Quận 9, TP Hồ Chí Minh: Cần xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác ngay giữa lòng chợ Long Trường

Nhịp cầu bạn đọc 20/10/2020 08:00
Hỏi: Ông Đ có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ của ông là bà K và đã bị Chủ tịch UBND xã nơi vợ chồng ông sinh sống ra quyết định cấm tiếp xúc. Trong thời gian áp dụng quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND xã, con gái của vợ chồng ông bị bệnh nặng và đang được điều trị tại bệnh viện. Trong trường hợp này, ông Đ có được tiếp xúc với vợ của ông không?
Nguyễn Văn Tuất, 69 tuổi
(Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)
Trả lời: Theo khoản 4, Điều 20 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
Khoản 6, Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Các trường hợp đặc biệt mà người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình, sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm: Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi; gia đình có người bị tai nạn, bệnh nặng; tài sản của gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; những trường hợp khác mà phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp nêu trên, do con gái của vợ chồng ông Đ bị bệnh nặng nên theo quy định, ông được tiếp xúc với vợ của ông sau khi báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi vợ ông cư trú.