Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên địa bàn huyện.
Ông Đỗ Đình Quy ở ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thực hiện mô hình nuôi chồn hương sinh sản đạt hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.
Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo nên ông Vũ Văn Minh ở thôn Nam Ngoại Bắc, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định thấu hiểu được cái đói, cái nghèo ảnh hưởng đến gia đình ông như thế nào.
Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Hồng Sơn, Chủ tịch Hội CCB xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị không chỉ làm giàu từ cây hồ tiêu mà còn cùng bà con phát triển thương hiệu tiêu Vĩnh Linh xuất khẩu ra thế giới.
Phong trào NCT làm kinh tế giỏi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nhiều NCT trong tỉnh tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.
Thực hiện phong trào NCT làm kinh tế giỏi, nhiều NCT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cùng nhau hăng hái lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại địa phương...
Kinh qua nhiều nghề, nhưng ông Lê Quang Cao, ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn luôn ấp ủ khát vọng khai thác tiềm năng vùng phá Tam Giang. Ông đầu tư nuôi cá chình không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn mở ra cơ hội phát triển cho người dân trong vùng.
Đến thăm cơ sở chế biến rượu cần Cơ Tu của Bí thư kiêm Trưởng thôn Lê Văn Nghĩa, 70 tuổi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; chúng tôi được ông Đinh Văn Trí, 76 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn Phú Túc cho hay: “Ngày trước ở thôn này, nhà nào cũng có vài ché rượu cần để trong nhà, sử dụng trong những dịp cúng bái, hiếu hỉ.
Bà Bùi Thị Ươm, 73 tuổi, thôn Núi Đanh, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh năng động, dám nghĩ, dám làm, đã áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất na bở theo quy trình VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm…
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Ngọc Sơn, khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh, trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Bằng đôi tay, cần cù chịu khó, vườn na không chỉ cho trái to, bán được giá mà những năm qua, ông Phương Văn Tiến, 71 tuổi, ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn “bắt” cây na ra trái theo ý muốn. Hiện nay, vườn na của gia đình ông cho thu nhập từ 100 đến 400 triệu đồng/năm.
Năm nay đã 76 tuổi, nhưng thương binh Nguyễn Quang Văn, ở phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn miệt mài lao động. Ông bảo: “Tôi quen lao động rồi, ngồi chơi không lại thấy buồn”.
Sáng 5/ 7/2024, tại TP Huế, Hội Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), Việt Nam; Tập đoàn Quế Lâm phối hợp với Hội NCT Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”.
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Lự, 61 tuổi, ở thôn Quang Húc, xã Đông Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ nông nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề cho nhiều lao động thuộc hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn...
Bà Trần Thị Lan, 63 tuổi, dân tộc Tày, hiện sống ở thị trấn Bình Liêu, nhưng bà sinh ra và lớn lên ở Vô Ngại, xã giáp biên giới của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, do đời sống của người dân Vô Ngại khó khăn, tồn tại nhiều hủ tục nên bà Lan mới học lớp 7 đã phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp đỡ gia đình.