Vụ án “Bắt, giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” ở tỉnh Bình Dương:

Chưa thoả mãn mặt chủ quan, khách quan trong cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”

Luật sư Mai Lưu Phúc, Trưởng Chi nhánh Công ty Luật TNHH HQC tại TP Hồ Chí Minh, người bào chữa cho bị cáo Đỗ Thị Kim Ngọc cho rằng: “Có cơ sở để cho rằng hành vi của bị cáo Ngọc không thỏa mãn mặt chủ quan và khách quan của tội “cưỡng đoạt tài sản”…

Nội dung vụ án

Tại bản Cáo trạng số: 146/CT-VKSBD-P1 ngày 29/8/2023, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương truy tố các bị cáo: Mai Văn Đạt và Lê Quang Dũng về các tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Bắt, giữ người trái pháp luật” theo điểm a, Khoản 4, Điều 170 và Khoản 1, Điều 157 của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); truy tố các bị cáo Lê Văn Giáp, Phạm Đức Hoàng, Đỗ Thị Kim Ngọc và Nguyễn Duy Huế về các tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Bắt, giữ người trái pháp luật” theo điểm a, Khoản 4, Điều 170 và điểm d, Khoản 2 Điều 157 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); truy tố bị cáo Trần Hữu Thái về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” theo Khoản 1, Điều 157 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); truy tố bị cáo Phạm Trọng Hòa về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo điểm a, Khoản 4, Điều 170 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa trình bày lời luận tội trong đó có nội dung vẫn giữ nguyên quyết định cáo trạng đã truy tố đối với các bị cáo. Đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả hành vi phạm tội của bị cáo gây ra và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử: Xử phạt bị cáo Mai Văn Đạt từ 1 năm 6 tháng tù đến 2 năm tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; từ 13 năm đến 14 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt từ 14 năm 6 tháng đến 16 năm tù.

Đơn kháng cáo ngày 31/5/2024 của bị cáo Đỗ Thị Kim Ngọc.
Đơn kháng cáo ngày 31/5/2024 của bị cáo Đỗ Thị Kim Ngọc.

Xử phạt bị cáo Trần Hữu Thái thời hạn tù bằng thời hạn đã tạm giam từ 25/10/2020 đến ngày 21/6/2022 về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Xử phạt bị cáo Lê Văn Giáp từ 2 năm đến 3 năm tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; từ 12 đến 13 năm về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt từ 14 năm đến 16 năm tù.

Xử phạt bị cáo Phạm Đức Hoàng từ 2 năm đến 3 năm tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; từ 12 đến 13 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt từ 14 đến 16 năm tù.

Xử phạt bị cáo Đỗ Thị Kim Ngọc mức hình phạt từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; từ 8 năm đến 10 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, tổng hợp từ 9 năm đến 11 năm 6 tháng tù.

Xử phạt Nguyễn Duy Huế mức hình phạt từ 2 đến 3 năm tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; từ 8 năm dển 10 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” Tổng hình phạt từ 10 năm đến 13 năm tù.

Xử phạt bị cáo Lê Văn Dũng mức hình phạt từ1 năm đến 1 năm 6 tháng về tộì “Bắt, giữ trái pháp luật”; từ 8 năm đền 10 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt từ 9 năm đến 11 năm 6 tháng tù.

Xử phạt Phạm Trọng Hòa từ 12 đến 13 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt với Bản án hình sự sơ thẩm số: 196/2015/HS-ST ngày 30/10/2015 của TAND thị xã Bến Cát (2 năm 6 tháng tù) buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án.

Tại Bản án số: 150/2023/HS-ST ngày 12/12/2023 của TAND tỉnh Bình Dương, Hội đồng xét xử tuyên các bị cáo Mai Văn Đạt, Lê Quang Dũng, Lê Văn Giáp, Phạm Đức Hoàng, Đỗ Thị Kim Ngọc và Nguyễn Duy Huế phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Bắt, giữ người trái pháp luật”; bị cáo Trần Hữu Thái phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; bị cáo Phạm Trọng Hòa phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Có dấu hiệu chưa đủ yếu tố cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”

Đây là quan điểm của luật sư Mai Lưu Phúc, Trưởng Chi nhánh Công ty Luật TNHH HQC tại TP Hồ Chí Minh, người bào chữa cho bị cáo Đỗ Thị Kim Ngọc, vì hồ sơ vụ án có nhiều dấu hiệu thể hiện Viện KSND tỉnh Bình Dương và TAND tỉnh Bình Dương chưa xem xét đầy đủ các yếu tố cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Chưa thoả mãn mặt chủ quan, khách quan trong cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”
Luật sư Mai Lưu Phúc, đại diện cho bị đơn

Thứ nhất, tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 170 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về mặt chủ quan của tội phạm phải chứng minh được tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, mục đích của Giáp, Ngọc là “đòi nợ” không phải là chiếm đoạt tài sản của Phan Thị Thủy.

Do đó, mục đích của Giáp, Ngọc là chiếm đoạt tài sản nào của bị hại Thủy hay chỉ đơn giản là đòi lại tài sản của chính mình đã bị Thủy chiếm đoạt?

Tại Bản án số: 46/2022/HS-ST ngày 24/3/2022 của TAND tỉnh Bình Dương ở phần Nhận định của Tòa án:“[3] Tại phiên tòa, bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, phù hợp với lời khai của bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, phù hợp chứng cứ thu giữ được trong vụ án, các kết luận giám định... Tổng số tiền Phan Thị Thủy chiếm đoạt của các bị hại là 14.917.000.000 đồng. Trong đó, Phan Thị Thủy chiếm đoạt của Mai Văn Đạt số tiền 2.944.000.000 đồng; chiếm đoạt của Lê Văn Giáp số tiền 4.000.000.000 đồng; chiếm đoạt của Đỗ Thị Kim Ngọc số tiền 660.000.000 đồng”.

[10] Về trách nhiệm dân sự: Bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường cho các bị hại: Mai Văn Đạt 2.944.000.000 đồng; Lê Văn Giáp 4.000.000.000 đồng; Đỗ Thị Kim Ngọc 660.000.000 đồng”.

Chưa thoả mãn mặt chủ quan, khách quan trong cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”
Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 5/12/2023.

Có thể thấy, Bản án số: 46/2022/HS-ST ngày 24/3/2022 của TAND tỉnh Bình Dương, thể hiện Phan Thị Thủy đã chiếm đoạt của Lê Văn Giáp số tiền 4 tỉ đồng và Đỗ Thị Kim Ngọc 660 triệu đồng. Giáp và Ngọc đang đòi lại tài sản của chính mình đã bị Phan Thị Thủy chiếm đoạt.

Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Bình Dương và TAND tỉnh Bình Dương chỉ căn cứ vào hình thức biểu hiện của hành vi, mà chưa xem xét về bản chất của sự việc, nên quá trình định tội danh có dấu hiệu sai sót.

Về tính chất, mức độ của hành vi đòi nợ có sử dụng vũ lực trái quy định pháp luật và hành vi cưỡng đoạt tài sản trên thực tế là khác nhau; nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội cũng khác nhau.

Xét về nguyên nhân, động cơ và mục đích phạm tội thì tội “Cưỡng đoạt tài sản” là mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật, trong khi đó Giáp, Ngọc là người đi đòi nợ có lí do chính đáng vì tài sản đang bị con nợ chiếm giữ. Giáp, Ngọc cũng đòi đúng số nợ mà Thuỷ đã chiếm đoạt. Giáp, Ngọc không yêu cầu Thủy phải trả nhiều hơn số tiền mà Thủy đã chiếm đoạt.

Giáp dùng vũ lực để đòi nợ, buộc Thủy trả lại đúng số tiền đã lừa đảo là sai quy định của pháp luật. Nên khẳng định mục đích của Giáp, Ngọc là đòi lại tài sản của mình chứ không phải mục đích chiếm đoạt tài sản của Thủy. Vì Giáp, Ngọc đang “đòi nợ” lại đúng số tiền mà mình đã bị Thủy chiếm đoạt do lừa đảo, nên không thể xem số tiền nợ Giáp, Ngọc đòi Thủy làm căn cứ để định khung hình phạt về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, không thể xác định Giáp cưỡng đoạt số tiền 4.750.000.000 đồng (4 tỉ đồng theo bản án trên và 750 triệu đồng của 6 khoản tiền thể hiện bằng 6 tờ giấy viết nợ mà Thủy đang nợ Giáp) của chính mình đang bị Thủy lừa đảo, chiếm đoạt và Ngọc cưỡng đoạt số tiền 660 triệu đồng đang bị Thủy lừa đảo, chiếm đoạt.

Thực tế, giữa bị hại và bị cáo có tồn tại mối quan hệ vay mượn và sau đó Tòa án cũng đã có bản án tuyên Phan Thị Thủy phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Giáp, Ngọc.

Từ đây có thể thấy, về mặt chủ quan là yếu tố bắt buộc cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản” không thỏa mãn. Do đó, không đủ cơ sở để buộc tội Giáp, Ngọc phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Thứ hai, có dấu hiệu không xem xét đầy đủ mặt khách quan của tội “Cưỡng đoạt tài sản” đối với hành vi của bị cáo Ngọc.

Về mặt khách quan của tội phạm: Có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Người phạm tội thể hiện thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói làm cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản.

+ Hành vi dùng thủ đoạn khác: Là hành vi đe dọa sẽ làm một hoặc nhiều việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội.

Chưa thoả mãn mặt chủ quan, khách quan trong cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”
Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 7/6/2023

Vậy, thực tế của vụ án này đã xảy ra như thế nào?

Theo Biên bản ghi lời khai của Phan Thị Thủy ngày 24/3/2021 (Bút lục 1682) ghi nhận: “Ngọc dùng tay tát vào mặt tôi, chửi tôi yêu cầu tôi trả nợ”.

Và theo Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 7/6/2023 thì chính bị hại Phan Thị Thủy xác nhận: Ngọc với Giáp đòi nợ riêng. Ngọc đòi số tiền là 660 triệu đồng. Bị cáo Ngọc không bao giờ đòi tiền giùm Giáp. Lúc bị hại Thủy kí giấy nợ cho Giáp thì Ngọc không có mặt. Bị cáo Ngọc đánh 1 lần. Bị cáo Ngọc cũng trình bày: Bị cáo có tát bị hại 1 cái do bị hại lừa bị cáo 1 tỉ đồng sau này.

Hồ sơ vụ án thể hiện có tình tiết đặc biệt là: Trong Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 7/6/2023, chính bị hại Phan Thị Thủy xác nhận: “Ngọc không cưỡng đoạt tài sản của tôi”.

Ngoài ra, hồ sơ vụ án còn thể hiện: Viện KSND tỉnh Bình Dương, TAND tỉnh Bình Dương chưa xem xét đầy đủ hành vi của bị cáo Ngọc là khi tát bị hại một cái, chửi bị hại để đòi nợ có đủ cường độ, áp lực, sự nguy hiểm dẫn đến việc bị hại Thủy cảm giác sợ?

Trong trạng thái bức xúc trước hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị hại Thủy và tình trạng mẹ bị cáo Ngọc bị bệnh, cần tiền điều trị thì việc bị cáo Ngọc tát bị hại và có lời lẽ chửi bới bị hại là hành vi rất đời thường, phản ánh đúng tâm trạng bức xúc của bị cáo. Nhưng hành vi này không thỏa mãn mặt khách quan của cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng, Tòa án cấp sơ thẩm đã không chứng minh, làm rõ cụ thể hành vi nào của bị cáo Ngọc đối với bị hại Thủy dẫn đến việc bị hại Thủy phải lo sợ. Trong khi chính bị hại xác định: Ngọc không cưỡng đoạt tài sản của bị hại là lời khẳng định từ chính bị hại lại không được Tòa án xem xét một cách thỏa đáng. Hành vi bị cáo Ngọc tát bị hại, chửi bị hại để đòi nợ không làm cho bị hại cảm thấy bị đe dọa, bị sợ hãi, do đó, hành vi của bị cáo Ngọc không thỏa mãn mặt khách quan của tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cần nói rõ thêm: Trong suốt quá trình điều tra, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ dựa vào lời khai của bị cáo, bị hại, người làm chứng mà không thực nghiệm, điều tra hiện trường. Có các lời khai mâu thuẫn, nhưng cơ quan tố tụng chỉ sử dụng lời khai mang tính chất buộc tội mà không xem xét lời khai có lợi, áp dụng nguyên tắc “suy đoán vô tội” cho bị cáo Ngọc. Từ các lẽ trên, có cơ sở để cho rằng, hành vi của bị cáo Ngọc không thỏa mãn mặt chủ quan và khách quan của tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Mai Thân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cần xử lí nghiêm hành vi lăng mạ, hành hung người cao tuổi

Cần xử lí nghiêm hành vi lăng mạ, hành hung người cao tuổi

Ông Nguyễn Đức Minh, 70 tuổi, Trưởng Ban quản trị Toà nhà chung cư CT5C, Khu đô thị Văn Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xử lí việc bị chủ căn hộ 2501 Toà nhà chung cư CT5C có hành vi hành hung, cố ý gây thương tích...

Tin khác

Câu chuyện buồn của người thương binh già

Câu chuyện buồn của người thương binh già
Trong căn nhà giản dị tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, ông Nguyễn Quý Khiêm, 76 tuổi, thương binh hạng 2/4, ngồi trầm ngâm nhìn ra khu vườn nhỏ.

Cán bộ Ban quản lý dự án huyện Thường Tín bị truy tố vì tội “Đánh bạc”.

Cán bộ Ban quản lý dự án huyện Thường Tín bị truy tố vì tội “Đánh bạc”.
Ngày 23/5/2024, Viện KSND quận Hà Đông, TP Hà Nội có Cáo trạng số 135/CT-VKS-HĐ truy tố bị can Phạm Thắng Lợi, sinh năm 1978, ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội ra TAND quận để xét xử vì tội “Đánh bạc” theo điểm b, khoản 2, Điều 321 Bộ luật Hình sự.

Con “voi” đã chui “lọt” lỗ kim!

Con “voi” đã chui “lọt” lỗ kim!
Việc xây hàng rào thể hiện dấu hiệu chiếm đất trong khuôn viên trường mầm non, không được giải quyết, mà ngược lại người tố giác là bảo vệ nhà trường lại bị coi là có lấn chiếm nhà, đất của nhà trường. Việc con “voi” đã chui “lọt” lỗ kim đã 28 năm, nay gia đình người tố giác tiếp tục phản ánh, trông chờ được giải quyết theo quy định…

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Nguyễn Gia Mai, 72 tuổi, ở khu vực đường Tên Lửa nối dài (kèm theo hồ sơ) phản ánh việc xây dựng Trường THCS Bình Trị Đông B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu không đúng vị trí phê duyệt ban đầu, trái quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.

Người cao tuổi đề nghị xem xét lại quyết định theo thủ tục đặc biệt

Người cao tuổi đề nghị xem xét lại quyết định theo thủ tục đặc biệt
Khoản 1, Điều 385 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, đương sự đã không thể biết được khi ra quyết định đó”. Căn cứ vào quy định trên, đương sự là người cao tuổi có đơn đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao theo thủ tục đặc biệt, vì có nhiều tình tiết mới, được thể hiện ở vụ án dân sự dưới đây...

TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái: Cần xem xét quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi

TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái: Cần xem xét quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi
Bức xúc quyền và lợi ích hợp pháp chưa được giải quyết dứt điểm nhưng UBND TP Yên Bái vẫn ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, thu hồi đất làm dự án Khu đô thị mới, nên nhiều người dân (trong đó có nhiều người cao tuổi) sinh sống tại phường Đồng Tâm và phường Yên Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã làm đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng...

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi vừa nhận được đơn của ông Đặng Ngọc Phi, 61 tuổi và vợ là bà Phan Hòa Băng Tuyền, 60 tuổi (kèm theo hồ sơ) ở ấp Phước Hoà, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Theo đó đơn của ông Phi và bà Tuyền cho biết:

Người cao tuổi có đơn kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh xem xét, bảo vệ quyền lợi hợp pháp

Người cao tuổi có đơn kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh xem xét, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
Ông Tăng Bửu, 68 tuổi, ở số 1, ấp khu 4, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có đơn gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương và tỉnh Sóc Trăng về dấu hiệu sai phạm của bà Bùi Thị Đẹp, nguyên Chánh án TAND huyện Mỹ Xuyên…

Chồng không được đơn phương li hôn khi vợ đang mang thai

Chồng không được đơn phương li hôn khi vợ đang mang thai
Theo Nghị quyết số: 01/2024/NQ-HĐTP của TAND Tối cao có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, quy định chồng không được phép li hôn khi vợ đang mang thai, dù vợ mang thai, sinh con với người khác. Trước thông tin đang gây tranh cãi, chuyên gia pháp lí nói gì?...

Mong một bản án công tâm, khách quan, đúng pháp luật

Mong một bản án công tâm, khách quan, đúng pháp luật
Trải qua 8 lần xét xử từ sơ thẩm, phúc thẩm rồi giám đốc thẩm, rồi sơ thẩm; tới nay đã 15 năm khởi kiện, tranh chấp đất đai của 9 anh chị em trong gia đình vẫn chưa kết thúc, chỉ vì bản di chúc có dấu hiệu không minh bạch…

Người dân mong được tiếp cận Kết luận của Thanh tra Chính phủ

Người dân mong được tiếp cận Kết luận của Thanh tra Chính phủ
Ngày 30/5/2024, tại buổi tiếp công dân, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm cho biết, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận số: 1128, liên quan đến Dự án xây dựng đường nối Đỗ Đức Dục đi Mễ Trì nhưng đến nay người dân chưa tiếp cận được Kết luận trên…

Nhiều nội dung vụ án chưa được xem xét, giải quyết

Nhiều nội dung vụ án chưa được xem xét, giải quyết
Vụ án có Quyết định giám đốc thẩm số: 36/2013/DS-GĐT ngày 20/5/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao với nội dung: Giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm lại. Tuy nhiên, việc xét xử lại có dấu hiệu bỏ sót nhiều nội dung vụ án, nên đương sự là người cao tuổi đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét kiến nghị với Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao giải quyết lại vụ án theo thủ tục đặc biệt, quy định tại Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự và Thông tư liên tịch số: 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/10/2013…

Hệ lụy từ cá cược bóng đá

Hệ lụy từ cá cược bóng đá
Euro lại diễn ra. Đây là giải bóng đá lớn trên thế giới, chỉ sau World Cup. Những trận cầu từ Euro luôn cuốn hút sự theo dõi của nhiều người hâm mộ, nhất là phái mạnh.

Người dân chưa đồng tình với kết luận của UBND huyện Thường Tín về vi phạm trong quản lí đất đai, trật tự xây dựng ở thôn Sao Mai

Người dân chưa đồng tình với kết luận của UBND huyện Thường Tín về vi phạm trong quản lí đất đai, trật tự xây dựng ở thôn Sao Mai
Mặc dù UBND huyện Thường Tín, TP Hà Nội đã kết luận, việc ông Lê Văn Tỉnh, ở thôn Sao Mai, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín mua 1.351m2 đất do UBND xã Nguyễn Trãi bán trái thẩm quyền; xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhiều người dân địa phương bức xúc...

Người cao tuổi kiến nghị thực hiện nội dung kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức

Người cao tuổi kiến nghị thực hiện nội dung kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức
Ông Lê Thanh, 72 tuổi, ngụ tại 1016 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, thông tin về việc đã có nội dung kết luận buổi tiếp công dân của ông Nguyễn Hữu Anh Tứ, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 11 tháng, nội dung kết luận vẫn chưa được thực hiện…
Xem thêm
Cán bộ Ban quản lý dự án huyện Thường Tín bị truy tố vì tội “Đánh bạc”.

Cán bộ Ban quản lý dự án huyện Thường Tín bị truy tố vì tội “Đánh bạc”.

Ngày 23/5/2024, Viện KSND quận Hà Đông, TP Hà Nội có Cáo trạng số 135/CT-VKS-HĐ truy tố bị can Phạm Thắng Lợi, sinh năm 1978, ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội ra TAND quận để xét xử vì tội “Đánh bạc” theo điểm b, khoản 2, Điều 321 Bộ luật Hình sự.
Từ vụ Việt Á, Bộ Công an kiến nghị kiểm soát quyền lực người đứng đầu 2 Bộ

Từ vụ Việt Á, Bộ Công an kiến nghị kiểm soát quyền lực người đứng đầu 2 Bộ

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á v
Cựu Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai hầu tòa

Cựu Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai hầu tòa

Hôm nay ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa sơ thẩm xét xử cựu Bí thư tỉnh Lào Cai cùng 16 bị cáo trong vụ án khai thác quặng apatit trái phép.
Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Một ngày cuối năm 2023, tôi có dịp về quê. Khi ra nghĩa trang để thắp hương cho ông bà tiên tổ, tôi vô cùng bất ngờ bởi chỉ sau có mấy năm khu nghĩa trang của xã tôi không chỉ được mở rộng khá nhiều, mà các phần mộ đều được xây dựng to, đẹp khang trang.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được văn bản của Luật sư Nguyễn Công Tá, Giám đốc Công ty Luật TNHH Khôi Việt, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đơn vị được mời tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho các hộ dân là người cao tuổi ở khu tập thể 7B (nay là số 20 Trần Phú), phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền kiến nghị về cách làm việc của ông Lê Chưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

Theo phản ánh của Nhân dân trong đó có NCT, cạnh đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, tuyến đường được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam thuộc địa phận phường Quang Hanh, một doanh nghiệp nhiều tháng nay đang triển khai lấp vịnh Bái Tử Long để xây dựng khu đô thị làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cảnh quan không những của vịnh Bái Tử Long và cả vịnh Hạ Long...
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi vừa nhận được đơn của ông Đặng Ngọc Phi, 61 tuổi và vợ là bà Phan Hòa Băng Tuyền, 60 tuổi (kèm theo hồ sơ) ở ấp Phước Hoà, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Theo đó đơn của ông Phi và bà Tuyền cho biết:
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn (kèm theo hồ sơ) của bà Trần Nguyệt Thu, 64 tuổi, ở phường Bình Thọ, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, phản ánh việc cơ quan chức năng ra văn bản hướng dẫn chưa đúng quy định.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của cụ Trần Thị Rễ, 102 tuổi, phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phản ánh về việc, UBND TP Hạ Long chưa thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Quyết định của HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh, khi thu hồi đất của gia đình cụ, để thực hiện Dự án đường bao biển nối TP Hạ Long với Cẩm Phả, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình cụ.
Đất giao không đúng thẩm quyền sau năm 2014 được cấp sổ đỏ  khi đủ điều kiện theo Luật Đất đai sửa đổi năm 2024

Đất giao không đúng thẩm quyền sau năm 2014 được cấp sổ đỏ khi đủ điều kiện theo Luật Đất đai sửa đổi năm 2024

Hỏi: Gia đình tôi có thửa đất được UBND xã giao năm 2015. Chúng tôi sinh sống trên diện tích đất này cho tới nay, không có tranh chấp. Theo Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, diện tích đất hiện tại gia đình tôi đang sử dụng có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)? Hoàng Văn Đồng (76 tuổi, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Sáng 22/3, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn Luật trợ giúp pháp lý cho NCT, khuyết tật ở Thanh Hóa.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận “Đơn cầu cứu” của ông Nguyễn Quốc Tùng, 62 tuổi, ở phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh và bà Trương Thị Mộng Thi, 61 tuổi, ở quận 9, TP Hồ Chí Minh, phản ánh có dấu hiệu làm trái trong việc Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn/đưa người Việt Nam sang nước ngoài; dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước ngoài thực hiện và Dịch vụ môi giới giới thiệu việc làm tại Canada.
Phiên bản di động