Tỉnh Kiên Giang: Việc xét xử có nhiều dấu hiệu không khách quan!
Đơn thư bạn đọc 01/09/2020 15:57
Đơn xin khai khẩn của ông Trần Văn Minh |
Bà Nguyễn Thị Chung, con dâu ông Huỳnh Văn Hương bên cây trồng lâu năm làm ranh giới hai hộ nay vẫn còn tồn tại. |
Giấy chứng nhận của ông Trần Văn Minh |
Nguồn gốc đất chưa được xác minh rõ ràng
Ông Huỳnh Văn Hương, sinh năm 1951 (chết ngày 12/12/2019), bà Trần Kim Việt (chết năm 2015), cùng thường trú tại ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc; khai hoang đất năm 1983, kê khai đăng ký vào 1994 đến năm 1997 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), năm 2004 cấp đổi GCNQSDĐ thuộc thửa số 72, tờ bản đồ số 4, diện tích 15.206 m2; phía Tây và Nam giáp đất ông Hồ Xuân Chiến, phía Bắc và Đông giáp đường mòn trong xóm; không giáp đất ông Trần Văn Minh. Phần đất của ông Hương và ông Minh có ranh giới được xác định là con đường mòn trong xóm, các hàng cây tràm trồng xung quanh đất hàng chục năm hiện nay vẫn còn. Các hộ dân sống lân cận cũng xác định là con đường đổ bê tông ngày nay là con đường mòn ngày xưa các hộ dân sử dụng để đi lại.
Năm 1989, ông Trần Văn Minh có đơn xin khai khẩn 2 mẫu đất được UBND huyện Phú Quốc duyệt cấp 5.000m2 có sơ đồ tứ cận, cụ thể 1 cạnh giáp đất ông Hương. Năm 1994, ông Minh được cấp GCNQSDĐ số I00916/QSDĐ/QĐ190/PQ, đứng tên ông Trần Văn Minh, diện tích 49.880 m2 thuộc thửa đất 61A, tờ bản đồ số 5 không có bản vẽ hiện trạng kèm theo. Nhưng không rõ căn cứ nào, nguồn gốc đất từ đâu, tứ cận đã giáp ranh cụ thể. Vậy ông khai khẩn ở đâu, ban đầu chỉ hơn 20.000m2 nhưng tại sao ông Minh được cấp GCNQSDĐ lên đến 50.000 m2 ( ?!) Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Quốc cho rằng cấp theo sơ đồ 14, nhưng trên sơ đồ 14 hoàn toàn không có thửa 72, diện tích 5.280m2 và thửa 61A, diện tích 47.880m2;
Tuy nhiên, đến năm 2006, ông Minh được cấp đổi GCNQSDĐ thì trái lại thửa 61A không có trong sơ đồ 14, lại thành thửa 101 có trong sơ đồ 14 và không có bản trích đo thửa 61A. Nhưng cái lạ khiến dư luận đặt đấu hỏi là tại sao tại Đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ ngày 11/10/2006 của ông Minh vẫn được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Quốc ký duyệt có nộp bản trích đo thửa 61A. Theo GCNQSDĐ số AĐ 342675 đối với diện tích đất 47.880 m2 đứng tên ông Trần Văn Minh và bà Nguyễn Thị Vân thể hiện sơ đồ, vị trí các cạnh của thửa đất như sau: Cạnh giáp đất ông Phạm Ngọc Sơn là 276m, cạnh giáp đất Vương Phú Sang và ông Ngụy Văn Bến có chiều dài 298m, cạnh giáp đất xã Cửa Dương quản lý 178m, cạnh còn lại cũng giáp đất xã Cửa Dương quản lý 148m. Những tình tiết này hoàn toàn trái ngược với hồ sơ cấp năm 1994 là không có cạnh nào giáp đất của ông Huỳnh Văn Hương.
Thu thập chứng cứ thiếu khách quan
Qua 20 năm tranh chấp, Tòa án các cấp đã xét xử qua nhiều bản án nhưng các cơ quan quản lý đất đai ở huyện Phú Quốc vẫn không làm rõ. Phần đất xã Cửa Dương quản lý là phần đất nào? Thực tế thời điểm này xã Cửa Dương có đăng ký kê khai phần diện tích xã quản lý hay không? Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Quốc cho rằng giữa 2 tờ bản đồ số 4 diện tích ông Hương sử dụng và tờ bản đồ số 5 diện tích của ông Minh sử dụng có diện tích đất trống, vậy diện tích đất trống này ai quản lý? Trích lục bản đồ địa chính của xã Cửa Dương nộp cho Văn phòng Đăng kí đất đai huyện Phú Quốc ngày 8/8/2006 để cấp đổi GCNQSDĐ cho ông Minh có cạnh 178 giáp đất ông Huỳnh Văn Hương, tại sao lúc trước lại ghi giáp đất xã quản lý. Thửa 61A có Bản trích đo nhưng đo từ đâu mà không tồn tại trong Sơ đồ 14 mà tỉnh Kiên Giang quản lý đất đai?
Thực tế, hình thể phần diện tích ông Minh đang quản lý 28.665,6,2m2 với tờ bản đồ đăng kí cấp đổi năm 2006 hoàn toàn phù hợp với họa đồ ông Minh có đơn xin khai khẩn vào năm 1989.
Qua 20 năm tranh chấp, đến nay khiến dư luận cho rằng các Bản án xét xử nhận định thiếu khách quan, không thể căn cứ người này thiếu diện tích lại buộc người trực tiếp khai khẩn, sử dụng, xây nhà kiên cố, trồng cây trên 30 năm tuổi dư diện tích mà trừ ngang qua. Mặc dù, TAND huyện Phú Quốc có hồ sơ thụ lý số 78/2004 TLST-DS ngày 2/11/2004, nhưng năm 2006 ông Minh vẫn được cấp đổi GCNQSDĐ; phải chăng lúc đó ông đang làm Chủ tịch xã Cửa Dương nên nhận được sự ưu ái (?!)
Các lời khai tại Tòa án, ông Minh đều thừa nhận năm 1991, gia đình ông ở và canh tác trên đất này và tự đo thấy thiếu 3000-4000 m2 đất nhưng ông không tranh chấp, vì thấy đất của bà Việt đã có hàng rào cố định, chỉ đến năm 1998, ông Huỳnh Văn Hương và bà Trần Kim Việt xin ông 10 mét ngang ông không cho thì bà Việt gỡ hàng rào lấn qua đất ông thì mới có tranh chấp. Như vậy, vào năm 1994 ông Minh được cấp GCNQSDĐ tại đất bà Việt đã sử dụng ổn định, đất đã rào trước khi ông Minh được cấp GCNQSDĐ, điều này thể hiện phía bên vợ chồng bà Việt không có hành vi lấn chiếm đất của ông Minh.
Điều này phù hợp với Biên bản hòa giải ngày 1/10/2002, tại UBND xã Cửa Dương xác định ngoài phần đất mà bà Việt được cấp GCNQSDĐ so với đất thực tế bà đang quản lý thì bà Việt sử dụng thừa 3.675 m2, giao cho bà Việt sử dụng và bà Việt phải chừa lại 1.068 m2 để xây dựng con đường đi vào nhà; công nhận diện tích còn lại là 2.607m2 cho bà Việt sử dụng. Đồng thời, bà Việt lấn sang phần đất được cấp GCNQSDĐ của ông Minh là 5.400m2, giáp với phía đông con đường.
Qua các chứng cứ nêu trên thể hiện nếu ông Hương lấn đất của Ông Minh chỉ dưới 5.000m2, Nhưng tại Bản án Phúc thẩm số 90/2020/DS-PT của TAND tỉnh Kiên Giang đã có hiệu lực Pháp luật vẫn tuyên buộc gia đình ông Hương trả 14.770,2m2 cho ông Minh.
Các chuyên gia luật và các luật sư cho rằng, TAND các cấp cần xác định rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, sự biến động của con đường và các điểm ranh giới của các hộ dân sử dụng để điều chỉnh diện tích trên GCNQSDĐ cho phù hợp; không thể căn cứ việc bên dư đất phải trả cho bên thiếu đất là bản án thiếu tính thuyết phục.
Thiết nghĩ, TAND cấp cao tại TP Hồ chí Minh sớm kháng nghị theo Thủ tục giám đốc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng được đảm bảo.