Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Tỉ lệ NCT ở các nước rất khác nhau: Năm 2021, ở Niger là 4 % nhưng ở Nhật Bản là 35,6%. Ở nước ta năm 2019, tỉ lệ NCT của tỉnh Bình Dương là 5,4% ; tỉnh Lai Châu: 6,6% còn ở TP Hải Phòng là 14,9% và tỉnh Thái Bình 18,7%. Căn cứ vào tỉ lệ NCT, tổng thể dân số của các quốc gia (hoặc các vùng lãnh thổ nào đó) được chia thành các nhóm (Bảng 1).

Bảng 1: Các nhóm dân số theo tỉ lệ NCT

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Chú ý rằng, các “ngưỡng” về tỉ lệ NCT để phân nhóm mức độ già của dân số cũng chưa thống nhất, nghĩa là mang tính tương đối, chủ quan.

NCT có đặc trưng chung với tổng thể dân số nhưng cũng có nhiều nét đặc thù. Khảo sát, nghiên cứu phát hiện đầy đủ đặc trưng kinh tế, sức khoẻ, tâm lí, xã hội,... của bộ phận dân cư cao tuổi là công việc phức tạp, khó khăn nhưng cần thiết để có chính sách phù hợp, hiệu quả thích ứng với xã hội có dân số già.

1. NCT trên thế giới: Quy mô lớn và “siêu bùng nổ” trong thế kỉ XXI

Do dân số ngày càng tăng, tuổi thọ ngày càng cao, tỉ lệ sinh đẻ ngày càng giảm nên NCT ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và tỉ lệ. Số liệu bảng 2 cho thấy: Sau 50 năm (1950-2000), dân số tăng khoảng 2,44 lần, số NCT tăng 3,03 lần!

Bảng 2: Số lượng và tỉ lệ NCT trên thế giới

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Nguồn: + UN. World Population Prospects. The 2011 Revision 2022
Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Đặc biệt, nửa đầu thế kỉ XXI, già hóa dân số diễn ra mạnh mẽ hơn. Tính toán từ Bảng 2 cho thấy: Giai đoạn 2000-2050, dự báo dân số chỉ tăng 1,59 lần, còn NCT sẽ tăng tới 3,47 lần! Cần chú ý thêm là, nếu 50 năm cuối của thế kỉ XX (1950-2000), NCT tăng thêm 404,5 triệu và tỉ lệ NCT chỉ tăng thêm 1,9% (từ 8,0% lên 9,9%) thì 50 năm đầu thế kỉ XXI, các số tương ứng là 1.495,3 triệu và 11,7% (từ 9,9% lên 21,6%)! Gần giữa thế kỉ này, thế giới sẽ có dân số già.

Như vậy, nếu nửa cuối thế kỉ XX, đã nói tới “bùng nổ NCT” thì nửa đầu thế kỉ XXI có thể gọi là thời kì “siêu bùng nổ NCT”. Đây là đặc trưng xã hội nổi bật của thế giới hiện nay. Các nhà khoa học thế giới cho biết: Dân số già và biến đổi khí hậu là 2 trong số những vấn đề cấp bách nhất trong chính sách của nhiều quốc gia .

2. Số lượng và tỉ lệ NCT tăng mạnh, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có dân số già hóa nhanh nhất thế giới.

Cùng với xu hướng chung của thế giới, NCT Việt Nam không ngừng tăng nhanh cả về số lượng và tỉ lệ (Bảng 3).

Bảng 3: NCT của Việt Nam: Số lượng và tỉ lệ.

Nguồn: Ban chỉ đạo TĐT dân số và nhà ở Trung ương. Dân số Việt Nam 1/10/1979. Hà Nội, 1983.
Nguồn: Ban chỉ đạo TĐT dân số và nhà ở Trung ương. Dân số Việt Nam 1/10/1979. Hà Nội, 1983.

+ Ban chỉ đạo TĐT dân số và nhà ở Trung ương. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Hà Nội, 2010.

+ Central census steering committee. 1999 population and housing census:Sample results. The gioi publishers. Hanoi, 2000.

+ Tổng cục Thống kê. TĐT dân số Việt Nam -1989. Phân tích kết quả điều tra mẫu. Hà Nội, 1991.

+ TCTK và UNFPA. Dự báo dân số Việt Nam, giai đoạn 2019-2069. Hà Nội, 11- 2020.

Số liệu bảng 3 cho thấy: Nhịp độ tăng NCT ở nước ta rất nhanh và nhanh hơn nhiều nhịp độ tăng dân số. Trong 80 năm, từ 1979 đến 2059, dân số tăng 2,17 lần thì NCT tăng 8,5 lần, riêng dân số 80 tuổi trở lên tăng 24 lần. Theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ NCT của nước ta năm 2011, đạt 10%, nghĩa là bắt đầu bước vào quá trình già hóa và trở thành nước có dân số già vào năm 2038, khi có 22,284 triệu NCT, chiếm 20% tổng số dân. Như vậy, thời gian cần thiết để tăng gấp đôi tỉ lệ NCT ở Việt Nam chỉ mất 27 năm (2011-2038)! Vì vậy, nước ta thuộc nhóm quốc gia già hóa nhanh nhất thế giới (Chi Lê: 27 năm; Trung Quốc: 26 năm; Thái Lan: 22 năm; Brazin: 21 năm;…), so với Pháp: 115 năm (1865-1980), Thụy Điển 85 năm (1890-1975), Úc 73 năm (1938-2011),… Điều này cho thấy, thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, tâm lí xã hội cho dân số già của nước ta ngắn hơn rất nhiều so với các nước đã phát triển.

Khuyến nghị 1: Cần đẩy mạnh nghiên cứu, truyền thông về xu thế già hóa nhanh của nước ta để toàn xã hội nhận thức đầy đủ về thời cơ, thách thức của thời kì này, Đảng và Chính phủ sớm có chính sách phù hợp, hữu hiệu thích ứng với già hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn dân nói chung và chất lượng cuộc sống của hàng chục triệu dân cao tuổi nói riêng.

3. Đặc điểm NCT Việt Nam

3.1 NCT ở nước ta số đông là nữ và nữ goá chồng

Năm 2019, trong tổng số 11.408.685 NCT thì có tới 6.631.691 cụ bà (chiếm 58%), còn lại là 4.776.994 cụ ông (chiếm 42%). Nói khác đi, cứ 100 cụ ông thì có tới 139 cụ bà! Cần chú ý rằng, tuổi càng cao thì số cụ bà càng nhiều hơn số cụ ông.

Có thể thấy rõ rằng: Đến tuổi 85 trở lên, số cụ bà gấp hơn 2 lần số cụ ông! Một điểm đáng lưu ý là: Năm 2019, tỉ lệ nam giới cao tuổi đang có vợ là 88% nhưng đối với nữ cao tuổi đang kết hôn chỉ có 53,3%! Đặc biệt, cả nước có 474.761 cụ ông goá vợ thì có tới 2.718.321 cụ bà góa chồng, nhiều gấp 5,7 lần so với cụ ông !

Rõ ràng, già hoá, chủ yếu là già hoá nữ, và phụ nữ khi về già thường thiệt thòi hơn nam giới: Sống đơn côi và phải có trách nhiệm với cha mẹ già và những đứa con chưa trưởng thành!

Trong khi đó, vấn đề tái giá của người già, nhìn chung không được ủng hộ: 58,6% số người được hỏi cho là không nên, 18,3 % không quan tâm, 5 % không có chính kiến, chỉ có 18 % tán thành, tức là cứ 5 người mới gần có 1 người chấp nhận.

Khuyến nghị 2: Chính sách đối với NCT, hoạt động của Hội NCT cần chú ý nhóm nữ, nhất là nhóm nữ góa chồng.

3.2 NCT ở nước ta chủ yếu sống ở nông thôn, đa số không có thu nhập thường xuyên

Tổng điều tra Dân số năm 2019 cho thấy: 67,2% NCT sống ở nông thôn. Tổng cục Thống kê dự báo: Đến giữa thế kỉ, tỉ lệ này vẫn chiếm khoảng 56%. Cư trú ở nông thôn, nên thế hệ cao tuổi ngày nay phần lớn làm nông nghiệp, là nông dân, hầu hết không có lương hưu. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm. Vì vậy, năm 2021, tỉ lệ NCT có thu nhập chính từ hỗ trợ từ con cháu/người thân là cao nhất: 38,5%. Thu nhập từ lao động của chính họ có vị trí thứ hai: 32,4%. Chỉ có 23% NCT hưởng lương hưu hoặc trợ cấp từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội. Tỉ lệ NCT có nguồn thu khác có không cao, chẳng hạn: 9,8% NCT được hưởng trợ cấp người có công; 10,4% NCT có tiết kiệm; 13% nhận trợ cấp xã hội hằng tháng ;… nhưng mức hưởng thấp. Thí dụ, mức trợ cấp xã hội cho những người 80 tuổi trở lên, không có lương hưu hoặc bất kì khoản trợ cấp xã hội nào là 360.000 đồng/tháng. Hơn nữa, quy định trợ cấp xã hội đối với NCT hiện hành có hai điểm đáng xem xét.

Một là, theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1967, GDP/người của thế giới chỉ có 664 $ nhưng ngay từ năm đó, Công ước quốc tế “về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất” đã đề nghị trợ cấp cho những người từ 65 tuổi trở lên. Trong khi đó, năm 2022, GDP/người của Việt Nam là 4.163 $ nhưng Luật NCT vẫn quy định phải đủ 80 tuổi trở lên, như nói ở trên.

Hai là, tuổi thọ theo giới, theo vùng của dân số Việt Nam chênh lệch rất lớn.

Năm 2019, tuổi thọ của nữ TP Hồ Chí Minh là 79,3; tuổi thọ của nam Lai Châu chỉ có 62,9 tuổi nhưng 2 nhóm dân cư này đều có chuẩn chung để được hưởng trợ cấp xã hội là 80 tuổi. Đối với nhiều nhóm dân số có tuổi thọ thấp, trợ cấp cao tuổi chỉ là chế độ “treo”. Tỉ lệ NCT sống trong hộ nghèo là 3,6% và hộ cận nghèo là 11,6%. Các tỉ lệ tương ứng của cả nước là 2,93% và 2,78%.

Theo dự báo đến năm 2060 cũng chỉ có 10 triệu người hưởng hưu , chiếm 31,8% NCT. Như vậy, an ninh thu nhập của NCT không chỉ là thách thức lớn hiện nay mà còn cả trong tương lai xa.

Khuyến nghị 3: Thực hiện nhiều giải pháp để đa dang hóa nguồn thu nhập của NCT, đặc biệt là tăng tỉ lệ NCT có lương hưu; tăng tỉ lệ NCT có việc làm (nếu có khả năng và có nhu cầu), tăng tỉ lệ NCT được hưởng trợ cấp xã hội. Giảm độ tuổi tối thiểu được hưởng trợ cấp xã hội xuống 70 và phân biệt “chuẩn về tuổi hưởng trợ cấp xã hội” theo nhóm tỉnh căn cứ vào tuổi thọ trung bình. Hội NCT có giải pháp, mô hình hỗ trợ hội viên và khuyến khích hội viên giúp nhau làm kinh tế.

3.3 Sức khoẻ NCT nước ta không ngừng được cải thiện

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2021 đã đạt 73,6 năm cao hơn thế giới (71 năm). Sức khỏe NCT được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ tăng thêm của những người đạt 65 tuổi trung bình là 16,4 năm (thế giới 16,2 năm). Tình trạng sức khỏe do NCT tự đánh giá cũng tiến triển tốt dần lên.

Mặc dù so với thế giới, tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam cao hơn nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại thấp hơn. Năm 2019, nam 60 tuổi của Việt Nam bình quân sống thêm được 12,9 năm khỏe mạnh; nữ là 16,4 năm; các số tương ứng của thế giới là 14,8 và 16,6 năm .

Tình trạng NCT mắc bệnh khá phổ biến, chẳng hạn: 48,5% NCT bị viêm khớp, đau dây thần kinh hoặc thấp khớp; 40,9% bị tăng huyết áp; 37,5% bị đau nhức cơ thể (thường xuyên); 30,3% bị đau lưng mạn tính; 18,8% bị bệnh về tiêu hóa ;… NCT cũng thường có hành vi có hại cho sức khỏe, như uống rượu và hút thuốc lá, thuốc lào,…

Khuyến nghị 4: Đa dạng hóa các mô hình chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng, như: Lập sổ theo dõi sức khỏe NCT; Khám sức khỏe định kì tại Trạm Y tế xã/phường;… Phát triển hệ thống cơ sở chăm sóc dài hạn, cơ sở y tế khám chữa bệnh cho NCT; phát triển và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lão khoa, phục hồi chức năng cho nhân viên, tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe NCT.

Hội NCT cần lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe vào hoạt động của các câu lạc bộ NCT; hướng dẫn các thành viên giữ gìn, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, tổ chức các hoạt động rèn luyện nâng cao sức khoẻ, hạn chế hút thuốc và uống bia, rượu.

3.4 Cứ 100 NCT thì có 38 người tham gia lực lượng lao động.

Tuổi thọ, tuổi thọ khỏe mạnh ngày càng cao, tỉ lệ có thu nhập thường xuyên và mức hưởng thấp nên nhiều NCT có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Theo Tổng điều tra Dân số 2019, khoảng 4,41 triệu NCT tham gia lực lượng lao động (LLLĐ), chiếm 7,9% LLLĐ của cả nước và bằng 38% số NCT. Khu vực nông thôn, LLLĐ cao tuổi chiếm 9,2% LLLĐ của khu vực, còn ở đô thị, tỉ lệ này là 5,2%. Năm 2020, số NCT có việc làm chiếm 8,7% tổng số lao động có việc làm của cả nước, với số tuyệt đối là 4,7 triệu người.

Hàng triệu NCT đang hoạt động kinh tế vừa phản ảnh khả năng, vừa phản ảnh nhu cầu có việc làm của NCT, đồng thời là đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, phần lớn NCT tham gia LLLĐ khó khăn trong tiếp cận việc làm (81,8% đối với nam giới và 69% đối với nữ giới).

Việc làm cho NCT chẳng những có ý nghĩa kinh tế, an ninh thu nhập, sức khỏe, nhân văn đối với NCT, giảm bớt khó khăn cho gia đình có NCT mà còn đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Khuyến nghị 5: Nhà nước cần đa dạng chính sách thu hút, khuyến khích, hỗ trợ NCT và doanh nghiệp sử dụng lao động cao tuổi. Gia đình và xã hội ủng hộ NCT tiếp tục làm việc phù hợp khả năng sức khỏe, chuyên môn. Chú trọng đào tạo nghề và đào tạo chuyển đổi nghề cho NCT.

3.5 Phần lớn NCT sống với con nhưng tỉ lệ này đang giảm nhanh.

Mối liên hệ giữa các thế hệ trong văn hóa truyền thống Việt Nam là “Trẻ cậy cha, già cậy con”, gia đình thường có “tam, tứ đại đồng đường”. Yếu tố văn hóa và yếu tố kinh tế đã trình bày ở trên vẫn thể hiện rõ trong sắp xếp cuộc sống của NCT. Khảo sát năm 2018 cho thấy 61,3% NCT đang sống cùng ít nhất một người con. Tuy nhiên, quy mô gia đình Việt Nam không ngừng giảm: Từ 5,22 khẩu/hộ (năm 1979) chỉ còn 3,6 khẩu/hộ (2019). Thậm chí, một số tỉnh có tỉ lệ dân nông thôn lớn nhưng quy mô gia đình rất nhỏ, như: Thái Bình, Nam Định đều chỉ có 3,1 khẩu/hộ; Hà Nam; Hải Dương, Bến Tre đều 3,2 khẩu/hộ,… Năm 2009, tỉ lệ NCT ở riêng (sống một mình hoặc chỉ sống với vợ /chồng) là 18,37% đã tăng lên 27,83% năm 2019. Xu hướng này đồng nghĩa với việc NCT sống cùng con cháu giảm nhanh. Một đặc điểm của thời đại ngày nay là phụ nữ tham gia LLLĐ gần ngang bằng với nam giới. Năm 2029, tỉ lệ nữ trong LLLĐ của cả nước là 47,3%.

Như vậy, việc “tự cung, tự cấp chăm sóc NCT” sẽ ngày càng khó khăn do thiếu nhân lực gia đình.

Khuyến nghị 6: Cần khuyến khích đa dạng hóa nơi ở của NCT và đa dạng hóa các hình thức chăm sóc NCT. Bên cạnh hình thức “tự cung, tự cấp chăm sóc NCT” nên hình thành và phát triển nhanh “dịch vụ chăm sóc NCT”. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc xây dựng, phát triển và đa dạng hóa các Trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc NCT (có chính sách ưu đãi về đất đai, vốn vay, đào tạo nguồn nhân lực,…).

3.6 Khác biệt thế hệ, mâu thuẫn thế hệ và xung đột thế hệ

Thế hệ tuổi trẻ (sinh sau Đổi mới 1986) và thế hệ cao tuổi (sinh trước năm 1964) ở Việt Nam sinh ra và lớn lên trong bối cảnh hết sức khác biệt.

Sự khác biệt nói trên được phản ảnh trong từng gia đình, cộng đồng và xã hội. Nếu không vượt qua được sự khác biệt giữa 2 thế hệ, không có sự chia sẻ, thấu hiểu những đặc điểm của NCT như đã trình bày ở trên sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa thế hệ trẻ và thế hệ già. Không giải quyết được mâu thuẫn sẽ dẫn đến xung đột. NCT yếu thế về nhiều mặt sẽ luôn là nạn nhân của xung đột. “Trong giai đoạn 2009 - 2017, tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện, tổng hợp báo cáo là 292.268 vụ, tính trung bình mỗi năm tổng hợp được 36.534 vụ bạo lực, nạn nhân là phụ nữ chiếm hơn 70%, trẻ em là 15% và người già khoảng 10%”.

Khuyến nghị 7: Nhà nước và Hội NCT tăng cường giáo dục, truyền thông cho cả hai thế hệ để các thế hệ lắng nghe nhau, thấu hiểu nhau và luôn luôn chia sẻ. Luật NCT khi sửa đổi, cần có mục “Bảo vệ NCT” (bảo vệ thân thể, tinh thần, nhân phẩm, tài sản,… của NCT)

GS.TS Nguyễn Đình Cử
Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội Đại học Kinh tế quốc dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân

Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.
Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…
Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ
Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, vấn đề trọng tâm là phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong việc hình thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế
Ngay từ những năm đầu tiên hoạt động ở Pháp, Bác Hồ đã tiếp xúc với nhiều nhà báo cách mạng; học hỏi nghiệp vụ báo chí và liên tục viết báo. Người không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… nhưng vui vẻ nhận mình là nhà báo. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam; là bạn lớn của hàng trăm nhà báo quốc tế ở nhiều châu lục.
Xem thêm
Phiên bản di động