Xuân ấm áp tình người

Một mùa Xuân mới lại về, nhà nhà lại rộn ràng đón Tết và cầu mong một năm bình an, sung túc. Hạnh phúc tưởng như đơn giản nhưng đối với nhiều phụ nữ và trẻ em kém may mắn thì cũng chỉ là mong ước mà thôi. Thấu hiểu điều đó, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo cho hàng ngàn phụ nữ, trẻ em kém may mắn có môi trường sống tốt hơn, không để họ cô đơn, thiếu thốn, nhất là mỗi khi Tết đến, Xuân về...
Dấu ấn một mô hình

Đó là Ngôi nhà bình yên (NNBY) - một mô hình hoạt động đặc thù thành công mang ý nghĩa nhân văn và là căn cứ thực tiễn minh chứng cho công tác bảo vệ nhân quyền của Việt Nam. Đồng thời, NNBY còn là địa điểm thực hành nghề công tác xã hội và giao lưu của các chuyên gia; được Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp Quốc (ECOSOC) cấp Quy chế tư vấn đặc biệt.

Từ mô hình đầu tiên, đến nay CWD đã xây dựng đưa vào hoạt động 3 NNBY tại Hà Nội và Cần Thơ, mỗi năm tiếp nhận hàng trăm trường hợp phụ nữ trẻ em đến tạm trú. Mỗi trường hợp đến với NNBY là một câu chuyện với những số phận không may, những cảnh đời bất hạnh, sự cam chịu uất ức. Đó là những câu chuyện bi ai đầy nước mắt về cuộc đời họ đã trải qua những tổn thương rất nặng nề, tâm lí bất ổn. Việc tiếp cận, khai thác thông tin để giải quyết vấn đề bạo lực hay hỗ trợ họ có thể tự tin tái hòa nhập cuộc sống rất cần sự kiên trì, nỗ lực phía các nhân viên. Vì thế, những người tạm lánh ở NNBY đều được tham vấn, hỗ trợ ổn định tâm lí, chăm sóc sức khỏe, trang bị kiến thức về pháp luật. Sau thời gian hầu hết họ đã nhận thức rõ bản chất của chồng không bao giờ thay đổi, nếu cứ nhẫn nhục, chịu đựng không phải là tốt, cần mạnh dạn cắt bỏ thì con cái mới có cuộc sống tốt đẹp hơn, điều này cũng không có gì là xấu.

Trong câu chuyện ứng phó với bạo lực gia đình, để hỗ trợ nạn nhân toàn diện, nhân viên NNBY cũng có nguy cơ mất an toàn cao từ chính người gây bạo lực hay từ những đối tượng mua bán người. Có nhiều trường hợp người gây bạo lực tìm đến tận nơi đe dọa, cho rằng nhân viên là người khiến gia đình họ tan vỡ. Vì thế, CWD có cơ chế phối hợp liên ngành ngay từ cơ sở với thông điệp “Chung tay vì an toàn của phụ nữ và trẻ em là trách nhiệm của cộng đồng”, không chỉ tư vấn cho người bị bạo lực mà tư vấn cho cả người gây bạo lực. Tính ra từ năm 2007 đến nay, NNBY đã cung cấp dịch vụ tham vấn cho gần 10.000 lượt người, trong đó có gần 900 nam giới, cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho gần 1.200 phụ nữ, trẻ em, trong đó 823 nạn nhân bị bạo lực gia đình; 100% vụ việc đều được kết nối với chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết. Bên cạnh đó, trung tâm có dịch vụ tham vấn đa dạng cho phụ nữ, trẻ em và gia đình như: Dịch vụ ứng phó khẩn cấp trên tổng đài, điện thoại đường dây nóng; dịch vụ tham vấn trực tiếp hoặc qua Facebook, Zalo, website, email,...

Xuân ấm áp tình người
Các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành trao tặng cho CWD.

Thực tế, NNBY không chỉ là nơi tạm trú an toàn, các nạn nhân đến đây được ăn ở miễn phí, khám và điều trị, phục hồi sức khỏe; được tư vấn, hỗ trợ pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích; được hỗ trợ học văn hóa và học nghề, giới thiệu việc làm; hướng dẫn kĩ năng sống, kĩ năng mềm, giao tiếp ứng xử và ứng phó với bạo lực gia đình, mua bán người; được hỗ trợ và theo dõi khi hồi gia; các chị em mang theo con nhỏ, trung tâm không những tìm trường học cho các con, mà còn giúp họ đưa đón trẻ.

Cho dù còn không ít chông gai trong cuộc chiến chống bạo lực gia đình, nhưng dấu ấn một mô hình - NNBY cùng những phần thưởng dành cho CWD là rất đáng trân trọng và ghi nhận. Các nạn nhân bị bạo lực gia đình đã mạnh mẽ đối diện thực tế, tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ từ cộng đồng, trong đó có NNBY nơi họ cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa để tự tin bước tiếp, tìm lại hạnh phúc của cuộc đời mình.

Điểm tựa cho phụ nữ, trẻ em thiếu may mắn

Tìm đến NNBY tạm lánh phần lớn là những trường hợp bị bạo hành rất nghiêm trọng, bị xâm hại tình dục và mua bán người. Nhưng do còn những rào cản từ bản thân, gia đình và định kiến của xã hội, muốn giữ cho con cái có một gia đình đầy đủ cả cha mẹ… đành phải cắn răng chịu đựng mà không dám nói ra. Nhiều trường hợp, khi được nhân viên tư vấn, hỗ trợ ổn định sức khỏe và tâm lí, họ quay về chung sống với chồng, nhưng chẳng được bao lâu lại bị bạo hành. Có trường hợp, khi chính quyền địa phương can thiệp, về nhà lại bị người chồng tiếp tục nhốt vợ vào đánh chửi vì đã làm xấu mặt chồng hoặc vừa đánh, vừa đe dọa vợ nếu tố cáo sẽ giết...

Tại lễ kỉ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (2002-2022) đã có rất nhiều tham luận xung quanh chủ đề:“CWD-20 năm kiến tạo nền tảng, khát vọng vươn xa”. Nhiều chia sẻ của các chị em đang tạm lánh tại NNBY đầy xúc động như chị P.N.L (45 tuổi) tâm sự: Gần 20 năm, chị phải sống trong cuộc sống hôn nhân đầy nước mắt khi chung sống với người chồng vũ phu, bạo lực. Vì thương con, chị cố gắng chịu đựng thì chồng lại càng lấn tới. Đến bây giờ chị vẫn không sao quên được 5 năm trước, ngày con gái thi đại học cũng là ngày chị bị chồng lôi ra đánh đập dã man mang trên người đầy thương tích. Lúc đó, chị không biết làm thế nào, đi đâu, về đâu mà chỉ nghĩ đến cái chết. May mắn có người mách bảo, chị gọi vào đường dây nóng của NNBY sẽ nhận được sự trợ giúp. Sau khi điện, chị được nghe các nhân viên của NNBY tư vấn và đưa đến NNBY để tạm lánh. Tại đây chị được chữa trị, được tiếp cận với các dịch vụ pháp lí và đã nhanh chóng li hôn được với chồng. Con gái chị giờ đã tốt nghiệp đại học, chuẩn bị đi làm, chị cảm ơn các cán bộ nhân viên NNBY, bởi nhờ có họ, có cộng đồng, mẹ con chị không bị bỏ mặc, tiếp tục sống và tìm lại được niềm vui, hạnh phúc cuộc đời.

Cùng hoàn cảnh, chị T.M.H (35 tuổi) vẫn chưa lúc nào nguôi đi cái cảm giác bất an và nỗi ám ảnh về những trận đòn diễn ra hằng ngày. Chị H đến NNBY từ trước Tết 2019 vì không chịu đựng được thói vũ phu của chồng vừa đánh, vừa chửi khiến cuộc sống của mẹ con chị trở nên tuyệt vọng, không lối thoát. Khi được ở NNBY, chị và các con không những ăn ngon, ngủ yên mà còn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt, các cháu được đi học không lo sợ ánh mắt hà khắc của bố. Trường hợp chị K nhiều lần bị chồng bạo hành, chị cũng đã từng làm thủ tục li hôn, nhưng chồng níu kéo mong chị tha thứ. Đến tháng 3/2021, chồng chị tiếp tục cầm dao đe dọa và dùng gậy sắt đánh bị thương, chị vội bế đứa con nhỏ trốn ra Hà Nội tạm lánh ở NNBY. Biết tin, chồng chị tìm mọi cách như đe dọa đánh đập các con ở quê để ép chị quay về. Nhưng được Hội Phụ nữ, Công an và chính quyền địa phương, các nhân viên NNBY hỗ trợ đưa các con ra Hà Nội với chị. Đến nay, sau khi li hôn, chị K tự tin hơn, tham gia các lớp tập huấn nâng cao kĩ năng sống, khởi nghiệp kinh doanh và được NNBY hỗ trợ gói sinh kế mở quán ăn bình dân, cuộc sống dần ổn định.

Còn rất nhiều những câu chuyện, những tâm sự, sẻ chia và trong mỗi câu chuyện ấy đều được gói ghém từ những bão táp cuộc đời. Nhưng chỉ biết và biết rằng, đến với NNBY - những người không còn có thể trú chân trong chính tổ ấm của mình thì NNBY là điểm tựa giúp họ ổn định tâm lí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao kĩ năng sống, tìm lại phương hướng để có thể tự lập cuộc sống và nâng cao vị thế trong chính ngôi nhà của họ.

Mùa Xuân mới đã về! Những người đang tạm lánh tại NNBY không được sum vầy bên gia đình, người thân, nhưng họ vẫn cảm thấy ấm lòng trước sự chăm lo chu đáo mà CWD dành cho. Bởi CWD luôn thấu hiểu và mong muốn được chia sẻ khó khăn, thiệt thòi. Còn các nhân viên ở NNBY thì sao, họ sẵn sàng gác lại những tình cảm gia đình ở lại cùng đón Tết, vui Xuân. Và chính tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ đó đã mang về một mùa Xuân ấm áp tình người đến với những mảnh đời kém may mắn.

Tiến Văn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cơ quan chức năng thông tin vụ tiktoker tố "bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”

Cơ quan chức năng thông tin vụ tiktoker tố "bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”

Tại cuộc họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội do UBND TP. Hà Nội tổ chức mới đây, vụ nam tiktoker tố "bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn" tiếp tục được đề cập.
Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.
Cần ngăn chặn, dỡ bỏ video tục tĩu trên mạng

Cần ngăn chặn, dỡ bỏ video tục tĩu trên mạng

Không khó để bắt gặp các video dung tục trên Youtube, TikTok. Từ hai mạng xã hội này, các clip tục tĩu được phát tán rất nhanh trên các diễn đàn cá nhân, hoặc Facebook, Twitter.
Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng

Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.
Cha mẹ làm gì khi con bị căng thẳng trong cuộc sống?

Cha mẹ làm gì khi con bị căng thẳng trong cuộc sống?

Những vấn đề ở trường học và đời sống xã hội đôi khi tạo ra áp lực mà trẻ cảm thấy không thể chống chọi được. Là cha mẹ, bạn không thể bảo vệ con trẻ khỏi căng thẳng, nhưng có thể giúp trẻ phát triển theo những cách lành mạnh để đối phó với sự căng thẳng.

Tin khác

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Ấm lòng những bữa cơm 0 đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Ấm lòng những bữa cơm 0 đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận
Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An, vợ chồng chị Nguyễn Ngọc Ngà và các tình nguyện viên (TNV) trong nhóm thiện nguyện “Bao Đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.

Người cắm cờ trên Chốt Mỹ năm ấy

Người cắm cờ trên Chốt Mỹ năm ấy
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được kí kết, chúng ta đã thực hiện được nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”. Để hoàn thành mục tiêu giải phóng miền Nam, còn phải tiếp tục chiến đấu, thực hiện nốt nhiệm vụ tiếp theo là “đánh cho ngụy nhào”.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4
Sáng 25/3, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội (HPTC) cho biết, từ ngày 1/4 tới sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá.

Người đàn ông có 4 quả thận trong cơ thể

Người đàn ông có 4 quả thận trong cơ thể
Mới đây, một người đàn ông (35 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện cấp cứu vào Bệnh viện E trong tình trạng đau dữ dội vùng thắt lưng do nghi ngờ bị sỏi thận. Điều đặc biệt, sau khi thăm khám các bác sĩ phát hiện người bệnh có 4 quả thận trong cơ thể.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô
Mỗi lần nghe lại bài hát được phát trên sóng, họ như được sống lại những giờ phút lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây gần 70 năm. Sự việc diễn ra như ngày hôm qua, như một giấc mơ "5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về".

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Sông Hương, mưa Huế và cơm hến

Sông Hương, mưa Huế và cơm hến
Đến Huế để du lịch, sẽ rất thú vị khi du khách dạo chơi trên sông Hương, ngắm mưa và ăn cơm hến. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài viết “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã viết: “Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé vừa bằng con thoi”. Lời bài hát “Mưa Huế” của tác giả Võ Ngọc Lan thì có đoạn: Khi mô anh về thăm Huế xưa/ Nhớ gửi giùm em một chút mưa. Nhà thơ Võ Quê, đã làm thơ để ví von về món cơm hến khoái khẩu rằng: Đã nghe ớt đỏ cay nồng/ Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh/ Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành.../ Mời anh buổi sáng chân thành món quê…

Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023
Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.

Vườn lá dong của bà ngoại

Vườn lá dong của bà ngoại
Nhà bà ngoại tôi ở xóm dưới cùng xã với nhà bà nội tôi. Mẹ bảo: Gần nhà bà ngoại nên cũng tiện. Khi tôi còn nhỏ, những lúc mẹ và bà nội bận việc, mẹ lại bế tôi xuống gửi bà ngoại.

Festival Piano Talenl năm 2024: Tìm kiếm tài năng âm nhạc, sao lại thu phí?

Festival Piano Talenl năm 2024: Tìm kiếm tài năng âm nhạc, sao lại thu phí?
Mặc dù mục đích của cuộc thi đàn Piano toàn quốc năm 2024 (Festival Piano Talenl) nhằm tìm kiếm tài năng âm nhạc, tuy nhiên tại vòng thi sơ loại bằng hình thức online, số tiền mà mỗi thí sinh phải đóng lên đến 800.000 đồng…

Dự báo mùa hè năm nay sẽ nắng nóng gay gắt hơn mọi năm

Dự báo mùa hè năm nay sẽ nắng nóng gay gắt hơn mọi năm
Theo đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ tháng 4-6, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính, với xác suất 75 - 80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên biển Đông.

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội
Ông nội tôi là Trung tá Nguyễn Chí Sỹ, năm nay 82 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, hiện ở tổ dân phố An Phú, thị trấn Chúc Sơn, huyên Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Xem thêm
Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.
Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng

Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.
Bên ông một thời

Bên ông một thời

Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sáng 24/1, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 đã diễn ra tại Hà Nội, nhằm thảo luận, cho ý kiến một số nội dung công tác trong năm 2024.
Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Ông Trần Hữu Thủy Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc truy tặng bằng khen cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Cơ quan chức năng thông tin vụ tiktoker tố "bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”

Cơ quan chức năng thông tin vụ tiktoker tố "bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”

Tại cuộc họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội do UBND TP. Hà Nội tổ chức mới đây, vụ nam facebooker tố "bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn" tiếp tục được đề cập.
5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

Sáng 25/3, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội (HPTC) cho biết, từ ngày 1/4 tới sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá.
Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Mỗi lần nghe lại bài hát được phát trên sóng, họ như được sống lại những giờ phút lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây gần 70 năm. Sự việc diễn ra như ngày hôm qua, như một giấc mơ "5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về".
Phiên bản di động