Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Mùa Xuân biểu tượng cho sức sống mới, dạt dào khí thế mới, lòng người hân hoan, nụ cười rạng rỡ. Ấy là mùa của lễ hội, giao duyên, mùa sum họp đoàn tụ của mỗi gia đình; mùa của những người xa xứ trở về, hay hướng về cội nguồn dân tộc.

Dân tộc ta, Tổ quốc ta, Lịch sử đất nước ta trải qua hàng nghìn năm oanh liệt, kiên cường, quật khởi trong đấu tranh giải phóng giành độc lập, tự do. Kẻ thù nào đến xâm lược cũng bị đánh tan, chiến thắng. Những kẻ bạo chúa, gian tham, bán nước, hại dân đều bị trừng trị để rồi phải “vào lò”. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Khát vọng không gì bằng phồn vinh, hạnh phúc.

Từ mùa Xuân Canh Ngọ (1930), Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và tổ chức lực lượng cách mạng của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Mùa Xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba hải ngoại đi tìm con đường cứu nước trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, thời khắc vô cùng trọng đại để đi tới giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Mùa Xuân năm 1946, Quốc hội đầu tiên ra mắt quốc dân đồng bào, ban hành Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cả nước ào ào khí thế chuẩn bị lực lượng đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ. Mùa Xuân năm 1947, Đảng và Bác Hồ rời Thủ đô lên chiến khu Việt Bắc để lãnh đạo kháng chiến, tiến tới chiến dịch Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” vào mùa Xuân 1954, giành độc lập lần thứ hai của đất nước trong thế kỉ XX.

Cứ mỗi mùa Xuân, Nhân dân ta lại được nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ. Người dự báo thời cuộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, dũng cảm chiến đấu, hi sinh của toàn quân, toàn dân. Từ “đỉnh cao muôn trượng” Xuân Tân Sửu 1961, Xuân Mậu Thân 1968 đến mùa Xuân Quý Sửu năm 1973 kí kết Hiệp định Paris ngày 27/1 và mùa Xuân Ất Mão (1975) tổng tiến công nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai.

Thế rồi, đất nước ta trong thế bị bao vây, cấm vận, kinh tế - xã hội khủng hoảng, đời sống Nhân dân muôn vàn khó khăn. Mùa Xuân Bính Dần năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tìm ra con đường đổi mới toàn diện: “Đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế, đổi mới tổ chức, cán bộ”, vì “Vì Tổ quốc Việt Nam, vì hạnh phúc của Nhân dân”, đánh dấu bước ngoặt quan trọng, tìm ra lối thoát trong sự bế tắc, đặt nền tảng cho con đường thích hợp về sự phát triển đất nước.

Từ đó, ta có nhiều mùa Xuân, cả chuỗi mùa Xuân dồn dập gặt hái thắng lợi. Cứ vào mùa Xuân, đến nhiệm kì lại diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc, hoạch định chiến lược mang tầm vóc lịch sử, vạch ra con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mùa Xuân 2021, trong thời điểm khó khăn nhất, cam go nhất của đại dịch Covid-19 lan rộng toàn thế giới và trong nước, nền kinh tế của ta vẫn tăng trưởng dương (2,52%); rồi 3 năm sau - mùa Xuân Giáp Thìn năm 2024 - tự hào công bố năm 2023 đạt tăng trưởng 5,05% với thu nhập quốc dân 430 tỉ USD, bình quân đầu ngườì đạt 4.280 USD/năm là một chiến tích mới, trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.

Cùng với thắng lợi trên mặt trận kinh tế, nền “Ngoại giao cây tre” giành những thành tựu nổi bật chưa từng có. Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam làm bạn với tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên nguyên tắc độc lập, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”. Đến nay, nước ta quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có 3 nước “quan hệ đặc biệt”: Lào, Campuchia, Cu Ba; 6 nước đối tác chiến lược toàn diện: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ; 12 quốc gia là đối tác chiến lược: Tây Ban Nha, Anh và Bắc Irland, Đức, Ytalia, Thái Lan, Indonexia, Singapore, Pháp, Malaysia, Philipines, Úc, New Zealand và nhiều nước khác ở khắp năm châu là đối tác toàn diện. Từ nền “Ngoại giao cây tre”, sự hợp tác cùng phát triển giữa nước ta và các nước được đẩy mạnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 683 tỉ USD (xuất siêu 28 tỉ USD), đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay với vốn thực hiện hơn 23,6 tỉ USD…

Năm 2024, bắt đầu từ mùa Xuân Giáp Thìn! Là năm thứ 4 của kế hoạch 5 năm (2021-2025), cả nước quyết liệt thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng theo phương châm ưu tiên điều hành nền kinh tế, phát huy động lực, nguồn lực, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu (GDP) đạt 6 - 6,5% (bình quân đầu người 4.700 - 4.730 USD), gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn đi đôi với phát triển văn hoá, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực… nâng tầm tiềm lực, vị thế, uy tín trên trường quốc tế..,.

Nhân dân ta, Đất nước ta đang hướng tới những mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc!.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...
Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.
Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.
Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Tin khác

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Xem thêm
Phiên bản di động