Chuyện của những lão mục đồng

Từ thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, chúng tôi xuôi dòng sông Tiền qua phà Hồng Ngự để về xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tìm gặp lão nông Nguyễn Văn Đực, 85 tuổi cả đời làm nghề nuôi trâu...
Bên ấm trà nóng, cụ Nguyễn Văn Đực trải lòng hết những vui buồn của nghề nuôi trâu mà cả đời cụ gắn bó. Ở vùng biên giới Tây Nam, ngoài gia đình cụ, còn có nhiều gia đình khác cũng sống chủ yếu dựa vào nghề nuôi trâu, như ông Hoàng, ông Tép, ông Nhanh...

Cụ Đực kể, trước kia vùng này làm ruộng nên chủ yếu dựa vào con trâu để cày, bừa, trục, vận chuyển lúa lúc thu hoạch. Lúc đó, nhiều gia đình sống khỏe nhờ nghề nuôi trâu. Ban đầu họ chỉ nuôi vài con, sau đó lớn dần thành đàn, lúc cao điểm có gia đình nuôi hơn 100 con. Cứ thế theo thời gian, nghề nuôi trâu ở Hồng Ngự được truyền từ đời này sang đời khác và kéo dài đã trên trăm năm. “Vài chục năm trước, nghề nuôi trâu ở đây nở rộ, cứ 10 nhà là có đến 6 nhà nuôi trâu nên Hồng Ngự được xem là xứ nuôi trâu nhiều nhất ở miền Tây. Gia đình tôi cũng không ngoại lệ, chưa đầy 5 tuổi, tôi đã theo cha đưa đàn trâu “chạy đồng”. Nhất là mùa len trâu thì gần như ăn ngủ trên đồng” - cụ Đực nhớ lại.

Cụ Nguyễn Văn Đực bên chuồng trâu.
Cụ Nguyễn Văn Đực bên chuồng trâu.

Mùa len trâu - một bức tranh đồng quê miền Tây Nam Bộ mùa nước nổi vô cùng đặc biệt được cụ Đực nhắc đi, nhắc lại với bao kỉ niệm. Cụ nói trước đây ở miền Tây, mấy chuyện nặng nhọc như kéo cày, kéo lúa đều phải cậy nhờ con trâu. Tới mùa nước ngập, không nỡ nhìn con vật trung thành đói vì thiếu cỏ ăn, nên phải len qua nhiều cánh đồng nước ngập, tìm vùng có cỏ xanh còn sót lại cho trâu trú ngụ suốt mấy tháng đợi nước rút - đó là mùa len trâu. Vào mùa này, đi dọc theo các cánh đồng biên giới thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Long An sẽ dễ dàng thấy những đàn trâu lên đến mấy trăm con ào ào vượt đồng nước nổi để tiến sâu vào nội đồng - nơi có những vạt đất cao chưa bị ngập. Khi đó, những thảm cỏ xanh trở thành cứu cánh cho đàn trâu di cư tứ xứ tìm về.

Cụ Đực cho biết: “Cách đây vài chục năm, ở Hồng Ngự, trâu rất nhiều, hộ ít khoảng chục con, nhiều thì cả trăm con. Mùa nước lũ tràn đồng, người nuôi lùa trâu đến những gò đất, bãi ruộng cắt chạy lũ để tìm nguồn thức ăn cho trâu và cũng là lúc để trâu nghỉ ngơi, lấy lại sức chờ nước rút. Cứ thế, họ đi hết đồng này đến đồng khác kéo dài mấy tháng trời mà người ta quen gọi là mùa len trâu. Lâu dần, len trâu trở thành một nghề khá đặc biệt ở vùng biên giới này”.

Gần 80 năm theo nghiệp nuôi trâu, cụ Đực nhẩm rất lâu vẫn không nhớ mình đã có bao nhiêu “mùa len trâu” trên những cánh đồng biên giới tràn ngập nước. Với cụ, đó không chỉ có sự vất vả và tình yêu dành cho con vật được xem là “đầu cơ nghiệp” của nhà nông, mà còn là cái nghiệp của gia đình. Đàn trâu hàng chục con nhưng cụ biết rõ “tánh nết”, tình trạng sức khỏe từng con… Và cứ thế, những kỉ niệm trên đồng cùng với bạn chăn trâu cứ như ùa về.

Ông Nguyễn Văn Đức, con trai cụ Đực chăm đàn trâu của gia đình.
Ông Nguyễn Văn Đức, con trai cụ Đực chăm đàn trâu của gia đình.

Ông Nguyễn Văn Tép, 63 tuổi, ở xã Thường Phước 1 cũng có tuổi thơ đáng nhớ. Chưa tới 5 tuổi, ông Tép đã theo cha lùa những đàn trâu trên đồng ngập nước, để rồi cả cuộc đời ông gắn bó với con trâu cho đến hôm nay. Hiện ông còn đàn trâu 15 con, mỗi năm chủ yếu bán nghé làm giống cho bà con ở miền Tây. Cũng như cụ Đực, kinh nghiệm nuôi trâu của ông Tép kể ra rất dài, như chuyện chọn trâu đầu đàn, chữa bệnh, đào hầm cho trâu…

Ở vùng biên giới Hồng Ngự, do tập quán quen dùng trâu làm sức kéo nên mỗi năm khi mùa vụ kết thúc, trâu được người nuôi vỗ béo để chuẩn bị cho mùa vụ mới và thời điểm đó thường trùng với mùa nước nổi. Nước đến đồng nào thì trâu lại di chuyển qua đồng khác tránh nước. Cứ thế, việc chăn thả cho trâu đi ăn trên cánh đồng trở thành những hình ảnh độc đáo của miền Tây Nam Bộ. Ngoài việc giữ trâu nhà, một số người còn lãnh giữ trâu thuê, cứ 3-4 chủ gom trâu lại nhờ một mối giữ. Ông Trương Văn Đẫm, ở xã Thường Phước 1, trước đây cũng nuôi trâu. Sau đó, đồng đất khó khăn, ông Đẫm bán hết trâu và rồi chưa đầy năm sau, nhớ nghề, nhớ trâu, ông lại đi giữ trâu thuê. Ông Đẫm giữ cả trăm con trâu, mỗi tháng kiếm vài triệu đồng cũng đủ cho cuộc mưu sinh.

Do số vụ sản xuất lúa hiện tăng lên 2-3 vụ/năm, làm cho đồng đất thu hẹp, rồi cơ giới hóa nông nghiệp khiến nghề nuôi trâu cứ giảm dần, chỉ còn tập trung chủ yếu ở các xã Thường Phước 1, Thường Phước 2 và Thường Thới Hậu A.

Rôm rả kể về những mùa trâu năm cũ nhưng khi được hỏi về tương lai, cụ Đực, ông Tép lại buồn so. Cụ Đực nói rằng: “Có lẽ vài năm nữa nghề nuôi trâu “chạy đồng” ở vùng biên giới chắc sẽ không còn. Thanh niên giờ chỉ thích đi làm cho công ty, xí nghiệp, trong khi con trâu là một thời cơ cực của cha, ông nên dường như không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay”.

Ông Tép cũng suy tư: “Tôi theo nghề cha truyền con nối nên không một chữ lận lưng. Vụ trâu năm đó, do không biết chữ, tôi bị bạn làm ăn gạt lỗ nặng nên quyết tâm cho con ăn học. Chỉ có học hành tới nơi tới chốn mới làm ăn đàng hoàng, không lo người ta gạt. Nhưng học cao thì chúng đi làm công ty chứ ai lại đi chăn trâu. Chúng tôi chắc là những “lão mục đồng” cuối cùng rồi!”.

Nhưng, nói gì thì nói, với ông Tép con trâu vẫn là kí ức tuổi thơ, là cả nghiệp mưu sinh của cuộc đời, ông nói: “Tôi sẽ dành một vị trí đất cao, chừa cặp trâu để nuôi, ngày ngày cưỡi đi chơi, vui thú tuổi già”. Còn cụ Đực, do tuổi tác, sức khỏe đã giao lại đàn trâu cho ông Đức (con trai cụ) chăm sóc, nhưng vẫn ngày vài bận ra chuồng cho trâu ăn. “Tụi nó như những đứa con tinh thần, giúp tôi vui tuổi già. Đến lúc nào đó nghề nuôi trâu “chạy đồng” không còn, tôi giữ một con nuôi làm “thú cưng” dắt đi dạo xóm!” - cụ Đực hóm hỉnh nói.

Đông Thịnh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xuân về trên dãy Trường Sơn

Xuân về trên dãy Trường Sơn

Khi mùa Xuân chạm ngõ dãy Trường Sơn, mảnh đất Quảng Nam nơi những ngọn núi hùng vĩ bạt ngàn như được khoác lên mình chiếc áo mới. Trong không khí rộn ràng ấy, người Cơ Tu nơi đây lại nô nức chuẩn bị cho lễ Tr’záo, một nghi thức truyền thống đậm chất nhân văn, ấm tình thân, đã được lưu giữ qua bao thế hệ.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Chiều 10/1, Hội NCT Bình Thuận đã phối hợp với Hội NCT huyện Đức Linh tổ chức trao nhà tình thương cho ông Lê Phước Lâm, ở thôn 6, xã Mê Pu, huyện Đức Linh.
Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Từ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, địa bàn quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh vươn mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Trải qua nhiều năm phát triển, Khu công nghiệp Tân Tạo và Công ty TNHH Pou Yuen đã trở thành trụ cột cho sự phát triển bền vững, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động từ khắp mọi miền đất nước, làm cho quận Bình Tân tràn đầy sức sống.
Thiêng liêng Tết cổ truyền

Thiêng liêng Tết cổ truyền

Có một dạo, khi nghe mọi người bàn ra nói vào việc bỏ Tết cổ truyền của dân tộc, bà tôi buồn lắm. Bà ngồi thẫn thờ, trầm tư. Tôi hỏi, bà bảo “Sao có thể bỏ Tết truyền thống của dân tộc. Tết thiêng liêng lắm. Bỏ Tết đồng nghĩa với việc đánh mất bản sắc, đánh mất hồn cốt dân tộc, đánh mất chính mình”.

Tin khác

Thận trọng khi mua giỏ quà Tết sắp sẵn

Thận trọng khi mua giỏ quà Tết sắp sẵn
Thời nay, việc dùng các giỏ quà sắp sẵn với rất nhiều thứ để mang đi biếu Tết đã trở nên phổ biến. Quả là nhìn các giỏ quà với khoảng dăm, bảy loại hình sản phẩm được sắp đặt gọn ghẽ, bắt mắt, mang tính thẩm mĩ cao, luôn làm đẹp lòng người gửi biếu, cũng như làm hài lòng người nhận.

Tảo mộ cuối năm, một phong tục đẹp

Tảo mộ cuối năm, một phong tục đẹp
Hằng năm, vào khoảng trung tuần tháng Chạp, hầu hết các gia đình người Việt lại đi tảo mộ. Để tưởng nhớ những người đã khuất, ngoài việc cúng giỗ, mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên, người thân trong gia đình, dòng tộc của mình.

Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn - động lực mới ngành bán lẻ

Phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn - động lực mới ngành bán lẻ
Xu hướng phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội cho ngành bán lẻ hiện đại hóa mô hình kinh doanh, xanh hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường...

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An
Sáng 6/1/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 117 - cầu Chà Lắn. Đây là cây cầu thứ 2 Nhựa Tiền Phong xây dựng dành tặng cho bà con vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, sau cây Cầu nối yêu thương số 38 – Cầu Xốp Kha tại xã Yên Hoà, huyện Tương Dương vào năm 2020.

Quy hoạch xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân

Quy hoạch xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể (KTT) Nghĩa Tân, tỉ lệ 1/500 tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội...

“Thủ phủ” hoa cúc miền Trung vào mùa

“Thủ phủ” hoa cúc miền Trung vào mùa
Từng đêm dài sáng bừng ánh điện, những nông dân trồng hoa tất bật và cần mẫn chăm bón cho vụ hoa được bội thu trong mong ước một mùa hoa Tết rực rỡ và ấm no.

Làm tốt việc phân loại, xử lí rác thải tại nguồn

Làm tốt việc phân loại, xử lí rác thải tại nguồn
Thời gian qua, môi trường của thị xã Quảng Yên khởi sắc. Nhiều tuyến đường đã sáng, xanh, sạch, đẹp. Các hộ dân, gia đình NCT có thùng chứa chất thải, chất rắn... và người dân đã có ý thức phân loại rác tại nguồn...

Chúng con luôn bên Mẹ

Chúng con luôn bên Mẹ
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” và tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Sáng 26/12/2024, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đón mừng năm mới 2025, Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn Hải quân 147 cùng huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thăm hỏi sức khỏe và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, cụ Hoàng Thị Sinh (sinh năm 1930) trú tại Xã Vô Ngại huyện Bình Liêu.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người
Ngày 26/12, hàng trăm cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và người dân trên địa bàn TP Hải Phòng đã tham dự ngày Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII năm 2025 - ngày hội hiến máu cứu người.

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi

Mr. Pokki: Hiện đại, một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho mọi lứa tuổi
Với hàm lượng tinh bột, chất xơ và các loại vitamin có lợi, bánh gạo được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng, có thể thay thế bữa phần phụ cho bữa chính hoặc làm món ăn nhẹ nhàng cho trẻ em. Không chỉ gọi nhớ đến những món ăn nhanh, bánh gạo mang lại sự kết hợp độc đáo giữa hương vị và dinh dưỡng, phù hợp với mọi độ tuổi.

Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về

Non thiêng Yên Tử - Điểm đến hấp dẫn mỗi khi Xuân về
Nhiều thập kỷ qua, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, non thiêng Yên Tử luôn là điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Cùng với hành trình cầu an và khám phá nét độc đáo lịch sử văn hóa tâm linh ngàn năm nơi đất Phật ẩn dưới những tán rừng Quốc gia Yên Tử, du khách sẽ có những đa trải nghiệm đã được Công ty CP phát triển Tùng Lâm triển khai nhiều năm qua.

Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu

Vị đại đức nghĩa nặng tình sâu
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” đã khơi dậy mạnh mẽ những tấm lòng nhân ái bằng những việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc. Nổi bật có ông Võ Minh Phong, thế danh của Đại đức (ĐĐ) Thích Chơn Trí, Ủy viên Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, trụ trì chùa Hiếu Đức, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng...

Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở

Người cao tuổi TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở
Với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, NCT TP Hà Tiên tích cực tham gia nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng - an ninh góp phần đưa thành phố ngày càng đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển...

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu số 118 tại Hậu Giang
Sáng ngày 22/12, tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, UBND huyện Long Mỹ tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 118 (cầu Kênh Trực Thăng).

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi
Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
Xem thêm
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Hội NCT Bình Thuận: Trao nhà tình thương cho NCT khó khăn

Chiều 10/1, Hội NCT Bình Thuận đã phối hợp với Hội NCT huyện Đức Linh tổ chức trao nhà tình thương cho ông Lê Phước Lâm, ở thôn 6, xã Mê Pu, huyện Đức Linh.
Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Người phụ nữ gian truân có tấm lòng nhân ái

Từ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh vươn mình mạnh mẽ, trở thành địa bàn thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khởi công cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Sáng 6/1/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khởi công Cầu nối yêu thương số 117 - cầu Chà Lắn. Đây là cây cầu thứ 2 Nhựa Tiền Phong xây dựng dành tặng cho bà con vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, sau cây Cầu nối yêu thương số 38 – Cầu Xốp Kha tại xã Yên Hoà, huyện Tương Dương vào năm 2020.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Phiên bản di động