Đến Vũng Liêm nhớ trận Cầu Vông

Nằm bên trái Quốc lộ 53 theo hướng Vĩnh Long đi tỉnh Trà Vinh, thuộc địa phận xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, người đi đường sẽ thấy một trụ đá do người Pháp dựng lên nhằm ghi nhớ địa điểm xảy ra trận đánh Cầu Vông làm một tỉnh trưởng người Pháp và cả chục lính Pháp tử trận.

Trụ tháp bốn mặt cao khoảng 3,5m, trên thân còn in lỗ chỗ vết đạn và ám đen khói bụi thời gian. Cách đó vài mét là một khuôn viên có hàng rào bao bọc xung quanh với tấm bia ghi dòng chữ “Nơi đây ngày 15/2/1872 Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao tổ chức nghĩa quân yêu nước lập kế diệt tên quan ba Pháp Alix Salicetti (tự Bồi Xê, tỉnh trưởng đầu tiên tỉnh Vĩnh Long) và bọn tùy tùng”.

Nơi đây - tức Cầu Vông, là nơi diễn ra trận đánh giáp lá cà giữa nghĩa quân với giặc Pháp. Theo mô tả của những tài liệu xưa thì địa hình là con đường độc đạo, hai bên có nhiều cây vông đồng và cánh đồng lúa chín đã gặt xong.

Trận Cầu Vông xảy ra ngày 15/2/1872, nếu tính theo âm lịch nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng, năm Nhâm Thân 1872, đến nay đã 151 năm và những người chỉ huy trận đánh làm thiệt hại lớn cho quân Pháp ấy là Đốc binh Lê Cẩn và Phó tướng Nguyễn Giao.

Tượng đài Lê Cẩn và Nguyễn Giao.
Tượng đài Lê Cẩn và Nguyễn Giao.

Lê Cẩn, nguyên là một võ quan nhà Nguyễn, làm đến chức Đề đốc, nên còn được gọi là Đốc binh Lê Cẩn, sau khi quân Pháp chiếm Vĩnh Long, ông không phục tùng lệnh triều đình đầu hàng quân Pháp, mà tham gia khởi nghĩa chống xâm lăng, ông đã cùng Nguyễn Giao vốn là người xuất thân từ nông dân, nhưng là người có học và tinh thần yêu nước và Phó Mai.

Các ông đã tập hợp lực lượng, kêu gọi Nhân dân trong vùng và các sĩ phu yêu nước tham gia chống Pháp và được đông đảo các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng. Có thể kể 2 chiến công của nghĩa binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao tại huyện Vũng Liêm sau đây.

Trận thứ nhất: Vào một ngày tháng 11/1871, Lê Cẩn - Nguyễn Giao giả làm nông dân vào dinh quận xin giấy phép đi gặt lúa mướn rồi chớp thời cơ cùng nghĩa quân tấn công dinh quận Vũng Liêm, giết tên chủ quận ác ôn Hồ Thiện Thực và một số tay sai, đốt toàn bộ sổ sách, thu hàng chục súng.

Vụ việc gây chấn động khắp vùng, quân Pháp mở cuộc đàn áp, khủng bố dữ dội, nhưng vẫn không làm nghĩa quân nao núng.

Pháp cử tên tay sai Tôn Thọ Tường thay thế tên chủ quận bị giết về trấn nhậm Vũng Liêm. Vốn là người biết văn thơ, y dùng mọi thủ đoạn để chiêu dụ dân chúng, kêu gọi bà con hãy chấp nhận theo Tây để được hưởng vinh hoa, phú quý, ai chống lại sẽ bị trừng trị không thương tiếc.

Nhưng những lời của tên Việt gian theo giặc không thể nào mua chuộc những người dân yêu nước và quyết tâm đánh Tây tới cùng của Lê Cẩn - Nguyễn Giao.

Trận thứ hai: Nếu như trận thứ nhất chỉ tiêu diệt được một tên chủ quận, Vĩnh Trị (Vũng Liêm), lần này mục tiêu của Lê Cẩn - Nguyễn Giao là tiêu diệt tên đầu sỏ tức tỉnh trưởng Vĩnh Long - Alix Salicetti (còn gọi là Bồi Xê).

Nhưng để thực hiện kế “điệu hổ li sơn” lừa tên tỉnh trưởng Vĩnh Long - một tên nham hiểm ra khỏi hang ổ ở tỉnh, nơi y được nhiều binh lính bảo vệ đến Vũng Liêm cho nghĩa quân tiêu diệt không phải dễ. Lê Cẩn nghĩ kế trá hàng, ông đã viết thư gửi đến Tham biện Alix Salicetti, nội dung như sau:

“Kính trình quan lớn Tham biện tỉnh Vĩnh Long!

Bấy lâu nay vì ông Chủ quận Hồ Thiện Thực tham tàn hà hiếp dân chúng nên buộc tôi và dân chúng phải chống lại. Còn quan lớn Tham biện (tỉnh trưởng) vốn là nhân tài thương dân lại được Chủ quận Tường mở lối.

Đang lúc binh ít, thế cô, đói khát, chúng tôi nguyện quy thuận nhà nước Lang Sa với điều kiện có quan lớn đích thân đến chứng kiến tại Cầu Vông để chúng tôi yên dạ. Đốc binh Lê Cẩn (kí tên).

Nhận được thư, Alix Salicetti như mở cờ trong bụng, vì nếu làm được điều này, giải giáp nghĩa binh chống đối, thu toàn bộ vũ khí, sẽ là một báo cáo thành tích “đẹp như mơ” trên con đường binh nghiệp của y.

Vì vậy dù có người can ngăn đừng đi, nhưng tính háo thắng, cộng với những lời trong thư ca ngợi y là một nhân tài hết mực thương dân, nên y quyết định chọn ngày 15/2/1872 (tức ngay sau Tết cổ truyền của người Việt Nam, nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng, năm Nhâm Thân 1872).

Sau khi thông báo cho chủ quận Vũng Liêm cho lính đi tuần tra, canh giữ đoạn đường đến nơi hẹn với nghĩa binh, đích thân y từ Vĩnh Long cùng thuộc hạ di chuyển bằng đường thủy đến Vũng Liêm, rồi dùng ngựa đến Cầu Vông để tiếp nhận sự quy hàng của nghĩa quân.

Khi y và tùy tùng đi giữa những hàng cờ trắng tín hiệu của đầu hàng thì bất ngờ bị nghĩa quân từ nơi mai phục xông ra đánh giáp lá cà. Tỉnh trưởng Alix Salicetti cùng quân lính đi theo bị tiêu diệt. Đốc binh Lê Cẩn hi sinh trên đường truy kích địch.

Để trả thù, chỉ hơn tuần lễ sau, vào ngày 23/2/1872, quân Pháp huy động hàng trăm quân lính do Tôn Thọ Tường, chủ quận Vĩnh Trị (Vũng Liêm), Trần Bá Lộc, chủ quận Cái Bè và Đội Tấn là những tay sai ác ôn của Pháp chỉ huy cuộc càn quét.

Bọn chúng đàn áp dã man dân làng Trung Trạch, chúng cướp sạch, đốt sạch, thảm sát hơn 500 người dân vô tội, lấp thây xuống đáy hồ. Hồ được đặt tên Vũng Linh (hồ linh thiêng) bắt nguồn từ đây.

Sau lần ấy, cả một vùng quê này đầy vẻ tang tóc, thê lương, âm khí nặng nề, bà con còn truyền tai nhau những chuyện mang màu sắc tâm linh, huyền bí - vào những đêm mưa gió bão bùng dường như có hàng trăm, hàng ngàn tiếng ma kêu, quỷ khóc từ phía hồ vọng lại...

Về phần Nguyễn Giao, sau thời gian ẩn náu, tổ chức lực lượng tiếp tục kháng chiến ở vùng đất Vĩnh Trị và trong một trận chiến đấu trên sông Cổ Chiên ông đã anh dũng hi sinh.

Cách di tích hồ Vũng Linh một con đường là tượng đài Lê Cẩn - Nguyễn Giao, tượng cao 7,5m (riêng phần đế cao 2,5m); chất liệu bằng đồng, nặng 21,5 tấn, theo mẫu của nhà điêu khắc Trần Văn Trầm quê ở tỉnh Tiền Giang.

Có dịp về với Vũng Liêm, khi đi ngang qua ngã ba An Nhơn, nhìn tượng đài hoành tráng thể hiện hình dáng oai hùng của Đốc binh Lê Cẩn cùng Phó tướng Nguyễn Giao đứng uy nghiêm với binh khí trong tay, ngắm hoa vông đồng vẫn còn giữ sắc đỏ của quê hương, màu đỏ - màu của chiến công thấm đẫm máu bao người, như nhắc cháu con luôn nhớ về truyền thống yêu nước, ý chí hào hùng, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của cha ông, sẵn sàng hi sinh thân mình vì quê hương, dân tộc.

Nhất Nhân
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nghề câu cá mập đại dương

Nghề câu cá mập đại dương

Theo các ngư dân đất võ Bình Định, nghề câu cá mập ngày trước thường chỉ có vài ba ngư dân từng trải. Khi ra khơi thường đi thành nhóm để hỗ trợ nhau. Ra tới ngư trường, các thuyền câu tách ra, mỗi chiếc cách nhau chừng vài ba hải lí để câu cá mập.
Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Phụ nữ Chăm, từ bà, mẹ đến các bé gái, đều thuần thục các động tác móc sợi, đánh ống, dệt vải. Không chỉ là nghề, dệt còn là một nét văn hóa, một bài học sống được gửi gắm qua từng mũi kim, từng nét hoa văn.
Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) huyện A Lưới mà đứng đầu là Đại đức Thích Tâm Phương vẫn đều đặn làm tốt công tác Phật sự, đồng thời còn chung tay với chính quyền và các Ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Một buổi chiều, Linh thong thả điều khiển chiếc xe máy điện từ cơ quan về nhà. Đầu hạ nên trời vừa có nắng vàng, vừa có chút gió mát, làm Linh thấy lòng thư thái ! Bất chợt, một chiếc xe tang chạy qua, Linh giật thót khi nhìn thấy di ảnh của người đã khuất: “Ông Tò !” - Linh thốt lên thành tiếng - Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi sao?...
Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 2 xã đảo là Minh Châu và Quan Lạn rất nổi tiếng với nghề đào sá sùng. Nghề này có từ rất lâu đời, kể cả những người cao tuổi nhất của 2 xã cũng không rõ nó có từ khi nào.

Tin khác

Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển
Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù
Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế
Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) giúp nhiều hội viên, nông dân cao tuổi ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền
Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến
Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương
Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”
Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường
Là người lính từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, khi nghỉ hưu, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Nuôi lại góp sức xây dựng quê hương, ông hiện là Chủ tịch Hội NCT xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...

Trăm năm đá hóa vàng son

Trăm năm đá hóa vàng son
Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc
Trong 45 điểm di tích của quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, phải thêm nhiều ngày nữa mới thăm hết. Nhưng dù chỉ đến được một vài di tích, tất cả đã là tượng đài vinh quang và hùng tráng mãi mãi sống cùng những người cao tuổi chúng tôi…

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi
Ở tuổi 97, cụ Nguyễn Thị Huynh, ở phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn đều đặn hằng ngày chạy bộ hơn 3km, thỉnh thoảng cụ còn đi tập gym, đá bóng với cháu chắt. Các video thể dục, sinh hoạt hằng ngày của cụ được cháu trai đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt yêu thích...

Khí phách Trường Sa

Khí phách Trường Sa
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Ngọc Quế, nguyên Đoàn trưởng Đoàn Đặc công Hải quân 126, là người trực tiếp chỉ huy Đội 1 tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây, góp phần giải phóng quần đảo Trường Sa ngày 29/4/1975. Nhìn lại chiến thắng của 50 năm trước, ông nói, chiến thắng đó đã ngời lên khí phách Trường Sa.

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh
Chiều 29/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công ty TNHH vận tải hành khách Trung Nga thăm, tặng quà cho 20 CCB nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về R

Về R
Căn cứ của 3 cơ quan quan trọng nhất thuộc R trong một dải rừng mấy chục cây số đã “sống lại” không những để giữ gìn di tích chiến tranh vệ quốc vô cùng quý giá mà còn trở thành những điểm du lịch lịch sử rất hấp dẫn…

Đi dưới bầu trời hòa bình

Đi dưới bầu trời hòa bình
Bản hòa ca hòa bình và thống nhất đã được 50 năm, từ đau thương và đổ nát, dân tộc Việt Nam đã bền bỉ và mạnh mẽ đứng dậy bằng khát vọng hòa bình, bằng khao khát về một thay đổi lớn lao cho đất nước, cho dân tộc.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.
Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển

Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.
Phiên bản di động