Thời điểm tốt nhất để lau dọn ban thờ, tỉa chân hương?

Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo. Nhưng cũng có nhiều gia đình lau dọn ban thờ, tỉa chân hương vào ngày 30 Tết. Vậy làm như nào mới là đúng?

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón năm mới đến.

23 tháng Chạp hàng năm vốn được dân gian lưu truyền là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo lên bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Vì vậy, đây cũng là dịp người dân tiến hành dọn dẹp ban thờ trong nhà để đón năm mới.

Không nên để bát hương quá đầy, từ năm này sang năm khác.
Không nên để bát hương quá đầy, từ năm này sang năm khác.

Nhiều người có quan niệm rằng phải chờ sau ngày 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công ông Táo đã về chầu trời thì mới được dọn dẹp bàn thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh. Theo các chuyên gia văn hóa thì hiện nay không có một tài liệu nào ghi chép về điều này. Trong năm, người dân có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp bàn thờ. Thời gian được nhiều người chọn nhất là vào dịp cuối năm, kết hợp dọn ban thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo.

Tại sao phải tỉa chân hương?

Theo quan niệm Phật giáo và phong tục dân gian, bát hương là nơi để cắm hương thờ cúng Phật và các vị Thần linh, ông bà tổ tiên… Còn việc thắp hương về bản chất là để giao tiếp với thế giới tâm linh, Phật, Thần và linh hồn người đã mất.

Vì vậy, mỗi khi cầu xin điều gì hay tưởng nhớ người đã mất, người ta thắp hương để thỉnh Phật, Thần hay linh hồn người đã mất để chứng giám lòng thành và bày tỏ những điều cầu xin. Trong khi đó, ban thờ cần luôn phải gọn gàng, sạch sẽ để giữ sự thanh tịnh, chứng tỏ lòng thành kính. Vì vậy, việc dọn dẹp ban thờ và tỉa bát hương là điều cần thiết.

Còn theo quan niệm phong thủy, ban thờ là nơi tụ khí, mà khí sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của chủ nhà. Do đó, nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Như vậy, việc tỉa chân hương giúp cho ban thờ phong quang là điều cần thiết.

Chân hương được rút ra nhẹ nhàng từ bát hương.
Chân hương được rút ra nhẹ nhàng từ bát hương.

Thực tế, bát hương để quá đầy, nhiều chân hương sẽ làm cho ban thờ bị “rác”, rườm rà, gây cảm giác bừa bộn. Mặt khác, quá nhiều chân hương, lớp mới chồng lên lớp cũ sẽ khiến việc cắm hương khó khăn. Đó là chưa kể khi thắp hương, tàn hương rơi xuống có thể làm cháy bát hương, không những gây tâm lý bất an cho gia chủ vì lo sợ báo hiệu điềm xấu mà còn rất dễ gây hỏa hoạn.

Có người còn quan niệm, việc bát hương đầy khiến khi thắp hương, chân hương mới không cắm được xuống mặt tro của bát hương sẽ làm mất sự linh ứng trong việc thắp hương.

Như vậy, dù với bất cứ quan niệm và phong tục nào thì việc dọn dẹp, sửa sang bát hương và tỉa chân hương cũng là điều nên làm.

Tỉa chân hương vào thời gian nào?

Theo quan niệm của Phật giáo thì suy cho cùng, bản thân bát hương và việc thắp hương không phải là vật thần bí hay linh thiêng mà chỉ là vật trung gian để tiếp dẫn thế giới tâm linh với trần thế. Vì thế có thể tỉa chân hương bất cứ lúc nào. Bản thân nhà chùa cũng thường xuyên tỉa chân hương.

Ở những chùa có nhiều người đến lễ bái, nhà chùa còn tiến hành tỉa chân hương hằng ngày. Thậm chí, ở những nơi thờ tự có quá đông người đến lễ vào dịp đầu năm, cuối năm hay lễ hội, người ta còn rút chân hương liên tục để tránh đầy bát hương. Có nơi người đến lễ vừa cắm hương xong, nhà chùa, nhà đền đã rút ngay cả khi hương còn đang cháy để vừa tránh đầy bát hương, vừa tránh khói hương xông đầy nội tự gây ngột ngạt.

Như vậy, theo quan niệm Phật giáo và phong tục dân gian thì có thể rút tỉa chân hương bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, đối với các gia đình chỉ thắp hương vào ngày rằm, mùng một và những dịp cúng giỗ, bát hương lâu đầy thì thường tỉa chân hương mỗi năm một lần vào dịp lễ cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Cũng có người nhân dịp những ngày giỗ chạp lớn thì tiến hành tỉa chân hương. Còn theo quan niệm của nhiều người và nhiều vùng thì từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết là thời gian thích hợp để tỉa chân hương và dọn dẹp ban thờ.

Thời gian tỉa chân hương mỗi vùng quan niệm một cách khác nhau.
Thời gian tỉa chân hương mỗi vùng quan niệm một cách khác nhau.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam cho rằng không nên để bát hương từ năm này qua năm khác. Khi lau dọn bát hương chỉ nên để lại 3 chân hương. Với những bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.

Ngoài ra, người dân cũng cần phải phân biệt hai khái niệm là thay bát hương và tỉa chân hương. Để chuẩn bị cho lễ ông Táo về trời, ta chỉ tiến hành tỉa bớt chân hương mà không làm xê dịch hay xoay chuyển vị trí của bát hương. Việc tỉa chân hương vào thời điểm này nên tiến hành cả ở bàn thờ tổ tiên lẫn bàn thờ ông Công ông Táo.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, cũng có một số ý kiến cho rằng bài vị và bát hương gia tiên không được xê dịch vì sợ “động” sẽ ảnh hưởng đến con cháu. Do vậy chỉ nên lấy tay giữ và dùng khăn sạch nhúng vào rượu pha với gừng giã nhỏ lau cho sạch.

Thủ tục tỉa chân hương và dọn dẹp, sửa sang ban thờ:

Gia chủ tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc tề chỉnh, sắm lễ hoa quả bày lên ban thờ rồi lên hương, khấn vái xin phép các vị Thần linh và gia tiên được sửa sang ban thờ. Hết tuần hương thì tiến hành lau dọn ban thờ và tỉa chân hương.

Nếu tỉa chân hương kết hợp thay tro bát hương thì nhẹ nhàng rút tỉa hết chân hương rồi đổ tro ra khăn hoặc giấy sạch, giữ lại 1/3 tro cũ, dùng khăn sạch lau bát hương rồi đổ tro mới vào đầy 2/3 bát hương là được. Nếu tỉa chân hương nhưng vẫn giữ lại tro cũ thì sau khi rút hết chân hương, lấy chiếc thìa sạch nhẹ nhàng hớt bớt lớp tàn hương phía trên, chỉ giữ lại lớp tro khoảng 2/3 trong bát hương là được.

Lưu ý, nên rút từng chân hương một và tro đổ bát hương phải là tro đốt từ rơm sạch, hoặc cũng có thể dùng cát sạch để đổ bát hương. Cũng có người cẩn thận thì dùng nước thơm hoặc rượu gừng để lau bát hương cho thanh tịnh.

Sau khi đổ tro đầy khoảng 2/3 bát hương (tránh đổ tro quá đầy tàn hương rơi xuống nhanh đầy bát hương sẽ tràn ra ban thờ gây rác), chọn 3 chân hương cũ (cũng có thể 5 hay 7 hoặc 9 chân hương cũ) cắm lại vào bát hương. Chú ý cắm chụm vào giữa bát hương, không cắm bên cạnh hay cắm rải rác mỗi nơi một chân hương.

Q.H (t/h)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng

Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.
Cha mẹ làm gì khi con bị căng thẳng trong cuộc sống?

Cha mẹ làm gì khi con bị căng thẳng trong cuộc sống?

Những vấn đề ở trường học và đời sống xã hội đôi khi tạo ra áp lực mà trẻ cảm thấy không thể chống chọi được. Là cha mẹ, bạn không thể bảo vệ con trẻ khỏi căng thẳng, nhưng có thể giúp trẻ phát triển theo những cách lành mạnh để đối phó với sự căng thẳng.
Bên ông một thời

Bên ông một thời

Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.
Ấm lòng những bữa cơm 0 đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Ấm lòng những bữa cơm 0 đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, tỉnh Nghệ An, vợ chồng chị Nguyễn Ngọc Ngà và các tình nguyện viên (TNV) trong nhóm thiện nguyện “Bao Đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Người cắm cờ trên Chốt Mỹ năm ấy

Người cắm cờ trên Chốt Mỹ năm ấy

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được kí kết, chúng ta đã thực hiện được nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”. Để hoàn thành mục tiêu giải phóng miền Nam, còn phải tiếp tục chiến đấu, thực hiện nốt nhiệm vụ tiếp theo là “đánh cho ngụy nhào”.

Tin khác

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4
Sáng 25/3, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội (HPTC) cho biết, từ ngày 1/4 tới sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá.

Người đàn ông có 4 quả thận trong cơ thể

Người đàn ông có 4 quả thận trong cơ thể
Mới đây, một người đàn ông (35 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện cấp cứu vào Bệnh viện E trong tình trạng đau dữ dội vùng thắt lưng do nghi ngờ bị sỏi thận. Điều đặc biệt, sau khi thăm khám các bác sĩ phát hiện người bệnh có 4 quả thận trong cơ thể.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô
Mỗi lần nghe lại bài hát được phát trên sóng, họ như được sống lại những giờ phút lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây gần 70 năm. Sự việc diễn ra như ngày hôm qua, như một giấc mơ "5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về".

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.

Sông Hương, mưa Huế và cơm hến

Sông Hương, mưa Huế và cơm hến
Đến Huế để du lịch, sẽ rất thú vị khi du khách dạo chơi trên sông Hương, ngắm mưa và ăn cơm hến. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài viết “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã viết: “Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé vừa bằng con thoi”. Lời bài hát “Mưa Huế” của tác giả Võ Ngọc Lan thì có đoạn: Khi mô anh về thăm Huế xưa/ Nhớ gửi giùm em một chút mưa. Nhà thơ Võ Quê, đã làm thơ để ví von về món cơm hến khoái khẩu rằng: Đã nghe ớt đỏ cay nồng/ Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh/ Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành.../ Mời anh buổi sáng chân thành món quê…

Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023
Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.

Vườn lá dong của bà ngoại

Vườn lá dong của bà ngoại
Nhà bà ngoại tôi ở xóm dưới cùng xã với nhà bà nội tôi. Mẹ bảo: Gần nhà bà ngoại nên cũng tiện. Khi tôi còn nhỏ, những lúc mẹ và bà nội bận việc, mẹ lại bế tôi xuống gửi bà ngoại.

Festival Piano Talenl năm 2024: Tìm kiếm tài năng âm nhạc, sao lại thu phí?

Festival Piano Talenl năm 2024: Tìm kiếm tài năng âm nhạc, sao lại thu phí?
Mặc dù mục đích của cuộc thi đàn Piano toàn quốc năm 2024 (Festival Piano Talenl) nhằm tìm kiếm tài năng âm nhạc, tuy nhiên tại vòng thi sơ loại bằng hình thức online, số tiền mà mỗi thí sinh phải đóng lên đến 800.000 đồng…

Dự báo mùa hè năm nay sẽ nắng nóng gay gắt hơn mọi năm

Dự báo mùa hè năm nay sẽ nắng nóng gay gắt hơn mọi năm
Theo đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ tháng 4-6, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính, với xác suất 75 - 80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên biển Đông.

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội

Ông nội tôi, nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc xã hội
Ông nội tôi là Trung tá Nguyễn Chí Sỹ, năm nay 82 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, hiện ở tổ dân phố An Phú, thị trấn Chúc Sơn, huyên Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Tháng 3, mùa hoa bưởi

Tháng 3, mùa hoa bưởi
Như sự "Mặc định" của thời gian, cứ hễ tới tháng 3 hằng năm, hoa bưởi lại nở trắng trong vườn, ở mọi nơi như Cầu Diễn, Đông Anh... cho tới những con phố trong nội thành Hà Nội, như Lê Duẩn, Xã Đàn... Hoa theo xe đạp thồ, xe máy vào phục vụ bà con, hương hoa ngào ngạt bay khắp phố, thật dễ chịu làm sao!

Miền Bắc mưa to, trời chuyển lạnh

Miền Bắc mưa to, trời chuyển lạnh
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu vực vùng núi phía Bắc.

Người đàn bà đảm đang!

Người đàn bà đảm đang!
Đó là nhận xét của Hội Phụ nữ, của bà con làng xóm láng giềng cũng như người thân trong gia đình về bà nội tôi - bà Trần Thị Lung.
Xem thêm
Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng

Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.
Bên ông một thời

Bên ông một thời

Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.
Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sẽ phát động Cuộc vận động "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên toàn quốc

Sáng 24/1, Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024 đã diễn ra tại Hà Nội, nhằm thảo luận, cho ý kiến một số nội dung công tác trong năm 2024.
Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Truy tặng Bằng khen cho Phó trưởng Công an phường hy sinh khi làm nhiệm vụ

Ông Trần Hữu Thủy Giang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc truy tặng bằng khen cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.
5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

5 tuyến buýt ở Hà Nội dừng hoạt động từ 1/4

Sáng 25/3, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội (HPTC) cho biết, từ ngày 1/4 tới sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá.
Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Đôi vợ chồng từng về tiếp quản Thủ đô

Mỗi lần nghe lại bài hát được phát trên sóng, họ như được sống lại những giờ phút lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây gần 70 năm. Sự việc diễn ra như ngày hôm qua, như một giấc mơ "5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về".
Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023.
Phiên bản di động