Người giữ hồn nghề đồ chơi Trung thu truyền thống

Đời sống 27/12/2022 09:13
Sự học bây giờ quá nhiều, hầu như chiếm hết thời gian vui chơi của con trẻ. Nếu như ngày trước đa phần chỉ học một buổi thì bây giờ, chỉ bậc tiểu học thôi đã học cả ngày. Những buổi tối quây quần bên gia đình ấm cúng, thay vì được trò chuyện cùng ba mẹ, ông bà thì trẻ buộc phải chuẩn bị bài cho buổi học ngày mai (hoặc học thêm đến khuya mới về nhà). Ngày cuối tuần, trẻ còn phải đi học ngoại khóa, học thêm ngoại ngữ, học năng khiếu... Cái vòng luẩn quẩn ấy lặp đi lặp lại khiến trẻ không còn những giây phút thư giãn cho riêng mình - trong khi đó là điều hiển nhiên đối với trẻ thơ.
![]() |
Chương trình học quá nặng là một phần, phần còn lại là do phụ huynh. Con cái đã học cả tuần rồi, rất đuối. Thay vì Chủ Nhật cho con nghỉ ngơi, gặp mặt bạn bè, vui chơi giải trí, đi siêu thị, nhà sách, công viên (hoặc dã ngoại cùng gia đình) thì lại bắt con phải học. Chung quy cũng vì phụ huynh muốn trẻ phải bằng hoặc hơn bạn bè chứ không được thua sút. Mà con trẻ nào có ganh đua, đố kị, chẳng qua là cái tôi giữa phụ huynh với phụ huynh quá cao. "Con người ta học tiếng Anh quá giỏi, không lẽ con mình lại thua kém, phải đăng kí cho con học thôi". Suy nghĩ ích kỉ đó đã vô tình biến trẻ thành "gà công nghiệp", học chẳng có sự ham thích, chẳng có ước mơ, lí tưởng. Lắm người còn có triết lí vĩ mô rằng, còn trẻ thì phải lo học, vùi đầu vào học chứ chơi làm gì cho vô bổ, lãng phí. Nhưng họ không nghĩ đến hậu quả của những đứa trẻ học quá hóa ngây và còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lí mà khoa học đã chứng minh rất rõ ràng.
Nhìn những đứa trẻ nước ngoài đến trường (qua phim ảnh, báo mạng) trong tâm trạng thoải mái, cười tươi rói, ba lô thì nhẹ tênh, mà thấy xót cho thế hệ rường cột tương lai của Việt Nam ta. Trẻ không thể kịp dùng bữa sáng, không đủ thời gian để học bài, thiếu không gian để đọc một quyển truyện tranh (hoặc sách). Như vậy có quá tàn nhẫn đối với trẻ không? Trong khi học sinh nước ngoài vẫn ung dung, vẫn hồn nhiên, không vướng lo âu nhưng tương lai vẫn là những người thành công, cống hiến hết mình cho xã hội. Bởi họ biết cân bằng giữa học và chơi theo khoa học; học để thu nạp kiến thức chứ không học để có nhiều bằng cấp. Vì vậy, phụ huynh và học sinh ở các nước bạn tâm lí vô cùng thoải mái.
Mong rằng, phụ huynh ở, ta cũng cần thay đổi tư duy cho con trẻ sống vui khỏe. Nên đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của con (rõ ràng ai cũng trải qua tuổi thơ) để có cái nhìn công bằng đối với trẻ. Ai chẳng muốn con mình học giỏi, có nhiều thành tích và thành tài trong tương lai. Nhưng phải cho trẻ có thời gian thư giãn sau những giờ học căng thẳng như là cách nạp năng lượng để dự trữ cho những hoạt động vào ngày hôm sau.