Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thứ nhất, bảo vệ Đảng về chính trị: Cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn là một vấn đề “gốc”, nền tảng, cốt lõi, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Có Cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn mới làm cho Nhân dân giác ngộ về mục tiêu đấu tranh, mới hiểu rõ tình hình cách mạng và mới ý thức rõ được những việc nên làm. Vì vậy, muốn thực hiện được điều đó, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải nâng cao trình độ lí luận Mác - Lênin trong cán bộ, đảng viên.

Để bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh lưu ý: Cán bộ, đảng viên phải rèn luyện “tính đảng”. Người chỉ rõ: “Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên. Tính đảng là gì? Một là: Phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết; Hai là: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn; Phải hiểu rằng: Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng. Mà muốn Đảng hiểu rõ thì đảng viên và cán bộ phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình từng xã, từng huyện, từng tỉnh, từng khu. Nếu không biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là “nồi vuông úp vung tròn”, không ăn khớp gì hết. Ba là: Lí luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”. Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong bảo vệ Đảng về chính trị phải tránh bệnh kém “tính đảng”, biểu hiện như: “Bệnh ba hoa, bệnh địa phương, bệnh ham địa vị, bệnh thiếu kỉ luật, bệnh cẩu thả (gặp sao hay vậy), bệnh xa quần chúng, bệnh chủ quan, bệnh hình thức, bệnh ích kỉ, bệnh hủ hóa, bệnh thiếu ngăn nắp, bệnh lười biếng. Mắc phải một bệnh trong mười hai bệnh đó tức là hỏng việc” . Đồng thời, theo Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng về chính trị cần phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn hết sức phong phú, sâu sắc thì mới có đủ cơ sở, điều kiện để đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng.

Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu

Thứ hai, bảo vệ Đảng về tư tưởng: Hồ Chí Minh chú trọng tới việc chống chủ nghĩa giáo điều, xét lại, cơ hội, hạ thấp hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Bảo vệ Đảng về tư tưởng cũng đặt ra yêu cầu đấu tranh, phê phán và gột rửa những biểu hiện của tư tưởng “phi vô sản” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; giáo dục đạo đức cách mạng, đấu tranh sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên. Bảo vệ Đảng về tư tưởng còn phải chống lại hoạt động phá hoại tư tưởng trong xã hội của các thế lực thù địch. Để bảo vệ Đảng về tư tưởng theo Hồ Chí Minh, phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với Đảng. Đó là, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, luôn trung thành và vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thường xuyên tự phê bình và phê bình; giữ gìn sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính Nhân dân, tính dân tộc sâu sắc.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề này. Người đã vạch trần những thủ đoạn, lời nói mị dân, xuyên tạc hình ảnh người cộng sản, hòng bôi nhọ Đảng. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, Hồ Chí Minh luôn lưu tâm đến hoạt động phá hoại tư tưởng của đế quốc Mỹ và bọn tay sai bán nước, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân phải luôn cảnh giác, chống lại những hoạt động phá hoại của chúng.

Thứ ba, bảo vệ Đảng về tổ chức: Đó là chống lại bọn phản động cài cắm người của chúng vào nội bộ Đảng. Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ phải ngăn chặn những hoạt động của bọn phản động lợi dụng những khuyết điểm của Đảng để phá hoại Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc tích cực, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, xử lí kịp thời và nghiêm minh những trường hợp đảng viên vi phạm kỉ luật Đảng. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giáo dục về phẩm chất đạo đức cách mạng, sự kiên định lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân. Để chủ động ngăn chặn sự phá hoại của kẻ thù, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng, sự kiên định lập trường của giai cấp công nhân cho cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng cần phải giữ vững các nguyên tắc tổ chức, duy trì kỉ luật nghiêm minh là một biện pháp rất quan trọng để bảo vệ Đảng. Người yêu cầu đảng viên phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của Đảng. Nếu kỉ luật Đảng lỏng lẻo thì những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào Đảng để phá hoại. Đối với những kẻ xấu phá hoại Đảng đã bị phát hiện phải xử lí nghiêm minh. Song, phải xác định rõ từng đối tượng để xử lí đúng người, đúng tội. Hồ Chí Minh cũng đặc biệt coi trọng việc phòng gian bảo mật, coi giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải giữ bí mật, đồng thời phê phán nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên để lộ bí mật của Nhà nước. Trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại Đảng, phá hoại cách mạng rất thâm độc, xảo quyệt của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc phòng gian bảo mật. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý việc phải dựa vào Nhân dân, tổ chức và động viên Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào Nhân dân, thì việc gì cũng xong” . Nếu biết dựa vào dân, tổ chức Nhân dân tiến hành bảo vệ Đảng thì chắc chắn Đảng sẽ được bảo vệ vững chắc.

Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vị thế, sức mạnh tổng hợp và uy tín trên trường quốc tế được nâng lên. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt gay gắt hơn; đã và đang xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng tới sự nghiệp đổi mới. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá về chính trị, tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động, thực hiện “diễn biến hòa bình”. Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng vi phạm pháp luật, tội phạm có xu hướng gia tăng và xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, đặc biệt là loại tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao; trật tự, an toàn xã hội vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp… Nhằm tăng cường, củng cố niềm tin vào tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần có những giải pháp đồng bộ, nắm vững, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

Một là, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đặc biệt, “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 05-CT/W của Bộ Chính trị khóa XII, ngày 15/5/2016 một cách thiết thực, hiệu quả. Kết hợp với đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá, phê bình, tự phê bình. Cơ quan lãnh đạo, quản lí của Đảng và Nhà nước phải thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân; quản lí chặt chẽ các phương tiện thông tin đại chúng, có những biện pháp kịp thời, thiết thực, hiệu quả để ngăn chặn những diễn biến xấu về tư tưởng, chính trị, phòng chống những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hai là, phải chọn người và thay người cho đúng. Theo Hồ Chí Minh, mọi việc thành bại của cách mạng đều liên quan đến vấn đề cán bộ. Vì, cán bộ là cái gốc của mọi công việc “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Do vậy, Đảng phải lựa chọn, bố trí cán bộ. Lựa chọn, bố trí cán bộ được xem là một khâu quan trọng trong toàn bộ chính sách cán bộ đối với Đảng. Đồng thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, chống cho được những thói hư, tật xấu, sự thoái hoá, biến chất trong điều kiện Đảng cầm quyền. Người luôn day dứt, trăn trở, thậm chí lo lắng trước các căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân, nhất là những bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, có nguy cơ đưa Đảng đến nguy cơ thoái hoá, biến chất, căn bệnh này theo Hồ Chí Minh là "giặc nội xâm", kẻ thù nguy hiểm. Hồ Chí Minh đã dự báo một nguy cơ đó là chủ nghĩa cá nhân không dừng ở một người, một cá nhân mà có thể lây lan biến chất tới cả một tập thể, một tổ chức. Để khắc phục những căn bệnh ấy, phải thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình một cách chân thành, thẳng thắn; phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát; phải giữ gìn kỉ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước thật nghiêm minh. Đối với cán bộ, đảng viên, Người đòi hỏi phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để nâng cao trình độ, phẩm chất, làm tròn trách nhiệm là người lãnh đạo, để không biến “đầy tớ của Nhân dân” thành “quan Nhân dân”. Người chỉ rõ: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân" . Thực tế điều này đã xảy ra và trở thành tai hoạ của nhiều Đảng Cộng sản ở nhiều quốc gia. Ngay ở nước ta cũng đã có không ít trường hợp kể cả cá nhân và tập thể đã rơi vào tình trạng này.

Ba là, phải quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đây được coi như một “quốc nạn”. Nhiều năm qua, Đảng ta đã chỉ đạo làm rất tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế, vướng mắc ở ngay trong bộ máy công quyền. Vì vậy, phải làm rất kiên quyết, triệt để, công khai, minh bạch, không để những kẻ lợi dụng quyền lực làm giàu bất chính tồn tại trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, có như vậy mới lấy được niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.

TS Vũ Quang Ánh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân

Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.
Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…
Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ
Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, vấn đề trọng tâm là phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong việc hình thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Xem thêm
Phiên bản di động