Cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương của Bác Hồ

Phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương trong tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận với quần chúng, Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ máu thịt với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh to lớn tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh thể hiện bằng sự quan tâm, sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người…

Trước hết, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và chính bản thân Người là tấm gương sáng về phong cách gần dân, sát cơ sở. Sự gần gũi đó được thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân. Khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập, Người đã dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Chỉ là một câu hỏi thôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục triệu đồng bào. Đó là một điển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng quan trọng nhất…

Chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân Hải Phòng.                 Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh với người dân Hải Phòng. Ảnh tư liệu

Năm 1957, Bác Hồ về thăm tỉnh Quảng Bình. Nói chuyện tại cuộc mít tinh được tổ chức tại sân vận động thị xã Đồng Hới, Người nhắc nhở nhiều điều, trong đó có việc phải chú ý chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình đồng bào miền Nam tập kết. Người đọc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Bác đọc đến đâu, đồng bào đọc theo đến đó. Một âm thanh hòa quyện vang lên tỉnh cảm thân thiết giữa lãnh tụ và quần chúng. Các thành viên của Ủy ban Kiểm soát và Giám sát quốc tế đóng tại Đồng Hới, có mặt tại cuộc mít tinh đã hết sức ngạc nhiên. Họ nói với cán bộ ta: “Trong đời chúng tôi chưa bao giờ được thấy một thủ lĩnh quốc gia nào gần gũi, thân thiết với Nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở nước chúng tôi, Tổng thống cũng đọc diễn văn rất hay, rất tiếc cái hay đó chỉ có một số ít người trong dân chúng hiểu. Còn ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn thì hàng vạn người đều hiểu được và đọc theo, như cha đọc cho con nghe, thầy đọc cho trò nghe…, thật là gần gũi và thân thiết!”.

Trong đời sống hằng ngày, Người thường tranh thủ đi thăm, chuyện trò thân tình với các cụ già, gặp gỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương, để nắm tình hình và tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, thành điều tâm niệm suốt đời của Người, từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, từ việc lớn đến việc nhỏ của Người đều thể hiện sự quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Người thường nhắc câu ca: “Dễ mười lần không dân cũng chịu/ Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

Giữ được chân lí quý báu này thì sự nghiệp dù khó khăn mấy cũng thành công. Xa rời chân lí này thì cơ đồ ông cha có đồ sộ mấy rồi cũng sẽ ngả nghiêng, sụp đổ.

Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tác phong sâu sát. Theo một thống kê chưa thật đầy đủ, chỉ tính trong vòng 10 năm (1955-1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Bác đã thực hiện trên dưới 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, bộ đội… từ miền núi đến hải đảo, từ thành thị đến nông thôn để thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào, xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra, mỗi năm có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có khoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng.

Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quần chúng, đồng thời bản thân Người nêu cao tấm gương về lòng yêu mến và tin tưởng rất mực vào khả năng và sức mạnh của Nhân dân. Bác nói: “Nước lấy dân làm gốc”, “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. Bác thường xuyên căn dặn các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, và phải luôn thể hiện tinh thần phục vụ Nhân dân. Chính phong cách của Người đã có sức hút kì lạ, làm cho quần chúng đến với Người bình dị, tự nhiên, không chút e ngại. Tác phong ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc nhất. Nhờ vậy, mọi người có thể nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình, còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của đời sống xã hội.

Phong cách quần chúng không chỉ là phong cách cần thiết của cán bộ, đảng viên trong quan hệ với dân, mà còn cần thiết trong quan hệ của cấp trên với cấp dưới, của cán bộ lãnh đạo, quản lí với cán bộ, đảng viên bình thường. Đối với người lãnh đạo, quản lí cấp trên, hiểu dân và hiểu cấp dưới đều có tầm quan trọng đặc biệt. Hiểu dân là để hiểu cấp dưới được chính xác hơn, hiểu cấp dưới là để hiểu dân được đầy đủ hơn. Càng hiểu dân và càng hiểu cấp dưới, người lãnh đạo, quản lí càng hiểu chính mình và càng rút ra được những điều bổ ích để bổ sung chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với cuộc sống.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời, không có gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới, không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân… Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của Nhân dân”. Vì vậy, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, kính dân, phải thân dân, gần dân để hiểu dân.

Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hi sinh vì lợi ích của tập thể, lợi ích của Nhân dân. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng… Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại…”.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt “làm quan cách mạng”, “quan Nhân dân”, không thấy mình là đầy tớ, người học trò của Nhân dân. Bác đã nêu ra một quan điểm rất rõ: Không phải cứ viết lên trán hai chữ “Cộng sản” thì đương nhiên sẽ được mọi người quý trọng. Quần chúng Nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòng phụng sự Nhân dân. Phải yêu dân, kính dân thì dân mới dành sự yêu kính cho mình.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Nếu cứ ỷ vào quyền lực chỉ có thể làm cho người ta sợ, ngại, xa lánh và khinh ghét chứ không thể giành được sự tin yêu, kính phục của người khác. Nhân dân từ già đến trẻ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, mọi thế hệ đều gọi Hồ Chí Minh bằng hai tiếng: Bác Hồ. Bác đến với mọi người một cách rất tự nhiên và bình dị. Mọi nghi thức đối với Người đều trở thành không cần thiết.

Phong cách quần chúng dân chủ và nêu gương của Bác, một lần nữa khẳng định tư tưởng, tấm gương đạo đức “suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân”.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống

Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống

Rượu, bia là thức uống quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mặc dù chúng mang đến rất nhiều phiền toái cho sức khỏe và xã hội. Một chút rượu bia chúc Tết đã là một thói quen có từ lâu.
Những cây đa Bác trồng

Những cây đa Bác trồng

Từ năm 1960 đến nay, mỗi lần Tết đến, Xuân về chúng ta lại nhớ đến Tết trồng cây mà Bác khởi xướng là từ mùa Xuân 1960, Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Trong một bài viết về kêu gọi toàn dân hưởng ứng. Bác có viết hai câu thơ nay đã đi vào tâm thức mọi người và trở thành thuần phục như ca dao, tục ngữ: "Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân".
Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta

Thiêng liêng hai tiếng Đảng ta

Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…
Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

V.I.Lênin (1870-1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ngay sau khi lãnh đạo thành công Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô viết. Đây là một văn kiện lịch sử có giá trị như một cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại.
Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Năm 2024, Việt Nam giành nhiều kì tích về kinh tế. GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm và cán đích tăng trưởng 7% (theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%). Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm phấn đấu 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt.

Tin khác

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972
Sự kiện 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, quân và dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, như một mốc son chói lọi. Vậy mà, thấm thoắt đã 52 năm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm mở rộng khối đại đoàn kết, giữa những người có đạo với người không theo đạo, giữa đồng bào theo các đạo khác nhau... ngày càng gắn kết, bền chặt. Người nhấn mạnh, đoàn kết tôn giáo nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta
Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động