Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nghiên cứu - Trao đổi 30/06/2021 11:50
Là một bản vùng cao của huyện Đakrông, thôn A Rồng Dưới, xã A Ngo, nơi có đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống, được coi là điểm sáng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Đến nay, 100% đường giao thông nội bản và nhiều tuyến đường lên nương, xuống ruộng, cũng đã được bê tông hóa. Già làng Hồ Lô đã 5 lần tự nguyện hiến đất, với tổng diện tích trên 10.000m2 để xây trụ sở UBND xã, xây cụm cơ động 4 thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm đường liên thôn A Đeng - A Ngo, làm trường Trung học cơ sở A Ngo và xây trụ sở Công an xã. Ngoài ra, già làng Hồ Lô còn vận động các hộ trong thôn tự nguyện hiến thêm đất cho trụ sở UBND xã được rộng rãi hơn. Tấm gương của già làng Hồ Lô được dân bản mến phục, cấp ủy địa phương đánh giá cao.
Bản Cu Pua, xã Đakrông, huyện Đakrông, một trong những bản mẫu mực trong xây dựng nếp sống mới. Nhiều năm nay, từ già đến trẻ, nam cũng như nữ đều không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Có được thành quả đó, bên cạnh sự tự giác của bà con dân bản, thì phải nói đến vai trò của ông Hồ Ê Nót, 15 năm làm trưởng bản Cu Pua. Nhiều năm liền, ông Hồ Ê Nót kiên trì đến từng nhà, vận động từng người nói không với thuốc lá, rượu bia. Cho đến nay, ngay cả lễ mừng trầu, tiệc hỏi, cưới người dân bản Cu Pua cũng không sử dụng rượu, bia.
![]() |
Dù đã bước qua tuổi bát thập, nhưng ngày ngày ông Hồ Văn Thành, ở thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đakrông, vẫn đi bộ đến từng nhà, vận động bà con thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo phát triển kinh tế. Ông còn khuyên bảo con cháu chăm chỉ học hành, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ... Ông Nguyễn Ngọc Lũy, người cùng thôn cho biết, mỗi việc làng, việc nước, bà con trong thôn, trong xã đều nhờ ông Thành hướng dẫn, chỉ bảo. Người dân ở đây rất tôn trọng ông, vì nhờ ông mà mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, động viên, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Những năm qua, ông Thành đã cùng nhiều người có uy tín khác trong xã này kịp thời ngăn chặn, hòa giải nhiều vụ nghi kị, mâu thuẫn trong Nhân dân, không để nảy sinh phức tạp.
Tân Long là một trong những xã biên giới của huyện Hướng Hóa, có số dân cư qua lại buôn bán trên tuyến biên giới Việt - Lào khá đông. Điều này khiến cho nguy cơ ma túy thâm nhập địa bàn là khá cao. Tính đến tháng 5/2020, toàn xã có 6 đối tượng sử dụng ma túy, độ tuổi chủ yếu là thanh niên. Động viên, hỗ trợ người sử dụng ma túy cai nghiện tại cộng đồng đang là một trong những chương trình hoạt động của NCT địa phương. Ông Hồ Vai, 72 tuổi, chi hội trưởng NCT bản Vây, xã Tân Long tâm sự: “Mình lấy cái uy tín trong cộng đồng để khuyên nhủ các cháu thì nó mới nghe. Đến nay tôi cùng một số hội viên đã tuyên truyền, thuyết phục nhiều gia đình, nhiều thanh niên trong bản tuyệt đối không được dính vào ma túy. Vì ma túy như là chất độc, nó hại bản thân, gia đình, bản làng. Tuyệt đối tránh xa nó thì mới có sức khỏe để làm ăn, chăm lo cuộc sống được”.
Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đồng lòng, đoàn kết, sát cánh cùng nhau xây dựng quê hương, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần bảo đảm tốt an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng vững mạnh. Đạt được những kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở các bản làng. Họ chính là nhân tố tạo nên sự đoàn kết, là cầu nối giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân ở các địa phương vùng cao.