Bệnh viện Đa khoa TP Vinh kỷ niệm 60 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Xã hội 23/05/2025 08:47
Những cánh rừng thăm thẳm giữa lõi rừng khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình cứ sâu hun hút, sâu như những phận người A Rem ít ỏi còn lại sống tách biệt với xã hội cho đến khi được phát hiện. A Rem của hơn 70 năm trước chỉ còn đúng 18 người sống trụi trần trong hang đá.
![]() |
Bản A Rem bên con đường 20 Quyết thắng. |
Ông Đinh Chai, Phó Chủ tịch xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình hồ hởi bảo rằng, phải lên tận nơi mới thấy được người A Rem không phụ sự quan tâm của Ðảng, của Chính phủ. Từ khi được phát hiện vào năm 1956, rồi những cuộc vận động để thay đổi tập tục để sinh sống tại khu tái định cư do chính quyền các cấp đầu tư từ năm 1994. Năm 2003, hơn 42 mái nhà truyền thống, mái lợp chắc chắn được dựng lên. Sau đó là chương trình cán bộ “3 cùng” với đồng bào. Bây giờ, xã Tân Trạch hiện có 96 hộ, 368 khẩu đồng bào A Rem sinh sống. Từ cuộc sống tự cung, tự cấp và có thời hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, đến nay người A Rem đã có cuộc sống định cư tại bản.
Bản nhỏ của A Rem nằm lọt thỏm giữa thung lũng, bốn bề là rừng già bao phủ. Con đường bê tông phẳng lì chạy dọc theo bản. Hai bên đường là những ngôi nhà gỗ lợp tôn xinh xắn. Nhiều gia đình có xe máy. Họ đã cho con em họ đi học cấp II rồi cấp III. Nhiều hộ dân được tiếp cận với các chương trình hỗ trợ bò giống sinh sản, dê, lợn và các mô hình sản xuất mới. Nhiều người đã sử dụng điện thoại, tivi. Đường lớn đã mở ra, nối A Rem với thế giới bên ngoài, nối từ trung tâm huyện lên tới cả Ma Coong phía Tây Trường Sơn nơi biên giới. Trường THCS, Trung tâm Y tế xã đã được xây dựng phục vụ cho đồng bào.
![]() |
Đồng bào A Rem làm thủ tục vay vốn tại Điểm giao dịch xã. |
Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Chai cho biết, có điện, bà con còn được hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được cấp giống chăn nuôi, có đất trồng sắn, trồng rừng. Cuộc sống của đồng bào nơi đây đã tốt lên từng ngày.
Tân Trạch nằm sâu trong vùng lõi vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, chủ yếu là đồng bào Bru Vân Kiều và đồng bào A Rem. Mấy năm về trước, giao thông khó khăn, đặc biệt việc sử dụng điện lưới quốc gia dường như là một giấc mơ xa vời. Nay điện lưới quốc gia đã đến với Tân Trạch, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân.
![]() |
Điện đường trường trạm đã giúp đồng bào phát triển kinh tế. |
Ánh sáng điện lưới quốc gia trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào. Những bản A Rem, bản Ban, bản Bụt, bản Cà Roòng 1 và 2, bản 51, bản 61, bản Khe Rung, bản Tuộc... rùng rùng chuyển mình cũng từ đây. Từ khi có điện, đồng bào A Rem đã thay đổi nhiều từ lối sống và ý thức cộng đồng, bà con được xem tivi như là câu chuyện “cổ tích” có nhiều điều mới là dần dần được mở ra trong tiềm thức, từ đó có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận thông tin, khoa học kĩ thuật, từ đó nâng cao nhận thức và trình độ trong sản xuất trồng trọt. Già làng Đinh Rầu, xã Tân Trạch chia sẻ: “Bản có điện, bà con sắm sửa thêm máy móc phục vụ sản xuất để phát trển kinh tế. Như gia anh Đinh Cất từ vay 4,5 triệu đồng để chăn nuôi, đến nay đã có 7 bò, 15 dê. Hay hộ ông Đinh Rầu vay 5 triệu đồng để chăn nuôi bò, lợn, nay đã thoát nghèo; hiện có 10 con bò, 10 con lợn, ngoài ra ông Rầu còn nuôi thêm ngỗng.
Trong câu chuyện với ông Đinh Chai, chúng tôi đã dần cảm nhận được sự đổi thay ở đất này. Đồng bào nơi đây sinh sống ở vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi có tiềm năng để phát triển du lịch. Một giấc mơ mới về sự đổi thay từ du lịch đang nhen nhóm ở nơi này. Nếu được đầu tư bài bản, họ có thể biến những căn nhà gỗ của mình thành những homestay độc đáo lung linh giữa đêm đại ngàn. Không chỉ thế, nơi này còn sở hữu rừng sưa tiền tỉ suốt mấy chục năm qua, đồng bào đã dốc lòng bảo vệ kho báu quý giá này. Du lịch đang mở ra những cơ hội mới, cùng với đó là những trợ lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia hướng tới đồng bào, sẽ gần lắm giấc mơ đổi thay trên thăm thẳm rừng của đồng bào A Rem nơi biên giới.