấn bằng những công trình nghệ thuật công cộng, có quy mô phù hợp sẽ góp phần tạo nên một địa điểm khác biệt so với những loại hình nghệ thuật khác.

Họa sĩ Hồ Đình Nam Kha, Chủ tịch Hội Mĩ thuật TP Đà Nẵng cũng chia sẻ: Để đường tranh bích họa mang lại giá trị kinh tế, du lịch cho địa phương, vai trò của người dân sinh sống tại đường tranh rất quan trọng, tuy nhiên, họ không đủ kiến thức và tiềm lực tài chính duy trì đường tranh sau khi dự án kết thúc. Chưa kể, nguyên tắc của loại hình mĩ thuật cộng đồng là phải duy tu, làm mới thường xuyên nhưng đường tranh bích họa ở nhiều nơi mới tập trung kinh phí đầu tư ban đầu, chưa có điều kiện để duy trì, phát triển và khai thác hiệu quả, gây lãng phí tiềm năng du lịch địa phương. Đó cũng là lí do khiến những đường tranh bích họa xuống cấp chỉ sau thời gian ngắn đưa vào khai thác, vận hành.

Hệ quả của tình trạng nói trên không chỉ là sự lãng phí về tiền bạc, mà còn là sự lãng phí thời gian, công sức lao động nghệ thuật sáng tạo của các nghệ sĩ, những giá trị không thể tính bằng tiền. Chưa kể tình trạng đó còn tạo ra ấn tượng không đẹp trong con mắt du khách về cách ứng xử với những tác phẩm nghệ thuật, công trình công cộng của nhà quản lí và người dân. Đó là nỗi buồn mà bích họa đang phải gánh chịu.

Tiêu Dao
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

86 tuổi vẫn say mê tập luyện thể dục

86 tuổi vẫn say mê tập luyện thể dục

Dù đã 86 tuổi nhưng cụ Chu Thị Gái, ở tiểu khu 2, xã Vĩnh Hưng, tỉnh Phú Thọ vẫn duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày, bất kể nắng hay mưa.
Hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã được triển khai mạnh mẽ, mang lại những đổi thay rõ nét trong đời sống người dân trên địa bàn tỉnh An Giang. Thành quả này đến từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể trong tỉnh đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần mở ra hi vọng về cuộc sống tốt hơn cho nhiều gia đình.
Chuyện yêu có cần thiết khi tuổi đã xế chiều

Chuyện yêu có cần thiết khi tuổi đã xế chiều

Nhiều NCT thường e ngại hoặc cho rằng “chuyện ấy” không còn cần thiết khi tuổi đã xế chiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học hiện đại đã khẳng định rằng: Duy trì hoạt động tình dục điều độ và phù hợp với thể trạng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe…
Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Ngày 16/7/2025, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Thanh Hóa, Hiệp hội Doanh nghiệp Doanh nhân CCB tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh” cho gia đình hội viên CCB Mã Hồng Phàn, 70 tuổi (thôn 7, xã Tân Tiến, tỉnh Thanh Hóa), bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà 80 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nghiệp, Doanh nhân CCB tỉnh Thanh Hóa. Chương trình có sự tham dự, phối hợp của Đảng ủy - Hội Đồng nhân dân, UBND - UBMTTQ - Hội CCB và nhân dân địa phương.
Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Hiện số người từ 60 tuổi trở lên tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (nay thuộc TP Hồ Chí Minh) chiếm khoảng 13% dân số khu vực. Ngưỡng “già hóa” liên tục tăng, kéo theo nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thay vì thụ động đối phó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đã chủ động triển khai những giải pháp căn cơ, toàn diện để không chỉ thích ứng mà còn biến thách thức thành cơ hội, hướng tới một xã hội nhân văn, an toàn và phát triển bền vững.

Tin khác

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời
Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.

Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội
Tháng 6/1992, Ban Đại diện Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Thanh Hóa ra đời; đến tháng 4/2005, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội Cựu TNXP, ngày 8/7/2005, Đại hội lần thứ nhất nhiệm kì (2005-2010) được tổ chức. Sau đại hội tỉnh, Hội Cựu TNXP các huyện, thị, thành phố, đến xã, phường, thị trấn đã tiến hành đại hội ngay trong năm 2005.

Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc
Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Một lần nữa, Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chủ trương tổ chức lực lượng TNXP. Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71, quyết định tổ chức lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước.

Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già
LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”
Ông Nguyễn Lân Hùng, con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân kể: Năm 1970, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức gặp mặt các cộng tác viên. Trong số các đại biểu tham dự, Nguyễn Lân Hùng người trẻ nhất, ông là tác giả cuốn sách: “Trong thế giới cây xanh”, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa in. Tại cuộc họp, Nhà xuất bản Kim Đồng phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Vì mầm non đất nước”.

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa
Dù tuổi đã xế chiều, nhiều NCT Lạng Sơn vẫn say mê luyện tập văn nghệ, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những làn điệu then, sli đến nhịp trống dân vũ rộn ràng, phong trào văn nghệ NCT đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều
Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi
Gìn giữ lối sống xanh vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại hiệu quả tận dụng rác thải biến thành tiền lại vừa làm gương cho mọi người noi theo, NCT Quảng Ngãi đã lan tỏa lối sống xanh...

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh
Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian
Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu
Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi
Trong những chuyến đi của nghề viết báo, tôi được cùng người cao tuổi nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người cao tuổi nông dân quanh năm một nắng hai sương...

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.
Xem thêm
Chuyện yêu có cần thiết khi tuổi đã xế chiều

Chuyện yêu có cần thiết khi tuổi đã xế chiều

Nhiều NCT thường e ngại hoặc cho rằng “chuyện ấy” không còn cần thiết khi tuổi đã xế chiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học hiện đại đã khẳng định rằng: Duy trì hoạt động tình dục điều độ và phù hợp với thể trạng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe…
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành "nhà nghĩa tình Cựu chiến binh" tại Thanh Hóa

Khánh thành nhà “Nghĩa tình CCB” cho gia đình hội viên CCB Mã Hồng Phàn (thôn 7, xã Tân Tiến, tỉnh Thanh Hóa), bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà 80 triệu đồng
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Phiên bản di động