Giấy phép hết hạn vẫn ngang nhiên hoạt động(!?)
Báo điện tử Ngày mới online ngày 3/2/2018 có bài viết phản ánh về vụ: “Cố ý gây thương tích”, được đưa ra xét xử tại TAND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Trước đó, ngày 30/1/2018, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Phước tiến hành thanh tra, kiểm tra Phòng chẩn đoán hình ảnh của ông Nguyễn Công Sỹ.
.jpg)
Phòng chẩn đoán hình ảnh hoạt động không phép gần 13 năm, không bị cơ quan chức năng ở huyện Bù Đăng xử lí
Tại thời điểm kiểm tra, ông Sỹ đang kéo nắn xương cho bệnh một bệnh nhân 20 tuổi, ở xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, “điều trị X-Quang gãy xương ngón tay 5 (P)”. Vậy nhưng, Giấy phép đủ điều kiện hành nghề y tư nhân số 615/CNĐKHNY, do Sở Y tế tỉnh Bình Phước cấp cho y sỹ Nguyễn Công Sỹ đã hết hạn từ lâu, chỉ có giá trị 3 năm từ ngày 26/5/2002 đến ngày 26/5/2005.
Điều đáng nói, tấm phim X-Quang do ông Sỹ cung cấp cho anh Lê Thanh Phong, thôn Sơn Lang, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, được cơ quan chức năng của huyện này trưng cầu giám định, dẫn đến kết luận tỉ thương tích 16%, khiến vụ việc “rối tung”, lại được thực hiện bằng cơ sở hành nghề y không phép. Từ đó, bị cáo Lê Thanh Phong đang bị tạm giam bỗng trở thành bị can, được tại ngoại. Anh Phạm Văn Mạc bị anh Lê Thanh Phong dùng hung khí đánh gây thương tích 13%, bị công an bắt giam thay anh Phong, do anh Phong được tại ngoại ở địa phương, trong khi chị Trần Thị Luyến (vợ anh Mạc) đã làm 3 đơn đề nghị Tòa cho bảo lãnh bằng tiền, để chồng chị được tại ngoại theo quy định tại Thông tư Liên tịch Số 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 14/11/2013. Chị Luyến bị Lê Thị Hợi (con ông Phong) dùng hung khí đánh trúng đầu, trúng bụng gây thương tích 15%, phải “đảm nhiệm” toàn bộ công việc gia đình, kinh doanh và nuôi 2 con nhỏ.
Kết quả khám bệnh không có giá trị pháp líVụ “Cố ý gây thương tích” được Công an xã đến hiện trường lập biên bản, triệu tập các “đương sự” kịp thời đến trụ sở UBND xã làm bản tự khai ngay trong đêm xảy ra vụ việc, nhưng Biên bản này không có trong hồ sơ vụ án. Anh Mạc, chị Luyến phải nhiều lần khiếu nại, tố cáo, trực tiếp đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Bù Đăng, đề nghị làm rõ trách nhiệm hình sự của Lê Thị Hợi và anh Phong. Gần 8 tháng sau (28/6/2016), Cơ quan CSĐT Công an huyện Bù Đăng mới ra quyết định khởi tố bị can về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Lê Thị Hợi, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Gần 1 năm sau, anh Lê Thanh Phong mới bị khởi tố về tội danh này và bị bắt tạm giam...
Ngày 28/4/2017, TAND huyện Bù Đăng xét xử sơ thẩm, trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung. Hai tháng sau, anh Lê Thanh Phong làm đơn khiếu nại, yêu cầu khởi tố anh Phạm Văn Mạc, lí do anh Phong cho rằng bị “thương tích tại vai là do anh Phạm Văn Mạc dùng xà beng đánh”. Minh chứng cho lí do này, là tấm phim chụp X-Quang và đơn thuốc do ông Nguyễn Công Sỹ (phòng khám tư) cung cấp ngày 22/5/2017.
.jpg)
Luật sư chất vấn và ông Sỹ trả lời tại phiên tòa
Ngày 20/6/2017, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bù Đăng hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 19 đối với anh Phạm Văn Mạc. Cùng ngày, ra Quyết định khởi tố bị can số 273 và Lệnh bắt bị can số 105, để tạm giam anh Mạc về tội danh “Cố ý gây thương tích”, trong khi chưa xác minh làm rõ thương tích (tỉ lệ 16%) tại vai anh Lê Thanh Phong có thật sự do anh Phạm Văn Mạc “cầm xà beng đánh” không? Kết quả giám định thương tật sau gần 2 năm do “gãy 1/3 xương đòn phải”, mà không có Hồ sơ bệnh án và không được điều trị đúng chuyên ngành. Trong quá trình điều tra, “bị can Lê Thanh Phong và bị can Lê Thị Hợi đã từ chối giám định thương tích, không yêu cầu xử lí về hình sự đối với anh Phạm Văn Mạc và anh Trần Văn Hải.
Như vậy, vấn đề cốt lõi và là cơ sở để Cơ quan CSĐT Công an huyện Bù Đăng khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với anh Phạm Văn Mạc, xuất phát từ tấm phim chụp X-Quang và đơn thuốc, do cơ sở chuẩn đoán hình ảnh của ông Sỹ không còn tư cách pháp nhân, vi phạm Điều 42 Luật Khám chữa bệnh năm 2009.
Mặt khác, ngày 27/5/2017, bác sĩ Lê Anh Ngọc lập Giấy Y chứng số 29 trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng kí (BL 25b), chứng thực cho anh Lê Thanh Phong vào viện ngày 25/5/2017, ra viện ngày 27/5/2017, có những thương tích: “Bị đánh từ 29/10/2015. Hiện tại: Vai (P) xương đòn sờ thấy u gồ dưới do: X-Quang gãy vỡ xương đòn (P) do tai nạn xã hội”. Trong khi, phiếu chụp X-Quang số 55000134/015 do ông Sỹ cung cấp đề ngày 29/10/2015 là: “Vai (p) thẳng, nứt xương đòn phải”.
Về nội dung liên quan đến tấm phim X-Quang và đơn thuốc do ông Sỹ cung cấp trong thời gian Giấy phép hành nghề hết hạn, ông Trần Thanh Vân, Trưởng phòng Y tế huyện Bù Đăng nói: “Kết quả khám chữa bệnh khi cơ sở không có Giấy phép hành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, là không có giái trị pháp lí”.
Theo quan điểm của các luật sư tranh luận tại Tòa, “Việc anh Lê Thanh Phong đưa ra tài liệu xác định mình bị thương tích, thể hiện trên tấm phim X-Quang, do Phòng chẩn đoán hình ảnh của ông Nguyễn Công Sỹ cung cấp ngày 22/5/2017, nhưng ông Sỹ thừa nhận hóa đơn bán thuốc ngày 29/5/2015 chỉ là hợp thức mà thôi. Phần ghi chép trong sổ theo dõi của ông Nguyễn Công Sỹ cũng là hồ sơ hợp thức, chứ không phải lập ngày 29/10/2015. Hơn nữa, Bản kết luận điều tra ngày 16/1/2017 thể hiện, anh Lê Thanh Phong và chị Lê Thị Hợi đã từ chối giám định thương tích, không yêu cầu xử lí về hình sự đối với anh Phạm Văn Mạc và anh Trần Văn Hải. Do đó, vì một lí do bất hợp pháp nào đó, anh Phong lại có hồ sơ chẩn đoán thương tích vào đúng ngày xảy ra vụ việc, để sau gần 2 năm, kể từ ngày xảy ra vụ việc mới làm đơn yêu cầu giám định thương tích. Cơ quan điều tra dựa vào lời khai và hồ sơ chẩn đoán không đủ điều kiện pháp lí làm căn cứ, để trưng cầu giám định tỉ lệ thương tích (16%) đối với anh Lê Thanh Phong, là không đánh giá toàn diện, khách quan vụ việc và xử lí thiếu minh bạch.
Việc bác sĩ Lê Ngọc Anh và Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng lập Giấy Y chứng ngày 27/5/2017 cho anh Lê Thanh Phong có đủ cơ sở pháp lí hay không? Giấy Y chứng số 29 có thay được bệnh án theo quy định trong giám định pháp y không? Đây cũng là vấn đề cần làm rõ.
Báo điện tử Ngày mới online đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước điều tra làm rõ, xử lí tổ chức, cá nhân vi phạm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Nhóm PVĐT