Tuổi già muôn nẻo mưu sinh…

Bài 1: Nỗi lo cơm áo, gạo tiền

Lẽ ra ở cái tuổi được nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống an nhàn, sum vầy bên con cháu. Nhưng hiện nay nhiều NCT hàng ngày vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh để lo cho từng miếng ăn, cái mặc...
Bài 1: Nỗi lo cơm áo, gạo tiền
Nhiều người cao tuổi vẫn phải lao động

Mỗi người một hoàn cảnh

Vào một buổi chiều hè, tôi đi dọc theo các tuyến phố Trần Hữu Dực, Lê Đức Thọ, Trần Quang Đạo, Thiên Hiền… thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, không khó có thể bắt gặp những NCT vẫn miệt mài làm những công việc như bảo vệ, sửa xe, bán nước, bán hàng rong, đánh giầy, chạy xe ôm… để kiếm sống.

Đã 65 tuổi, bà Nguyễn Thị Xuân quê ở Thanh Hóa, vẫn phải nuôi người chồng tật nguyền và con trai mắc bệnh hiểm nghèo. Nhà không có ruộng, lại còn sức khỏe nên bà chọn quyết định ra thành phố làm giúp việc cho một gia đình người quen. Từ khi lên Hà Nội bà cần mẫn chăm chỉ, được chủ nhà yêu mến, song đồng lương giúp việc cũng không đủ trang trải chữa bệnh cho chồng con. Hằng ngày, ngoài giờ làm việc cho chủ, bà Xuân lại len lỏi vào từng ngõ ngách nhặt ve chai, vỏ lon, tấm bìa cát tông để bán đồng nát. “Kiếm thêm đồng nào hay đồng đó. Chứ nhà nghèo, lại bệnh tật, tiền như muối bỏ bể”, bà buồn rầu chia sẻ. Từ việc nhặt đồng nát, mỗi ngày bà cũng kiếm thêm được 50 đến 70 nghìn đồng. Theo bà Xuân, trước đây khi còn đủ sức khỏe, bà đi được xa hơn, số ve chai bà mang về cũng nhiều hơn. Thời gian gần đây, sức khỏe thuyên giảm, bà không đi được xa, cật lực lắm mỗi tối đi chừng vài cây số rồi lại quay về phòng trọ nghỉ ngơi, dưỡng sức để sáng hôm sau dậy sớm quay lại với công việc.

Bài 1: Nỗi lo cơm áo, gạo tiền
“Gánh nặng mưu sinh” tuổi xế chiều

Hoàn cảnh của ông Trần Văn Thanh (quê Thái Bình) cũng thật thương tâm. Vợ ông mất sớm, mình ông “gà trống nuôi con”, từ khi thơ bé đến nay đã dựng vợ gả chồng. Nhà không có gì ngoài sào ruộng và mấy trăm mét đất ở trong làng, ông cũng bán đi lo cho con làm vốn lập nghiệp, rồi dọn về ở chung với con trai… Những tưởng, trưởng thành rồi con ông sẽ biết ơn mà chăm nuôi thân già, ngờ đâu, khi ông không còn nhà đất trong tay, con cái ông tị nhau việc chăm nom bố. Tủi thân, ông bỏ lên thành phố kiếm sống đã hơn 5 năm nay. Ngày nào cũng vậy, dù trời nắng hay mưa thì ông cũng dậy từ 3 giờ sáng dắt chiếc xe máy cà tàng ra khỏi cổng khu nhà trọ ổ chuột, đến chợ đầu mối chọn những trái cây ngon mang đi bán cho khách. Hôm nào bán đắt hàng ông được quay về sớm, có hời gian nghỉ ngơi dưỡng sức nhiều hơn. Ông Thanh chia sẻ: “Hôm nào ế hàng thì cố bán tới 21, 22 giờ, có khi tới nửa đêm, chứ để trái cây hư lỗ vốn, lấy gì mà ăn”.

Mới hơn 6 giờ sáng, khu vực chợ Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy đã tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Tôi bắt gặp hình ảnh bà Đỗ Thị Mến, đang lom khom, loay hoay xếp từng mớ rau lên sọt hàng buộc ngang chiếc xe thồ cũ kĩ, luôn miệng đon đả chào mời. Bà bảo: Quê bà ở huyện Chương Mỹ, năm nay đã 63 tuổi, nhưng vì không có lương hưu, không có thu nhập ổn định, lại cô đơn không con cháu, nên hằng ngày bà phải thức dậy từ 2 giờ sáng ra chợ Chúc Sơn cách đó mấy chục cây số lấy rau mang về chợ này bán kiếm lời.

Cái nghèo đeo bám

Bài 1: Nỗi lo cơm áo, gạo tiền
Kiếm tiền vì miếng cơm, manh áo

Lững thững cầm chiếc máy ảnh rảo bước đi trên phố Đỗ Đức Dục vào một buổi xế chiều, từng đoàn xe nối đuôi nhau hối hả trở về nhà, phòng trọ sau một ngày lao động mệt nhọc. Cạnh quán phở Cồ, tôi vẫn thấy hình bóng của bà cụ hơn 80 tuổi đeo trước ngực chiếc giá nhỏ đựng đủ thứ kéo, băng dính, găng tay, gương, lược, kim chỉ… Cụ bảo, thu nhập một tháng vào khoảng 3 - 4 triệu đồng, cùng khoản bán ve chai 300 nghìn đồng. Từng ấy số tiền cũng đủ cho cụ trang trải tiền nhà, tiền ăn trong một tháng.

Bà Nguyễn Thị Vân, ở quận Nam Từ Liêm lại chọn cho mình nghề bán nước chè trên vỉa hè. Bà bảo, bà “hành nghề” gần 30 năm có lẻ. Trước kia còn khỏe, lượng hàng bán được nhiều hơn nên bà mượn vỉa hè trước nhà người quen làm chỗ bán hàng. Sau này, tuổi đã ngoài 70 không thể làm được nhiều, bà nấu ít dần rồi bỏ hàng trên đôi quang gánh ra ngõ nhỏ đầu phố bán đợi khách. Bà nói: “Không có con vất vả lắm, họa lúc trái gió trở trời chẳng biết nhờ vả ai. May tôi là người sống có tình nghĩa nên cũng được bà con xung quanh khu phố thường xuyên nghé thăm trò chuyện”…

Cuộc mưu sinh của ông Nguyễn Văn Sỹ, 70 tuổi, ở Lạng Sơn cũng vất vả không kém. Ông góa vợ sớm, một thân, một mình nuôi con khôn lớn trưởng thành, nhưng đến giờ đứa nào cũng nghèo khó, nuôi nhau còn không nổi, huống chi nuôi cả bố già. Thương con, ông bỏ quê lên thành phố, miệt mài lao động kiếm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày. Không kể nắng hay mưa, hằng ngày ông vẫn đẩy chiếc xe đựng đầy bánh mì patê, bánh rán ra bán ở đầu phố gần đó. Ông Sỹ cho hay: “Hôm nào đắt hàng thì về sớm, ế thì ngồi bán đến tận tối, ráng bán cho hết số bánh đã nhập, không để hàng tồn”. Tuy số tiền bán bánh mì patê lời không bao nhiêu nhưng cũng đủ để cho ông trang trải cuộc sống qua ngày.

Bài 1: Nỗi lo cơm áo, gạo tiền
Nhọc nhằn mưu sinh tuổi già

Bước vào tuổi xế chiều, lẽ ra phải được an yên, vui vầy bên con cháu, nhưng vì kinh tế gia đình quá eo hẹp hai vợ chồng ông bà Trần Văn Đám và bà Nguyễn Thị Mây, 65 tuổi, quận Hà Đông phải bươn trải đủ thứ nghề với mong muốn có một cuộc sống đủ đầy, khổ nỗi làm mãi vẫn không hết nghèo. Hằng ngày, bà đi chợ bán rau, còn chồng làm bảo vệ cho một nhà hàng trên phố mãi tận khuya mới về đến nhà.

Đây chỉ là một vài trong số nhiều NCT nghèo phải vất vả lao động mưu sinh. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng họ vẫn kiên trì và quyết tâm vươn lên bằng công sức của mình để chăm lo cho bản thân, gia đình bằng đồng tiền lao động chân chính.

(Còn nữa)

Phóng sự: Xuân Hiền

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.
Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.
“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

Các cụ Lý Văn Khoa, 96 tuổi, Ôn Thị Tư, 98 tuổi, ở khu Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; tuy tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn, khỏe khoắn, nước da đỏ hồng, giọng nói vang khỏe, dõng dạc và vẫn tham gia lao động sản xuất cùng con, cháu.
Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), tôi cùng mấy đồng nghiệp Đài Truyền hình Việt Nam lên thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo lời mời của Hội NCT tỉnh. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh phấn khởi: "Chúng tôi muốn giới thiệu cho các nhà báo một mô hình đặc biệt, thành lập trong bối cảnh đặc biệt, là nơi tập hợp những hội viên cao tuổi đam mê làm kinh tế và mê luôn cả việc làm từ thiện, thích đóng góp cho xã hội”.

Tin khác

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
30 năm qua, từ một phường cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn hóa, xã hội chưa phát triển; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều phức tạp… Đảng bộ và nhân dân phường Đông Vĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để có ngày hôm nay: một phường được đánh giá là phát triển khá toàn diện, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang
Sau hơn 4 năm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện hàng chục cơ sở nhà đất là trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã, trạm Y tế, trường học... dôi dư ở Phú Thọ vẫn đang bỏ hoang gây lãng phí. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng liệu có được thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả hay không?

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang
Hơn 4 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Tuy nhiên, đến nay, do nhiều vướng mắc, bất cập nên vẫn còn một số nhà, đất, công sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng đang xuống cấp nghiêm trọng, nhếc nhác.

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã ở Phú Thọ đã tinh giản được bộ máy hành chính, cắt giảm chi phí ngân sách nhà nước… Nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều trụ sở xã (cũ), trường học, trạm y tế còn mới toanh, chưa có phương án xử lí dứt điểm.

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù
Chiến tranh đã cướp đi đôi mắt và cánh tay; không những thế, trên thân thể của họ còn đầy những thương tích. Dù trong cảnh mù lòa, hai người đã tìm thấy và đi đến với nhau bằng tình yêu đích thực để hát tiếp bài ca chiến thắng vượt lên số phận. Đó là cặp vợ chồng thương binh mù Đào Xuân Tình và Cao Thị Hải (hiện sống ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh nặng (ĐDTBN) Nghệ An).

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương
Với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã, đang có bước đi, cách làm đổi mới, sáng tạo. Hiệu quả mang lại là diện tích cây trồng hàng hoá và giá trị kinh tế nông nghiệp tăng lên theo từng năm.

Địa chỉ tin cậy cho Người cao tuổi

Địa chỉ tin cậy cho Người cao tuổi
Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã và đang trở thành địa chỉ uy tín, tin cậy cho nhiều đối tượng, đặc biệt là đối với người cao tuổi trên địa bàn.

Nghề báo, niềm đam mê cháy bỏng trong tôi

Nghề báo, niềm đam mê cháy bỏng trong tôi
Tôi thường nghĩ: “Khi đã dấn thân vào nghề báo, ngoài những kiến thức đã được đào tạo bài bản từ giảng đường đại học, mỗi phóng viên, nhà báo phải trải qua một quá trình rèn luyện, tích lũy tri thức, chuẩn bị và hoàn thiện rất nhiều các kĩ năng để có thể làm, làm tốt và trụ vững được với nghề…”.

Nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi chăm chỉ việc làng

Nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi chăm chỉ việc làng
Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi về thăm thôn Đoàn Kết, xã Âu Lâu, TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) là quang cảnh thoáng đãng, sạch đẹp từ đường chính đến tận các gia đình. Từ nhiều năm nay, thôn thuộc diện “3 không” (không có người nghiện ma túy, không có người vi phạm pháp luật và không có người thụ án tù). Có được thành công như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tận tâm, tận tình và trách nhiệm của nữ Bí thư Chi bộ cao tuổi Nguyễn Thị Tâm.

Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong những năm qua xã Trường Giag luôn xác định việc xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và nhà nước. Do vậy, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng thuận, quyết tâm của nhân dân trong xã đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền tảng hoàn thành mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao.

Tự hào và tin yêu trong trái tim người cao tuổi

Tự hào và tin yêu trong trái tim người cao tuổi
Nhân dịp kỉ niệm Ngày NCT Việt Nam (6/6), 83 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2024), Hội NCT các cấp tổ chức sôi nổi nhiều hoạt động như giao lưu văn nghệ, thể thao, tọa đàm, lễ kỉ niệm gắn với sơ kết giữa nhiệm kì và sơ kết công tác hội 6 tháng đầu năm. Từ đó, tạo không khí vui tươi, phấn chấn trong lớp người “cây cao bóng cả”. Có thể nói, trong mỗi trái tim, tình cảm của NCT đều trào dâng niềm tự hào về những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc…

Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống lâu đời

Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống lâu đời
Từ bao đời nay, nghề đan lát ở xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê không chỉ mang lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, có một thời gian làng nghề đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, có nguy cơ thất truyền, thậm chí nhiều người không còn mặn mà với nghề truyền thống. Nhưng, bằng tình yêu nghề và lòng tin vào những giá trị bền vững mà sản phẩm thủ công chất liệu tự nhiên đem lại, nhiều gia đình ở Ngô Xá, nhất là lớp người cao tuổi (NCT) vẫn gắn bó, gìn giữ và trao truyền, nỗ lực phát huy giá trị tinh hoa nghề đan lát…

Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao chất lượng cuộc sống ở Tế Nông

Xây dựng nông thôn mới là để nâng cao chất lượng cuộc sống ở Tế Nông
Sau nhiều năm nỗ lực, đến năm 2021 xã Tế nông, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, cán bộ và nhân dân xã Tế Nông đang tiếp tục nâng cao các tiêu chí làm bước đệm để thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao. Với sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, diện mạo nông thôn trên toàn xã ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh; chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

Đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt triển khai. Với Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo đang triển khai tốt, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử, là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, mở màn thắng lợi cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến thắng vẻ vang ngày ấy là ý chí, lòng quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay đã và đang nỗ lực lao động phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Xem thêm
Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), thời gian qua Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực từ đất liền cho đến các đảo xa để tri ân các Anh hùng liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Sáng 25/7, Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực phía Nam diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có 100 thí sinh đăng ký dự thi. Kết quả: 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT; điểm bình quân tốt nghiệp là 6,42, xếp thứ Nhất kh
Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Ngày 16/7, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, sau khi UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu công bố điểm trúng tuyển đợt 1 vào lớp 10 các trường công lập trên đị
Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Năm 2021, học sinh lớp 12 đầu tiên của TP Vĩnh Yên vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng là em Trần Ánh Dương ở Trường THPT Vĩnh Yên. Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố kết nạp được 71 đảng viên thì có 38 đảng viên là học sinh, sinh viên (HSSV)…
Phiên bản di động