Chạy bôn ba hay trở về nhà

Hà Nội là miền đất hứa của những ước mơ, là nơi mà khi đang ở trường làng, tôi nguyện đánh đổi tất cả để có thể đặt chân đến miền đất ấy. Thế nhưng… tất cả chỉ là mộng tưởng, tôi bị thực tại phũ phàng kéo xuống khi đứng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp đại học.

“Đốt” sức khỏe để kiếm tiền

Có một giai đoạn lưng chừng của tuổi trẻ, đặt Hà Nội và quê hương lên bàn cân, thấy bên nào cũng nặng ngang nhau cả. Hà Nội cho cơ hội được học trong môi trường top của cả nước, được kết giao với những mối quan hệ chất lượng. Chọn ở lại một thành phố lớn cũng đồng nghĩa với việc đổ mồ hôi và công sức. Nhịp sống ở thủ đô gấp gáp, áp lực công việc lớn hơn, thời gian đi làm lâu nhưng lương cao, có thể mở mang kiến thức.

Thực tại ấy tựa như con diều đang chao liệng trên bầu trời cao bỗng bị đứt dây. “Tôi có 10 năm sinh sống ở Hà Nội và làm công việc văn phòng. Tôi nhận ra rằng, sẽ có một thế hệ trẻ như tôi không thể mua được nhà ở Hà Nội nếu giá cứ tăng thế này.” Để trang trải chi phí sinh hoạt và ấp ủ ước mơ tự lập, nhiều người trẻ đã không ngần ngại lao ra đường xin việc. Họ miệt mài lao động, chấp nhận những công việc vất vả, bất kể ngày đêm. Nhiều lúc, để hoàn thành công việc, họ đã không tiếc sức khỏe, thức khuya dậy sớm, hứng chịu áp lực từ công ty.

Chạy bôn ba hay trở về nhà
Ảnh minh họa

Chúng ta, đôi khi nhìn trên mặt bằng chung của thành phố, nhất là của Hà Nội, thường chỉ thấy một đời sống nhộn nhịp và sung túc. Nhưng có một góc khác của Hà Nội, một mặt bằng khác của những người nhập cư, của người trẻ, của những người lao động đang chật vật kiếm sống ở thành phố. Cuộc sống mưu sinh xô bồ, không biết bao giờ mới có thể ổn định khiến nhiều người đã phải suy nghĩ lại “Cố bám trụ ở lại, hay dứt áo ra đi?”

Vì sao người ta vẫn chọn ở lại

“Mình thì thích ở lại thành phố chật chội náo nức hơn. Vì mình còn trẻ, còn sức khỏe có thể khám phá được nhiều thứ nên ở lại thành phố sẽ vui hơn. Tuy thành phố xô bồ, phức tạp nhưng trên này cũng có nhiều cơ hội phát triển hơn so với ở quê.” – Lời chia sẻ nhuốm màu sắc lãng mạn của tuổi trẻ.

Những người ở lại thành phố trước hết là những người giỏi, chỉ ở một nơi điều kiện tốt nhất họ mới thể hiện hết khả năng của mình, hoặc ngành nghề chuyên môn của họ chỉ có thể phù hợp ở đô thị lớn.

Còn lại, với không ít người, ra thành phố học đồng nghĩa với một cơ hội để đổi đời. Đã đi học là để ở lại, có công ăn việc làm tốt, kiếm ra tiền gửi về quê, hoặc ít nhất cũng làm cho bố mẹ nở mày nở mặt tự hào khoe con làm ở thành phố.

Chạy bôn ba hay trở về nhà
Vất vả mưu sinh nơi đô hội Ảnh minh họa

Không thể phủ nhận sự huyên náo của các thành phố lớn: Các khu vui chơi, rạp chiếu phim, các siêu thị, những tòa nhà chọc trời, những người nước ngoài thân thiện.... Hơn nữa, ở thành phố có điều kiện phát triển con người tốt hơn, có những giáo viên nước ngoài, có những buổi ngoại khóa, dã ngoại, vui chơi. Nhưng tuyệt hơn là được làm ngành nghề mình yêu thích, được sống, được sáng tạo, đam mê và vùng vẫy trong đó.

Hãy tìm những gì phù hợp với mình

Hà Nội có tương lai, sự nghiệp dang dở, những cuộc vui chưa tàn, những mối quan hệ tốt, vài ba công việc có thể kiếm ra tiền. Quê có nhà, có gia đình, mẹ cha, anh em họ hàng, cứ bước ra cửa là thấy thân quen, bước vào cửa là thấy không còn bão tố. Hà Nội có sự cô đơn không dám kể, có những nỗi buồn không thể nói với ai. Còn quê nhà chắc niềm vui nhiều gấp đôi, nên nỗi buồn được sẻ nửa. Gần mẹ gần cha thì cô đơn và tủi hờn làm sao được. Đi không nỡ mà ở cũng không đành...

“Người chọn ở lại thành phố, người chọn trở về quê nhà. Kẻ mê náo nhiệt, người cầu bình yên, lập gia đình tuổi 25 hoặc là ở vậy cả đời…”

Mỗi khi trải qua một việc trọng đại nào đó trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều mất thật nhiều thời gian để suy nghĩ xem phải đưa ra quyết định như thế nào. Thật ra, có nhiều lúc, trong đầu chúng ta đã có sẵn sự chọn lựa, chỉ là, những suy nghĩ trong đầu đó không đủ để ta tin tưởng trăm phần trăm. Nhưng dù quyết định như thế nào, cũng nhất định phải suy nghĩ đến sự vui vẻ của bản thân đấy. Tuổi trẻ này, nhất định phải bay cao bay xa trước những đam mê và thử thách. Có lẽ sẽ có chút tiếc nuối, nhưng cuộc đời chẳng vẹn toàn bao giờ. Nếu ngày xưa bạn lựa chọn khác thì rất có thể bây giờ cũng thấy chút hối hận thôi. Cho nên hãy cứ làm những điều mà bạn cảm thấy “thích hơn” là được.

Thu Lan

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Người Việt nên ưu tiên nông sản Việt

Người Việt nên ưu tiên nông sản Việt

Đến các quốc gia châu Á, tôi thấy họ làm du lịch sinh thái, du lịch nông trang rất tốt. Điều đặc biệt ở chỗ, cách họ cho khách du lịch dùng trái cây ngay tại vườn, khi còn trên cành tươi xanh.
Tấm lòng nhân ái của nữ cựu TNXP

Tấm lòng nhân ái của nữ cựu TNXP

Tôi đến thăm bà Lê Thị Hồng Tiến, sinh năm 1947, hiện là Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, dù vừa nằm viện về do căn bệnh tiểu đường nặng và sỏi thận nhưng bà vẫn cởi mở, vui vẻ đón tiếp.
TIN BUỒN

TIN BUỒN

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Những đổi thay dưới chân núi Ngọc Linh

Những đổi thay dưới chân núi Ngọc Linh

Một thời nghèo đói đeo bám đồng bào Xơ Đăng dưới dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ, nhưng với sự nỗ lực của đồng bào cùng trợ lực từ những chính sách của Nhà nước, nơi đây đang từng bước biến những mơ ước thành hiện thực...
Bếp lửa người già

Bếp lửa người già

Mẹ tôi có 4 người con. Trên tôi có anh cả và 2 chị gái đều đã lập gia đình, nếu như hỏi bà thương con nào nhất, bà cười và nói rằng: Nhất đầu nhì út. Không biết người khác nghĩ gì, nhưng tôi thì hiểu được ý bà, bà thương các con như nhau nhưng có lẽ tư tưởng “trọng nam hơn nữ” vẫn còn đeo đẳng trong tiềm thức của bà, còn tôi tuy là phận gái nhưng vốn sức khỏe èo uột, lại hay ốm đau liên miên, nên ngay khi còn nhỏ có món gì ngon là bà lại chia phần cho tôi trước.

Tin khác

Gieo thiện duyên nơi cửa thiền

Gieo thiện duyên nơi cửa thiền
Thượng tọa Thích Phước Huệ, Phó Ban trị sự kiêm Trưởng Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, Trưởng Ban trị sự Phật giáo huyện Tam Nông, Trụ trì chùa Quê Hương, xã Phú Đức là một tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu của huyện Tam Nông trong học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Năng động, nhiệt tình với công tác khuyến học

Năng động, nhiệt tình với công tác khuyến học
Lúc đương nhiệm, ông Nguyễn Văn Mậu, sinh năm 1957, kinh qua nhiều chức vụ, như: Phó Chủ tịch MTTQ huyện Tam Nông; Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bình… Sau khi nghỉ hưu, năm 2022, ông Mậu được giao làm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp...

Rằm tháng Giêng - Ngày lễ tâm linh quan trọng bậc nhất của người Việt

Rằm tháng Giêng - Ngày lễ tâm linh quan trọng bậc nhất của người Việt
Rằm tháng Giêng từ lâu đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng đối với người Việt. Dân gian vẫn truyền miệng nhau rằng: "Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng", nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của ngày Rằm đầu tiên trong năm mới…

Có còn lòng tin với rau quả sạch, thực phẩm an toàn...?

Có còn lòng tin với rau quả sạch, thực phẩm an toàn...?
Từ mấy năm nay, do lo ngại tình trạng rau củ quả “ngậm” quá nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, cũng như các loại hoá chất kích thích tăng trưởng khác, nên gia đình tôi rất hiếm khi mua các sản phẩm này ở ngoài chợ truyền thống, mà chuyển qua mua tại các siêu thị, cửa hàng bán rau sạch, bởi tôi nghĩ những nơi này các loại thực phẩm được kiểm duyệt chất lượng, cũng như nguồn gốc xuất sứ…, nên cũng yên tâm hơn!

Ngăn ngừa nguy cơ cháy tại các di tích

Ngăn ngừa nguy cơ cháy tại các di tích
Trong những năm qua, liên tục xảy ra cháy, nổ tại các di tích có tuổi đời hàng trăm năm, gây tổn hại lớn về văn hóa và kinh tế. Chính vì vậy đã đến lúc phải nâng cao trách nhiệm quản lí, cũng như tăng cường biện pháp phòng ngừa cháy, nổ hiệu quả tại nơi tiềm ẩn nguy cơ như đình, chùa, miếu, phủ...

Việc làm cao quý của vợ chồng Việt kiều cao tuổi

Việc làm cao quý của vợ chồng Việt kiều cao tuổi
Ông Đinh Văn Chương, sinh năm 1940 và bà Đặng Thị Muôn, sinh năm 1947, là Việt kiều Mỹ đang đăng kí tạm trú ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là tấm gương sáng về lòng nhân ái, thiện tâm.

Xuân ấm lòng dân bản ở vùng dân tộc thiểu số

Xuân ấm lòng dân bản ở vùng dân tộc thiểu số
Hầu khắp các thôn bản ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ninh đều được đón Tết rất sớm, từ sự chung tay vào cuộc của các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn qua các hoạt động “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”...

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng
Với tuổi đời hơn 600 năm, hay cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vẫn đơm hoa kết trái đều đặn, khi quả chín tỏa hương thơm ngát khắp vùng quê.

Xuân này “Gia đình Tiến Nông” đã đón nhận 209 trẻ mồ côi

Xuân này “Gia đình Tiến Nông”  đã đón nhận 209 trẻ mồ côi
Tính đến đầu năm 2025, “Gia đình Tiến Nông” đã nhận đỡ đầu 209 trẻ mồ côi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Các trẻ được cấp học bổng cho đến khi tròn 18 tuổi, tốt nghiệp bậc THPT. Nếu có nguyện vọng học lên cao đẳng, đại học sẽ được hỗ trợ tiếp cho tới khi ra trường. Chỉ tính riêng tiền cấp học bổng cho trẻ mồ côi, mỗi năm, Tiến Nông dành 1,688 tỉ đồng để thực hiện công tác nhân đạo...

Người kiên cường vượt lên số phận, 2 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý

Người kiên cường vượt lên số phận, 2 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, sinh năm 1947, ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Dù bị liệt cả 2 tay do bạo bệnh lúc 4 tuổi, nhưng cậu bé Ký luôn mong muốn được cắp sách đến trường như bạn bè cùng trang lứa.

Huyện Tân Trụ, tỉnh Long An: Vững tin bước vào kỉ nguyên mới

Huyện Tân Trụ, tỉnh Long An: Vững tin bước vào kỉ nguyên mới
Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Long An, với hai dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây chảy qua bao bọc, huyện Tân Trụ có diện tích và dân số thuộc mức khiêm tốn ở địa phương.

Ngày Xuân kể “tục lạ”

Ngày Xuân kể “tục lạ”
Dân tộc Thổ sinh sống chủ yếu ở miền Tây tỉnh Nghệ An, có tục “ngủ mái”. Đây là tục lệ phổ biến và lâu đời cho phép con trai, con gái, trong những dịp hội hè, lễ, Tết được nằm tâm tình với nhau.

Chuyện về anh hùng nuôi rắn và “thầy rắn” của vùng sông nước Mekong

Chuyện về anh hùng nuôi rắn và “thầy rắn” của vùng sông nước Mekong
Nhớ về một thời gây dựng rồi để lại một di sản độc đáo và đồ sộ, tôi không thể quên Đại tá, Anh hùng Lao động Trần Văn Dược (Tư Dược) và những sĩ quan, chiến sĩ dưới quyền ông trong 9 năm đầu làm nên tên tuổi Trại rắn Đồng Tâm, không thể quên ông già Hai Tượng - một “thầy rắn” mà ở vùng sông nước Mekong chỉ có một…

Hương vị Tết quê

Hương vị Tết quê
Dù định cư ở Sài Gòn hơn 30 năm nhưng Tết nào má tôi cũng đưa cả nhà về quê ngoại ăn Tết. Tết quê ở miền Tây Nam Bộ không sang trọng, rực rỡ như Sài Gòn, nhưng không kém phần ngon vui, ấm áp.

Góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người yếu thế

Góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người yếu thế
Từ nhiều năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lí Nhà nước (TGPLNN) TP Hồ Chí Minh, đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển hệ thống trợ giúp pháp lí Việt Nam, góp phần vào sự phát riển kinh tế- xã hội của địa phương. Bên cạnh đó. Trung tâm TGPLNN TP Hồ Chí Minh, còn là địa chỉ tin cậy của người nghèo, diện chính sách, người cao tuổi trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
TIN BUỒN

TIN BUỒN

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Trao 583 phần quà cho cựu Thanh niên xung phong khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) các cấp ở Bình Thuận đã trao 583 phần quà cho cán bộ hội, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà trị giá từ 300.000 - 600. 000 đồng với tổng giá trị hơn 261 triệu đồng.
Mang Tết ấm đến với bệnh nhân "Xóm chạy thận" Thanh Hóa

Mang Tết ấm đến với bệnh nhân "Xóm chạy thận" Thanh Hóa

Những ngày cuối năm, không khí "xóm chạy thận" Thanh Hóa trở nên ấm áp khi được các đơn vị, nhà hảo tâm thăm hỏi, trao tận tay những túi quà chứa chan tình cảm.
Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Với tuổi đời hơn 600 năm, hay cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ vẫn đơm hoa kết trái đều đặn, khi quả chín tỏa hương thơm ngát khắp vùng quê.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.
Phiên bản di động